Nga và canh bạc Crimea
Hôm nay 16.3, cuộc trưng cầu dân ý của Crimea, nhằm ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập Nga, sẽ quyết định số phận vùng lãnh thổ này. Tất nhiên kết quả cuối cùng còn phụ thuộc việc Nga có đón nhận Crimea hay không nhưng có vẻ ít người nghĩ Nga sẽ “bỏ của chạy lấy người” vào phút chót, theo các nhà phân tích.
Lính Nga tại Crimea – Ảnh: Reuters
Tờ Vedomosti (Nga) ngày 15.3 đăng tải một bài viết cho biết Nga đã bắt đầu chuẩn bị “đối phó” với lệnh cấm vận từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Dù mức độ và phạm vi cấm vận của phương Tây đối với Nga, nếu có, vẫn chưa rõ ràng, nhưng một quan chức Nga ẩn danh tiết lộ rằng Moscow đã chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất tương tự như những gì xảy ra với Iran.
Trong trường hợp Nga đối mặt với lệnh trừng phạt nặng từ phương Tây và Mỹ, cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Aleksei Kudrin dự đoán dòng vốn ngoại chảy khỏi Nga sẽ đạt đến 50 tỉ USD mỗi quý.
Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế năm 2014 của Nga sẽ về bằng không và trong 3 năm tới, nền kinh tế sẽ xuống dốc kéo theo thu nhập bình quân đầu người giảm, theo nhận định của ông Kudrin.
Video đang HOT
Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng HSBC khu vực Nga và SNG Aleksander Morozov cảnh báo việc chuyển dịch kinh tế của Nga sang phương Đông dù rất có triển vọng về lâu dài, nhưng trong vài năm tới chưa chắc đã thay thế được quan hệ kinh tế với châu Âu.
Tuy nhiên, ông Kudrin vẫn lạc quan: “Không có tình huống nào không lối thoát. Chúng ta sẽ đoàn kết… Đây là cơ hội giải quyết các vấn đề căn bản của đất nước, cải thiện hệ thống quản lý và song song nâng cao môi trường đầu tư”.
Mặc cho những dự đoán không mấy tốt đẹp, chính sách hiện tại của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong vấn đề Crimea lại đang được đại đa số dân chúng ủng hộ, theo Vedomosti.
Kết quả khảo sát của Trung tâm thăm dò xã hội Nga cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Putin hiện đạt 71,6%, cao nhất trong vòng 3 năm gần đây.
Nga có các căn cứ quân sự tại Crimea với hợp đồng thuê đến năm 2042 mới hết hạn. Các nhà quan sát đều cho rằng mục tiêu quân sự của Nga tại Crimea rất rõ ràng – đó là sự hiện diện của Hạm đội Biển Đen.
Biên tập viên tạp chí quan sát quốc phòng Nga Moscow Defense Brief, Mikhail Barabanov, nhận xét Moscow muốn đạt được việc đóng quân vô thời hạn và dỡ bỏ giới hạn nâng cấp hạm đội nước này tại Crimea, điều trước giờ chính quyền Ukraine vẫn tìm cách gây khó dễ.
Nói theo cách khác, dù cho Crimea có ở lại với Kiev thì Nga không muốn sự hiện diện của quân đội Ukraine tại đây. Ngày nào căn cứ Sevastopol vẫn còn, Nga vẫn kiểm soát được biển Đen như từ thế kỷ 19, theo ông Barabanov.
Theo TNO
'Ngày yên tĩnh' tại Crimea trước thời khắc lịch sử
Hôm nay 15.3 bắt đầu 'ngày yên tĩnh' tại Crimea và thành phố Sevastopol của Crimea trước thềm cuộc trưng cầu dân ý. Tất cả các phương tiện truyền thông đều ngưng các chiến dịch vận động, kể cả ủng hộ hay chống lại việc sáp nhập vào Nga.
Một lá cờ có viết dòng chữ "đoàn kết dân Nga" tung bay trên tượng đài hình xe tăng tưởng niệm chiến tranh thế giới thứ 2 - Ảnh: AFP
Bộ trưởng thông tin và truyền thông khu tự trị Crimea, ông Dmitri Polonsky, giải thích về "ngày yên tĩnh" rằng dù không có lệnh cấm chính thức nhưng họ cho rằng đây là một thông lệ quốc tế cần thực hiện, theo hãng thông tấn Itar-Tass (Nga) ngày 15.3.
Kết quả các cuộc thăm dò ý kiến người dân ở Crimea, do các phóng viên Nga lẫn quốc tế thực hiện, đều cho thấy khuynh hướng nghiêng về việc Crimea sáp nhập với Nga.
"Chúng tôi đã có sự lựa chọn từ lâu, Ukraine không cho chúng tôi gì cả, chúng tôi sẽ thử sống trên đất Nga", một người dân ở Simferopol trả lời phóng viên Itar-Tass.
"Trước đây tôi không phải là người ủng hộ việc sáp nhập, nhưng những gì xảy ra ở Ukraine quá khủng khiếp. Rõ ràng chúng tôi sẽ không được sống yên ổn", một cư dân ở thành phố Kerchi (Crimea) cho hay.
Một nữ giáo viên ở thành phố Sevastopol (Crimea) khẳng định: "Sevastopol trước nay khác biệt bởi mối quan hệ thân thiết của mình với Nga, việc này không có nghi ngờ gì cả".
Cũng theo Itar-Tass, một cuộc khảo sát ý kiến độc lập do các phóng viên thực hiện cho thấy, chỉ khoảng 6% dân số Crimea có thái độ tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý, và ít hơn con số đó sẵn sàng cầm vũ khí ra đường.
Hãng tin RIA Novosti (Nga) dẫn lời Ngoại trưởng Sergei Lavrov "úp mở" với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại thủ đô London (Anh) ngày 14.3 rằng: "Crimea là một trường hợp đặc biệt hơn Kosovo. Vùng đất này có ý nghĩa đối với Nga nhiều hơn cả quần đảo Comoros đối với Pháp hay quần đảo Falkland đối với Anh".
Ngoại trưởng Kerry cảnh báo cộng đồng quốc tế sẽ không công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea ngày 16.3.
Nhưng ông Lavrov thì cho rằng Nga tôn trọng cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, bày tỏ hy vọng Phương Tây sẽ không phán xét vấn đề Crimea mà quên đi lịch sử.
Kết thúc cuộc hội đàm kéo dài 6 giờ liền, Ngoại trưởng Mỹ và Nga vẫn chưa có "được tầm nhìn chung về tình hình Ukraine", theo AFP.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua một nghị quyết về Ukraine trong hôm nay 15.3.
Theo TNO
Tam Quốc Chibi cập nhật phiên bản mới Lạc Đấu Thần Tiên Hôm nay, tựa game chiến thuật Tam Quốc Chibi đã giới thiệu phiên bản mới mang tên "Lạc đấu thần tiên", đây là bản big-update đầu tiên của game sau 4 tháng ra mắt, đồng thời, server S10 tên Phục Long cũng sẽ mở cửa đón game thủ với nhiều sự kiện hấp dẫn. Tam Quốc Chibi thuộc thể loại game nhập vai...