Nga ủng hộ quan điểm đàm phán hiệp ước hòa bình của Triều Tiên
Trong khi Mỹ và Seoul phản đối đề nghị đàm phán hòa bình của Triều Tiên thì Nga lại ủng hộ, cho rằng đó là cơ sở để tạo lòng tin và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Đại sứ Nga, tại Seoul ông Alexander Timonin – Ảnh: Yonhap
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn chưa được tháo ngòi khi lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố không đàm phán với bất kỳ quốc gia nào về vấn đề hạt nhân. Thay vào đó, ông Kim Jung-un cho biết chỉ ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ khi Washington đồng ý đề cập đến hiệp định hòa bình.
Bình Nhưỡng xem hiệp định hòa bình là lá chắn của mình trước mối đe dọa bị xâm lấn bởi quân đội Mỹ nhân danh đồng minh để bảo vệ Hàn Quốc. Tuy nhiên, Washington và cả Seoul đều không đồng ý đề nghị của Bình Nhưỡng, cho rằng đề nghị này là không phù hợp với những vấn đề cấp bách mà Triều Tiên đang đối mặt.
Video đang HOT
Trong không khí căng thẳng tưởng chừng như không có giải pháp cho vấn đề của bán đảo Triều Tiên, Nga nhảy vào cuộc và tuyên bố ủng hộ Triều Tiên, cho rằng đề xuất của Bình Nhưỡng là đáng quan tâm và có thể là một giải pháp khả dĩ cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Đại sứ Nga tại Seoul, ông Alexander Timonin trong một cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin Yonhap, Hàn Quốc hôm 22.10 cho biết Moscow có cái nhìn khác với Washignton và cả Seoul về đề nghị ký hiệp ước hòa bình của Bình Nhưỡng.
Mỹ, Hàn Quốc muốn Triều Tiên ngừng chương trình hạt nhân – Ảnh minh họa: Reuters
“Theo quan điểm của tôi, đó là một đề nghị đáng chú ý vì mục đích duy trì và phát huy hòa bình trên bán đảo liên Triều”, ông Đại sứ Timonin nói. Theo ông, thỏa thuận ngừng bắn giữa Bình Nhưỡng và Washington đang cản trở sự phát triển mối quan hệ giữa 2 miền nam, bắc Triều Tiên. Mỹ với tư cách lúc bấy giờ là nước dẫn đầu lực lượng của Liên Hiệp Quốc trong cuộc chiến Triều Tiên đã ký thỏa ước ngừng bắn với Triều Tiên hồi năm 1953.
Nga cũng tham gia vào đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên hồi năm 2008. Cuộc đàm phán đã thất bại từ mấy năm nay mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào nhằm giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Một trong những nguyên nhân thất bại của đàm phán là Triều Tiên chỉ trích Washington và Seoul đặt điều kiện với Bình Nhưỡng, buộc Triều Tiên phải dẹp bỏ chương trình hạt nhân. Chương trình hạt nhân được lãnh đạo Triều Tiên xem là sự sống còn của chế độ.
Đại sứ Nga cho rằng để khôi phục đàm phán sáu bên nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, không nên đặt ra bất kỳ điều kiện nào. “Chính vì vậy tôi nghĩ đề nghị của Bình Nhưỡng đàm phán về hiệp định hòa bình là hợp lý, cần xem xét, vì nó sẽ tạo ra lòng tin trên bán đảo liên Triều”, ông Đại sứ nhận định.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Kim Jung Un thị sát diễn tập quân sự chống Mỹ-Hàn
Hãng tin Yonhap dẫn nguồn Thông tấn xã Triều Tiên (KCNA) ngày 30-07 cho biết, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa thị sát cuộc diễn tập chiến đấu của Không quân Triều Tiên và Triều Tiên gọi đây là một phần trong việc "chuẩn bị chiến tranh" chống lại Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
Theo hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA), ông Kim đã bay đến căn cứ không quân Kalma ở Wonsan, dọc bờ biển phía Đông trên máy bay riêng Chammae-1, để "hướng dẫn" cuộc diễn tập. Tuy nhiên KCNA không nêu cụ thể thời gian diễn ra.
Lãnh đạo Kim Jung Un thị sát cuộc diễn tập (ảnh: minh họa)
Ông Kim cho biết, cuộc diễn tập này nhằm mục tiêu "mang lại sự thay đổi căn bản trong các cuộc diễn tập để hoàn thành việc chuẩn bị cho một cuộc chiến chống lại Mỹ và Hàn Quốc"
Trong một bài phát biểu tiếp sau đó, Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên Ri Yong-gil, cũng cho biết bán đảo Triều Tiên đang trên bờ vực diễn ra một cuộc xung đột nữa chiến tranh Liên Triều.
Ông Ri cũng cáo buộc Mỹ và Hàn Quốc tiếp tục những "lời lẽ xuyên tạc và âm mưu chiến tranh liều lĩnh." Hôm thứ Tư (29-07), Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã yêu cầu Mỹ và Hàn Quốc trước hết ngừng lại các cuộc tập trận chung thường kỳ để nối lại đối thoại.
Bảo Anh
Theo_PLO
Lãnh đạo Nhật - Trung lần thứ hai gặp mặt Khác lần gặp gỡ cuối năm ngoái, lãnh đạo Nhật - Trung ngày 22/4 đã tươi cười bắt tay trước phóng viên báo giới tại Jakarta, khi có cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh Á - Phi. Sau đó, ông Abe còn nói cuộc hội đàm "rất hữu ích". Đây là lần thứ hai Thủ tướng Nhật Shinzo Abe...