Nga ủng hộ ngừng bắn tạm thời ở đông Ukraine
Nga hôm qua đã bắn tín hiệu ủng hộ ngừng bắn tạm thời ở miền Đông Ukraine trong bối cảnh Mỹ đang cân nhắc cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev. Thông tin trên được đưa ra ngay trước thềm chuyến thăm Nga của hai nhà lãnh đạo Pháp, Đức trong ngày hôm nay.
Ba nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Nga sẽ có cuộc gặp tại Mátxcơva vào chiều tối nay theo giờ Việt Nam (Ảnh: Mactel)
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày hôm qua 5/2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho biết Mátxcơva ủng hộ lệnh ngừng bắn tạm thời ở Debaltsevo, miền đông Ukraine, song điều quan trọng nhất vẫn là một thỏa thuận đình chiến toàn diện.
“Đương nhiên, chúng tôi ủng hộ sáng kiến cho phép sơ tán dân thường khỏi khu vực chiến sự theo như đề xuất của Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu ( OSCE) và được Tổng thư ký Liên hợp quốc ủng hộ. Nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hơn là ngừng mọi hoạt động thù địch và khôi phục đối thoại hòa bình về biện pháp giải quyết xung đột”, ông Lukashevich khẳng định.
Cũng theo nhà ngoại giao này, sáng kiến của Chủ tịch OSCE là một biện pháp tình thế cần thiết, có thể góp phần hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực chiến sự. Tuy nhiên các bên cần có những biện pháp kiên quyết hơn nữa để chấm dứt giao tranh và hành động giết hại dân thường.
Trước đó, Chủ tịch OSCE Ivica Dacic đề xuất ngừng bắn tạm thời tại Debaltsevo để sơ tán dân thường khỏi khu vực này.
Video đang HOT
Đại diện thường trực của Nga tại OSCE, ông Andrey Kelin, cho rằng cần thiết lập một lệnh ngừng bắn như vậy trên toàn khu vực Đông Nam Ukraine, chứ không chỉ xung quanh Debaltsevo.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Lukashevich đưa ra tuyên bố trên ngay trước thềm cuộc gặp của Tổng thống Vladimir Putin với Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại thủ đô Mátxcơva.
Dự kiến, hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức sẽ tới Mátxcơva vào 13h00 hôm nay theo giờ địa phương (17h00 cùng ngày ở Việt Nam). Ý tưởng về cuộc gặp nảy sinh trong cuộc điện đàm giữa ông Putin với các nhà lãnh đạo Đức và Pháp.
Hiện, cả bà Merkel và ông Hollande đang có mặt tại Kiev để hội đàm với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về giải pháp chấm dứt xung đột tại miền Đông Ukraine.
Trong tuyên bố tại Kiev, ông Kerry khẳng định Mỹ sẽ sớm đưa ra quyết định về việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.
Tuy nhiên, vấn đề này đang gây bất đồng trong nội bộ NATO tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng diễn ra tại ở Brussels, Bỉ.
Tại hội nghị, Bộ trưởng quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cho rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ là một sai lầm. Theo bà, lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine có sự hậu thuẫn không hạn chế về vũ khí và các thiết bị quân sự hạng nặng. Do đó, việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ dẫn tới nguy cơ cao về leo thang xung đột, đồng thời tạo cớ cho Nga can thiệp quân sự vào tình hình Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Jeanine Hennis-Plasschaert và người đồng cấp Anh Michael Fallon cũng khẳng định 2 nước này chỉ ủng hộ cung cấp thiết bị quân sự phi sát thương cho quân đội Ukraine chứ không phải vũ khí chiến đấu như chính quyền Tổng thống Barack Obama đang cân nhắc.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo dantri
Ngoại trưởng Nga, Mỹ gặp gỡ giữa lúc căng thẳng tăng cao
Giữa lúc Mátxcơva đang nổi giận trước dự luật vừa Quốc hội Mỹ thông qua, Ngoại trưởng John Kerry dự định sẽ gặp gỡ người đồng cấp Sergei Lavrov tại Rome vào hôm nay 14/12 giờ địa phương.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và người đồng cấp Sergei Lavrov (phải) trong một buổi gặp mặt song phương sau phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) ngày 4/12.
Cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra trong bối cảnh Lưỡng viện quốc hội Mỹ ngày 13/12 vừa thông qua dự luật "Ủng hộ tự do Ukraine" kêu gọi áp đặt thêm những lệnh trừng phạt mới đối với Nga và dành khoản viện trợ quân sự lên tới 350 triệu USD cho Kiev, bao gồm cả vũ khí sát thương.
Trả lời phỏng vấn trước thềm cuộc gặp tại Rome, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết : "Rõ ràng nước Nga buộc phải phản ứng trước dự luật của Mỹ".
Rất có khả năng dự luật này sẽ gây ra tranh cãi trong cuộc gặp tại Rome, dù rằng Thứ trưởng Ryabkov đã thông báo rằng nội dung bàn luận sẽ xoay quanh khu vực Trung Đông.
Một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác nhận rằng cuộc gặp sẽ diễn ra vào ngày 14/12 thay vì ngày 15/12 như Washington đã thông báo trước đó.
Dự luật vừa được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 13/12 với các lệnh trừng phạt mới sẽ là nguy cơ lớn đối với Nga bởi nền kinh tế nước này bị tác động trước việc giá dầu giảm mạnh do tác động từ những đòn cấm vận trước đây của phương Tây.
Chính quyền Kiev đã gọi dự luật mới của Washington là "một quyết định lịch sử". Ukraine đã nhiều lần kêu gọi phương Tây viện trợ quân sự cho lực lượng quân đội đang bị bao vây của nước này. Tuy nhiên, cho đến nay, chính quyền Kiev vẫn chỉ nhận được các thiết bị không gây sát thương.
Hiện dự luật của Mỹ vẫn đang cần nhận được sự phê chuẩn của Tổng thống Obama trước khi có hiệu lực. Ông Obama vẫn luôn do dự bởi lo ngại quyết định viện trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine sẽ kéo nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Nga.
Thoa Phạm
Theo dantri/AFP
Ngoại trưởng Kerry xác nhận khả năng cấp vũ khí cho Ukraine Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua đã bóng gió về khả năng Kiev sẽ sớm nhận được vũ khí sát thương từ Washington sau khi lên án hành động xâm lược Donbass của Nga là mối đe dọa lớn nhất đối với Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ (trái) gặp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trong chuyến thăm thể hiện sự ủng hộ của...