Nga ủng hộ đối thoại toàn diện tại Afghanistan
Ngày 17/8, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moskva ủng hộ một cuộc đối thoại toàn diện tại Afghanistan trong bối cảnh lực lượng Taliban được cho là đang thành lập một chính phủ mới sau khi giành quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ của quốc gia này, trong đó có thủ đô Kabul.
Các tay súng Taliban gác tại thủ đô Kabul, Afghanistan, ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Kênh truyền hình nhà nước Nga dẫn phát biểu của ông Lavrov cho biết Moskva ủng hộ bắt đầu cuộc đối thoại quốc gia toàn diện với sự tham dự của tất cả các đảng phái chính trị, sắc tộc và các nhóm tôn giáo ở quốc gia này.
Trong khi đó, hãng tin Sputnik đưa tin Ngoại trưởng Sergey Lavrov khẳng định nước này ủng hộ lời kêu gọi của cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai về việc bắt đầu một cuộc đối thoại toàn diện, coi đây là biện pháp duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Phát biểu tại Đại học liên bang Immanuel Kant Baltic, ông Lavrov cho biết Nga ủng hộ bắt đầu cuộc đối thoại với sự tham gia của người Uzbekistan, Hazaras, Tajiks và các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo khác và coi đây là lựa chọn duy nhất.
Nga cũng hoan nghênh dấu hiệu tích cực khi tại Kabul, Taliban đã đưa ra những lời đảm bảo đầu tiên và thể hiện tinh thần sẵn sàng tôn trọng ý kiến của các bên khác. Ngoại trưởng Lavrov đặc biệt hoan nghênh việc Taliban thể hiện sẵn sàng thảo luận về một chính phủ không chỉ có lực lượng này mà còn có cả sự tham gia của các đại diện khác.
Trước đó, ngày 16/8, Nga thông báo sẽ không vội vàng đưa ra quyết định về việc có công nhận chính phủ do Taliban thành lập hay không. Theo Ngoại trưởng Lavrov, quyết định này sẽ được đưa ra dựa trên đánh giá về việc ban điều hành mới sẽ thể hiện trách nhiệm ra sao. Ông Lavrov cũng khẳng định Nga không liên lạc với các nhóm khủng bố ở Afghanistan, như Al-Qaeda, tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” IS tự xưng, tuy nhiên lực lượng Taliban có một văn phòng chính trị được công nhận. Trong những năm gần đây, Nga từng tiếp đón các đại diện của Taliban đến thăm Moskva một vài lần. Hiện Nga cũng đang theo dõi chặt chẽ tình hình tại Afghanistan có ảnh hưởng đến các quốc gia Trung Á thuộc LB Xô Viết cũ hay không. Nga vẫn duy trì các căn cứ quân sự tại một số quốc gia Trung Á có biên giới với Afghanistan.
Video đang HOT
Hiện cộng đồng quốc tế vẫn đang theo dõi sát sao tình hình tại Afghanistan. Phát biểu sau cuộc họp với đại diện văn phòng chính trị Taliban ở Doha, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani đã kêu gọi Taliban đảm bảo người dân Afghanistan được bảo vệ. Bộ Ngoại giao Qatar cho biết tại cuộc gặp, 2 bên đã đánh giá các diễn biến an ninh và chính trị mới nhất tại Afghanistan, nhấn mạnh mục tiêu bảo vệ người dân, tăng cường các nỗ lực cần thiết để hòa giải dân tộc, hướng đến một giải pháp ổn định chính trị toàn diện và chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Qatar đóng vai trò trung gian tổ chức các cuộc họp trực tiếp và trực tuyến giữa Taliban và chính quyền Kabul trong nhiều tháng qua nhằm tìm kiếm thỏa thuận hòa bình Afghanistan thông qua đối thoại. Tuy nhiên, những nỗ lực này chưa mang lại kết quả, Taliban đã tiến vào thủ đô Kabul.
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide ngày 17/8 khẳng định nước này sẽ phối hợp chặt chẽ với đồng minh quân sự Mỹ trong phản ứng về tình hình tại quốc gia Tây Nam Á. Phát biểu với các phóng viên tại cuộc họp báo ở Tokyo, ông Suga cũng cho biết Nhật Bản ưu tiên đảm bảo an toàn cho người dân nước này ở Afghanistan.
Taliban 2.0 có gì khác so với 20 năm trước?
Cựu quan chức Mỹ cho rằng Taliban 2.0 có một số thay đổi so với Taliban 1.0, nhưng bản chất vẫn tương tự lực lượng cách đây 20 năm.
Một tay súng Taliban tuần tra ở Kabul, Afghanistan ngày 16/8 (Ảnh: AFP).
Lần gần đây nhất lực lượng Taliban kiểm soát Afghanistan là từ năm 1996 đến năm 2001, cho đến khi lực lượng Mỹ và đồng minh bắt đầu đưa quân vào Afghanistan trong một chiến dịch nhằm ngăn Taliban cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho tổ chức khủng bố al Qaeda của Osama Bin Laden.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Taliban đã giành lại quyền kiểm soát đất nước. Ngày 16/8, các tay súng Taliban tiến vào dinh tổng thống ở thủ đô Kabul, tuyên bố chiến tranh kết thúc.
Người phát ngôn Taliban Suhail Shaheen nói với CNN rằng, người Mỹ nên "tin tưởng" Taliban.
"Họ nên tin tưởng chúng tôi... Khi chúng tôi ký thỏa thuận với họ, từ đầu đến giờ, chúng tôi đã tuân thủ không tấn công lính Mỹ, không một lính Mỹ nào bị giết nhờ lời hứa và cam kết của chúng tôi", Shaheen cho biết.
Chuẩn tướng về hưu của quân đội Mỹ Mark Kimmitt, người từng là trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị trong chính quyền Tổng thống George W. Bush, nhận định tuyên bố của người phát ngôn Taliban là một "ví dụ" về chiến dịch ngoại giao được cải thiện của lực lượng này.
Theo tướng Kimmitt, điều này có nghĩa là khi các quốc gia sơ tán công dân và nhân viên ngoại giao của họ khỏi Afghanistan trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng, Taliban có thể sẽ không gây hại cho dân thường vô tội trên đường rút lui.
"Taliban 2.0 không khác gì Taliban 1.0. Họ chỉ có một chiến dịch quan hệ công chúng tốt hơn nhiều so với Taliban 1.0. Họ sẽ không ngăn chặn các nhà ngoại giao và dân thường vô tội rời khỏi Afghanistan. Trên thực tế, khi không còn cách nào khác, Taliban mới phải bắt đầu một cuộc chiến, vì cách tốt nhất đối với họ bây giờ là đưa tất cả mọi người rời khỏi đất nước để họ có thể thiết lập lại quyền kiểm soát", ông Kimmitt cho biết thêm.
Tuy nhiên, ông Kimmitt cũng chỉ ra bản chất của Taliban 2.0.
"Họ là bậc thầy trong việc che giấu. Họ cũng là bậc thầy về tuyên truyền. Họ là bậc thầy trong chiến tranh tâm lý. Vì vậy, chúng ta đừng tự đánh lừa mình bằng những gì họ tuyên truyền. Trong 6 tháng nữa, họ sẽ trở về là Taliban 1.0, như trước năm 2001", tướng Mỹ dự đoán.
Taliban hôm nay 17/8 thông báo lệnh ân xá chung cho toàn bộ quan chức chính phủ Afghanistan và kêu gọi những người này quay lại làm việc.
Trước đó, người phát ngôn Taliban Sohail Shaheen hôm 15/8 cũng cho biết chính phủ mới sẽ bao gồm những người Afghanistan không thuộc Taliban và cả người từ chính quyền cũ.
Liên quan đến việc liệu Taliban có kêu gọi quân đội và cảnh sát từ chính quyền cũ tham gia Taliban hay không, người phát ngôn cho biết tất cả những người giao nộp vũ khí và gia nhập Taliban đều được ân xá cũng như đảm bảo tính mạng và tài sản.
Chỉ huy quân sự Taliban Yaqoob hôm nay ra lệnh cấm thuộc cấp và các tay súng dưới quyền xông vào nhà dân, thu giữ phương tiện của họ.
Một thành viên cấp cao của Taliban cũng kêu gọi phụ nữ trở lại các vị trí chính thức trong chính quyền mới của Taliban. Trước khi bị liên quân do Mỹ dẫn đầu lật đổ vào năm 2001, Taliban từng nổi tiếng với việc áp luật Hồi giáo hà khắc, buộc phụ nữ mắc trang phục kín, cấm trẻ em gái đến trường và yêu cầu phụ nữ chỉ được ra đường nếu có người thân là nam giới đi cùng.
Sau khi giành quyền kiểm soát thủ đô và nhiều thành phố lớn của Afghanistan, Taliban kêu gọi hòa bình với cộng đồng quốc tế, khẳng định không muốn bị cô lập và sớm công bố chế độ chính trị, hình thức nhà nước.
Sự trở lại của Taliban ở Afghanistan mang ý nghĩa gì với Al-Qaeda? Khi lực lượng Taliban tiếp quản Afghanistan sau chưa đầy 1 tuần phản công, điều này có ý nghĩa như thế nào với tổ chức Al-Qaeda và các nhóm cực đoan khác đang toan tính khơi dậy một cuộc thánh chiến toàn cầu? Phái đoàn Taliban tham dự hội đàm với chính phủ Afghanistan tại Doha ngày 12/8. Ảnh: AFP Không nghi ngờ...