Nga, Ukraine thông báo về quá trình hòa đàm
Hãng thông tấn RIA của Nga ngày 3/4 dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin – ông Dmitry Peskov cho biết cuộc đàm phán giữa nước này với Ukraine diễn ra không hề dễ dàng, nhưng điều quan trọng là quá trình này vẫn diễn ra.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoài ra, ông Dmitry Peskov cho biết Nga muốn tiếp tục đàm phán với Ukraine ở nước láng giềng Belarus, nhưng Kiev đã phản đối đề nghị này.
Trong khi đó, đại diện phái đoàn đàm phán Ukraine David Arakhamia cho biết cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nhiều khả năng sẽ diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, trong phát biểu trên truyền hình, ông David Arakhamia không đề cập tới thời gian hay địa điểm. Theo quan chức này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với lãnh đạo Nga và Ukraine, và “dường như để xác nhận từ hai phía về việc họ sẵn sàng cho một cuộc gặp trong tương lai gần”. Ông nói: “Chúng tôi nghĩ nhiều khả năng sẽ là ở Istanbul hoặc Ankara”.
Trước đó, cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine tại Istanbul diễn ra ngày 29/3. Sau khoảng 4 giờ đàm phán, đoàn đàm phán Nga đã trở về Moskva tối cùng ngày, mang theo đề xuất bằng văn bản của Ukraine về một “thỏa thuận hòa bình” giữa hai bên. Kết quả này được đánh giá là bước tiến đáng kể trong tiến trình đàm phán khó khăn nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn một tháng tại Ukraine.
Giá dầu hôm nay 17/3 diễn biến trái chiều
Giá dầu hôm nay 17/3 diễn biến trái chiều trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục gây ra nhiều biến động trên thị trường.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 96,15 USD/thùng - tăng 1,17%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 98,02 USD/thùng - giảm 1,89%.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ngày 16/3 nói rằng, lập trường của Ukraine và Nga tại các cuộc đàm phán đã thực tế hơn, song hai bên vẫn cần thêm thời gian.
Bà Tina Teng, chuyên gia phân tích của công ty dịch vụ tài chính CMC Markets, cho biết giới đầu tư đang chờ đợi những tín hiệu từ các cuộc đàm phán, sau hai ngày thị trường dầu bị chi phối bởi hoạt động bán tháo.
Bà Teng dự đoán giá dầu thô có thể tiếp tục chịu áp lực khi tình trạng lạm phát cao cuối cùng sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng tới nhu cầu.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng đồng USD mạnh là một yếu tố gây áp lực lên giá dầu, và giới đầu tư đang dự đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ áp dụng một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn để kiềm chế lạm phát.
Lãi suất tăng sẽ khiến đồng USD mạnh lên và làm giảm nhu cầu dầu, vì đồng USD tăng giá sẽ khiến dầu, vốn là loại hàng hóa được định giá bằng đồng tiền này, trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.
Bên cạnh đó, giá dầu còn chịu áp lực từ những lo ngại về tình trạng nhu cầu suy giảm tại Trung Quốc, khi quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới này đang thực hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron.
Tổng thống Ukraine Zelensky kêu gọi người Nga làm ngay việc này trước khi quá muộn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã trực tiếp kêu gọi người dân Nga xuống đường để phản đối cuộc tấn công của Nga đối với Ukraine, cũng như việc Nga đặt cược cuộc sống của chính người dân Nga trước những thách thức kinh tế. Phát biểu trên truyền hình ngày 6/3, Tổng thống Ukraine Zelensky nói rằng: "Hỡi các công dân của...