Nga-Ukraine “quỷ hóa” nhau bằng cáo buộc khủng bố
Hai nước công khai tung ra những cáo buộc khủng bố ngay trước mắt thế giới.
Ngày 3/4, mặc dù không đưa ra được nhiều chứng cứ, ông trùm tình báo Ukraine đã cáo buộc rằng các điệp viên Nga đã lên kế hoạch thảm sát người biểu tình ở Kiev hồi tháng Hai, trong khi Nga cũng trả đũa bằng cách cáo buộc Ukraine có hành vi “khủng bố”.
Ngày 20/2, sau khi hàng chục người biểu tình thiệt mạng chỉ trong một buổi sáng vì trúng đạn bắn tỉa tại trung tâm thủ đô Kiev, vô số tin đồn đã lan đi nhanh chóng trong hàng chục ngàn người biểu tình tụ tập tại quảng trường Maidan.
Hai người biểu tình thiệt mạng vì đạn bắn tỉa ở Kiev hôm 20/2
Tuy nhiên, giữa một biển tin đồn này, không ai biết người nào đã ra lệnh nổ súng. Không ai biết vì sao những tay súng bắn tỉa đó lại nhắm vào cả người biểu tình lẫn cảnh sát. Điều mà họ biết chắc chắn nhất chỉ là những thi thể đẫm máu với những vết đạn trên đầu hoặc cổ và vẻ bàng hoàng trên gương mặt những người đã chết chứng tỏ tử thần đến với họ rất nhanh.
Trong đêm đó, phần lớn người biểu tình vẫn trụ lại trên quảng trường Maidan, trong khi những tin đồn và thuyết âm mưu tiếp tục lan rộng. Người ta nói rằng lực lượng cảnh sát mật FSB của Nga sẽ đến để đàn áp biểu tình bằng các biệt đội tử thần, bằng trực thăng vũ trang, bằng khí độc hay bằng những sát thủ giết thuê bị mua chuộc bằng ma túy.
Tất cả những tin đồn đó được lan ra trong nỗi sợ hãi, giận dữ, bối rối và đau đớn của người biểu tình, mặc dù không có thông tin nào là đúng cả. Ngay sau vụ thảm sát xảy ra trên quảng trường Maidan, chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych sụp đổ, và phe đối lập lên nắm quyền. Không có bất cứ một biệt đội tử thần nào của Nga đến để ngăn cản họ.
Tổng thống bị phế truất của Ukraine Viktor Yanukovych
Video đang HOT
Thế nhưng đến ngày hôm qua, những thuyết âm mưu đó lại tiếp tục xuất hiện ở thủ đô Kiev nhưng dưới một hình thức rất khác. Ông Valentyn Nalyvaichenko, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Ukraine đã cáo buộc lực lượng an ninh Nga dính líu vào vụ thảm sát ngày 20/2.
Mặc dù không đưa ra được chứng cứ nào vững chắc, ông Nalyvaichenko vẫn cho rằng trước khi cuộc biểu tình ở Ukraine biến thành bạo lực, 26 đặc vụ của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã được mời tới thăm lực lượng cảnh sát mật ở Kiev.
Cũng theo ông Nalyvaichenko, đến giữa tháng Một, thời điểm khi cuộc biểu tình bắt đầu chìm vào bạo lực, 6 nhân viên FSB tiếp tục ghé thăm các đồng nghiệp Ukraine ở Kiev. Ông nói: “Chúng tôi có lý do để tin rằng những nhóm đặc vụ tới thăm một căn cứ của lực lượng cảnh sát mật Ukraine SBU đã tham gia vào việc lên kế hoạch và thực hiện &’chiến dịch chống khủng bố’.”
Valentyn Nalyvaichenko, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Ukraine
Đây chính là cụm từ mà chính quyền của ông Yanukovych đã sử dụng để miêu tả chiến dịch biểu tình đẫm máu ở Kiev và kết thúc bằng việc những tay súng bắn tỉa nổ súng vào người biểu tình hôm 20/2.
Trong một cuộc họp báo ngày hôm qua, ông Nalyvaichenko đã yêu cầu Nga điều tra xem FSB đã làm gì ở Kiev hồi tháng 12 và tháng 1 vừa qua, đồng thời công khai danh tính và cấp hàm của các sĩ quan FSB có liên quan.
Tuy nhiên, họ đã nhận được câu trả lời rất ngắn gọn đúng như dự đoán từ phía FSB: “Hãy hướng những câu hỏi đó vào lương tâm của Cơ quan An ninh Ukraine.”
Tuy nhiên câu trả lời thực sự chỉ đến sau đó vài giờ, khi đài truyền hình nhà nước Nga tung ra những lời cáo buộc chống lại Ukraine. Trong bản tin buổi tối của mình, đài truyền hình NTV tuyên bố 25 công dân Ukraine đã bị bắt giữ ở Nga khi đang lên kế hoạch thực hiện một vụ tấn công khủng bố.
NTV dẫn lời các nguồn tin an ninh giấu tên cho biết: “Tất cả đang bị giam giữ, và họ khai là đã nhận chỉ thị từ Cơ quan An ninh Ukraine.”
Cảnh sát chống bạo động Ukraine được trang bị súng trường bắn tỉa SVD
Tuy nhiên NTV lại không nói rõ về mối liên hệ giữa nhóm người này với Cơ quan An ninh Ukraine, và thời điểm công bố thông tin này khiến nó giống như một cú phản đòn.
Những lời cáo buộc của cả Ukraine và Nga đều không được hậu thuẫn bằng những chứng cứ vững chắc, nhưng chúng đều cùng chung một mục đích, đó là nhằm “quỷ hóa” đối phương, khơi lên thù hằn giữa hai quốc gia từng coi nhau là anh em.
Trong thời gian tới, có thể cả Nga và Ukraine sẽ phải hiện thực hóa những lời cáo buộc của mình bằng hành động cụ thể tại các tòa án trong nước hoặc quốc tế, vì những cáo buộc này không thể đơn giản là rút lại hay hủy bỏ, bởi cơ quan an ninh hai nước đã tố cáo nhau có hành vi khủng bố.
Một người biểu tình ở Kiev cũng sử dụng súng bắn tỉa bắn cảnh sát
Dường như những hy vọng mong manh về việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước cũng đã tắt hẳn, ít nhất là cho đến khi những cáo buộc này được giải quyết dứt điểm. Điều đó có thể mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, nhưng điều rõ ràng là cả hai nước đều đang chìm đắm vào trò gieo rắc sợ hãi từng thống trị ở Kiev trong đợt biểu tình.
Điều khác biệt duy nhất là những “thuyết âm mưu” này không phải được lan truyền trên các con phố, chúng được phát sóng chính thức trên đài truyền hình với sự chứng kiến của cả thế giới, dập tắt những nghi vấn chính đáng và khuyến khích người dân hai nước cùng làm như thế.
Theo Khampha
Cựu TT Ukraine bị cáo buộc ra lệnh bắn người biểu tình
Chính quyền Ukraine vừa đưa ra cáo buộc Tổng thống bị phế truất nước này - ông Viktor Yanukovych - đã chỉ đạo các tay súng bắn tỉa bắn vào người biểu tình hồi tháng 2/2014.
Hãng tin Reuters hôm nay (3/4) dẫn lời quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine - ông Arsen Avakov: "Ông Yanukovych đã ra lệnh bắn vào người biểu tình trong các ngày từ 18 đến 20/2. Đó là một tội ác".
Cũng theo ông Arsen Avakov, 12 người thuộc lực lượng cảnh sát chống bạo động Berkut (dưới thời Yanukovych) đã bị bắt vì tình nghi bắn vào những người tham gia biểu tình hồi tháng 2 năm nay.
Không chỉ vậy, chính quyền Ukraine còn cho rằng, các đặc vụ Nga thuộc lực lượng FSB cũng tham gia vào việc trấn áp cuộc biểu tình kể trên.
Quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov đưa ra bằng chứng cáo buộc ông Yanukovych
Cáo buộc của Kiev hoàn toàn trái ngược so với những gì mà Ngoại trưởng Estonia - ông Urmas Paet - đã tiết lộ trước đây. Bởi theo ông này, chính những người lãnh đạo cuộc biểu tình đã đứng sau vụ giết hại khoảng 90 người chống chính phủ và 15 cảnh sát. Đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện của ông Urmas Paet và bà Catherine Ashton - Đại diện phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu - cũng đã được đăng tải rộng rãi trên mạng.
Ngay sau động thái của chính quyền lâm thời Kiev, ông Yanukovych (hiện ở Nga) đã lên tiếng bác bỏ mọi lời cáo buộc. Đồng thời, vị tổng thống bị phế truất còn cho rằng, đây là một âm mưu nhằm bôi nhọ danh dự cá nhân ông và chính quyền cũ.
Lực lượng đặc vụ Nga FSB cũng đã phủ nhận sự dính líu của họ tới tình hình nội bộ Ukraine.
Theo Khampha
Nga rục rịch rút quân khỏi biên giới Ukraine Sau khi rút quân, Nga sẽ gia tăng áp lực ngoại giao để giành ảnh hưởng ở Ukraine. Ngày 31/3, Nga đã phát tín hiệu với phương Tây rằng họ đang rút quân khỏi khu vực biên giới vớiUkraine, một động thái thể hiện sự nhượng bộ của Moscow sau chiến dịch ngoại giao quyết liệt của Mỹ và phương Tây suốt mấy...