Nga- Ukraine luân phiên cấm vận: Bên nào thiệt hơn?
Ukraine đã chặn hàng loạt các xe tải Nga chở hàng hóa xuất khẩu, đáp lại, Nga cũng chặn lại hàng loạt xe biển số Ukraine.
Reuters ngày 14/2 đưa thông tin, Bộ Giao thông Nga đã ra lệnh chặn các xe tải mang biển số Ukraine tiến vào lãnh thổ Nga nhằm trả đũa sau khi Ukraine cũng đã chặn các xe tải Nga đi qua Ukraine.
Quyết định trên được đưa ra sau khi truyền thông Ukraine đưa tin các xe tải Nga đã bị các nhà hoạt động Ukraine chặn tại ít nhất 10 khu vực, dọc biên giới với Belarus và các nước Phương Tây.
Dòng xe tải dài chặn đứng ở biên giới Nga, Ukraine, Ba Lan. Ảnh: AP
Theo tin tức trên trang web của Bộ Giao thông Vận tải Liên bang Nga vào hôm qua, ngày 14/2 thì tại các khu vực khác nhau của Ukraine, dòng xe 500 xe tải từ các nước thành viên châu Âu EU để qua Ukraine trở về Nga đã bị chặn lại. Trong khi đó, hôm 11- 12/2, Nga đã miễn phí cung cấp 1038 số xe hàng của Ukraine.
Bộ trên cũng chính thức đưa ra thông báo: “Nga chính thức đình chỉ giao thông đối với các xe tải của Ukraine. Những biện pháp đình chỉ này sẽ tiếp tục hiện hành cho đến khi lực lượng từ phía Ukraine giải quyết việc chặn xe bất hợp pháp các xe tải của Nga ở Ukraine”.
Ngày 1/2, hạn vận chuyển hàng hóa cấp phép giữa Ba Lan và Nga đã hết và hai bên không tiếp tục đưa ra thêm các thỏa thuận ký kết mới. Do đó, lái xe từ cả hai nước trên không thể vượt qua biên giới gây nên tình trạng ùn tắc tại ngã 3 Nga, Ba Lan, Ukraine.
Mặt khác, phía Nga đã có một số giải pháp luân chuyển hàng hóa bằng các con đường khác như sử dụng tuyến đường biển Baltic, các tuyến đường tới Ukraine được thay thế dần dần bằng vận chuyển qua Hungary, Slovakia… Các xe tải chuyển hàng hóa tới phương Tây hay từ Nga tới Ba Lan được thông qua phía cổng phà Klaipeda, thuộc nước Cộng hòa Litva. Nước này không phủ nhận tạm thời cho hàng hóa của Nga và Ba Lan quá cảnh.
Trước đó, kênh truyền hình 112 của Ukraine ngày 14/2 xác nhận, các nhà hoạt động thuộc nhiều tổ chức dân tộc Ukraine đã chặn xe tải mang biển số Nga trên toàn bộ địa giới ở miền Tây Ukraine cũng như tại tỉnh Zhitomir, tỉnh Volyn, Lvov và Ngoại Carpattia.
Thậm chí, các xe tải mang biển số Liên minh châu Âu (EU) cũng không thể qua lại.
Video đang HOT
Các nhà hoạt động tại Ukraine chặn xe tải mang biển số Nga. Ảnh: mukachevo.net
Các thành viên dân tộc chủ nghĩa giải thích họ quyết định tổ chức hành động phản đối như vậy vì các xe tải Nga ngày càng thường xuyên chọn tuyến đường đi qua miền Tây Ukraine sau khi Ba Lan và Nga không đạt được thỏa thuận kéo dài hoạt động vận chuyển hàng hóa qua lại.
Đảng Tự do (Svoboda) theo chủ nghĩa dân tộc và phong trào cực đoan Cánh Hữu (Pravyi Sector) bị cấm ở Nga đã xác nhận tham gia hoạt động này.
Ở một diễn biến khác có liên quan tới tình hình Ukraine, Tổng thống Ukraine Petro Poreshenko nói với tờ Bild rằng nguy cơ chiến tranh giữa Nga và Ukraine đang lớn hơn một năm về trước và Moscow còn vừa bắt đầu một cuộc chiến tranh thông tin với Đức. Bên cạnh đó, phía Nga đang tăng cường hiện diện quan đội ở biên giới Ukraine.
“Moscow đang đầu tư rất nhiều vào việc chuẩn bị cho chiến tranh”, ông Poroshenko nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Bild của Đức, số ra ngày 3/2.
Kim Hoa (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nga cười nhẹ trước sự bóc mẽ của Mỹ, Phương Tây
Không quân Nga khẳng định chưa bao giờ tấn công dân thường kể từ khi bắt đầu không kích, minh chứng cho lý lẽ bất phục của Mỹ, phương Tây.
Phát biểu trên truyền hình ngày 27/12, Tư lệnh Không quân Nga, Thượng tướng Viktor Bondarev khẳng định: "Kể từ khi chúng tôi tiến hành các chiến dịch tại Syria, Không quân Nga chưa từng tấn công các mục tiêu là dân thường ở Syria.
Các phi công được huấn luyện tốt và chưa bao giờ tấn công nhầm mục tiêu và cũng chưa một lần tấn công các địa điểm được cho là nhạy cảm như trường học, bệnh viện, nhà thờ hay bất kỳ địa điểm linh thiêng nào khác".
Bức ảnh từ Bộ Quốc phòng Nga cho thấy cuộc ném bom bằng máy bay ở Idlib. Ảnh: BBC
Điện Kremlin đã nhiều lần bác bỏ những bản báo cáo tương tự là nỗ lực nhằm "bôi nhọ" chiến dịch không kích của Nga ở Syria. Mặt khác, kêu gọi phương Tây và Mỹ hợp tác về mặt thông tin nhằm xác định các mục tiêu cụ thể để ném bom tiêu diệt các căn cứ của IS, hoặc cung cấp những tọa độ mà không quân Nga không nên tấn công.
Hồi tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói các báo cáo nói về thương vong của dân thường thậm chí xuất hiện từ trước khi Nga tiến hành cuộc không kích đầu tiên ở Syria.
Bộ Quốc phòng Nga còn đã triệu tập tùy viên quân sự của các nước trong khối NATO và Saudi Arabia để yêu cầu quan chức các nước này làm rõ những cáo buộc cho rằng các cuộc không kích Nga đã tấn công vào thường dân.
Trước đó, Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) có trụ sở tại London (Anh) trong tuần này dẫn chứng từ các nhà hoạt động và thường dân Syria cho biết các cuộc không kích của Nga ở đây đã khiến nhiều dân thường thiệt mạng.
BBC cho biết Tổ chức này đã "nghiên cứu từ xa" hơn 25 cuộc không kích của Nga trong năm khu vực diễn ra từ ngày 30/9 - 29/11. Kết quả đưa ra "những sai lầm nghiêm trọng (của Nga) trong việc tuân theo pháp luật về nhân quyền quốc tế"- Tổ chức Ân xá Quốc tế nói.
Trong báo cáo, tổ chức Ân xá nói đã nghiên cứu các đợt tấn công của Nga ở Homs, Hama, Idlib, Latakia và Aleppo.
Nhóm này nói họ đã "phỏng vấn qua điện thoại và qua Internet 16 nhân chứng về các đợt tấn công và hậu quả". Nhân chứng là bác sĩ và các nhà hoạt động nhân quyền. Thêm vào đó, Tổ chức Ân xá "ghi nhận và kiểm chứng những hình ảnh, video thu được" liên quan đến các đợt tấn công và "xin tham vấn từ các chuyên gia vũ khí".
Bản báo cáo đưa ra nhiều chi tiết về sáu cuộc không kích. Cụ thể vào ngày 29/11, 49 thường dân thiệt mạng và rất nhiều người bị thương khi ba tên lửa nhắm vào một khu chợ ở Ariha, tỉnh Idlib.
Các nhà hoạt động cáo buộc Nga không kích cả thường dân, trong đó có cả thành phố Idlib. Ảnh: BBC
Báo cáo ghi lời khai của nhân chứng và tìm hiểu của các nhà hoạt động nhân quyền cho thấy "không có mục tiêu quân sự nào trong khu vực lân cận".
Tổ chức Ân xá cho biết có bằng chứng cho thấy quân đội Nga "đánh bom bất hợp pháp không có hướng dẫn trong các khu vực tập trung dân cư và sử dụng bom bi bừa bãi".
"Môt sô cuôc không kich cua Nga dương như nhăm trưc tiêp vao dân thương hay như khu vưc sinh sông cua ngươi dân ma không co băng chưng nao cho thây đây la nhưng muc tiêu quân sư, khiên nhiêu ngươi chêt va bi thương", ông Philip Luther, môt Giam đôc cua Tô chưc Ân xa Quôc tê cho biêt. "Đây co thê coi la tội ac chiên tranh".
Tô chưc Theo doi Nhân quyên (HRW) cũng từng tuyên bô Nga đa sư dung bom bi it nhât 20 lân kê tư ngay 30/9.
Trước đó, Người đứng đầu Tổ chức giám sát nhân quyền tại Syria (SOHR) là ông Rami Abdel Rahman cũng đã bày tỏ sự nghi ngờ rằng, các đợt không kích của Nga ở miền bắc Syria đã khiến người dân nước này thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em.
Theo đó, tốp máy bay chiến đấu ném bom thành phố Raqqa - đầu não của IS tại Syria và hai thị trấn Azaz, Al-Bab của tỉnh Aleppo trong ngày 17/12, đã giết chết rất nhiều thường dân Syria.
Trong số những người thiệt mạng có 6 trẻ em và 11 phụ nữ, hàng chục người khác bị thương. Thế nhưng, điều đáng buồn nhất là không có phiến quân đối lập hay tên khủng bố IS nào bị tiêu diệt ở cả ba khu vực ném bom trên.
Còn tại tỉnh tây bắc Idlib, các cuộc không kích "rất có thể do các máy bay Nga thực hiện" đã giết chết ít nhất 7 trẻ em và 7 phụ nữ ở thị trấn Jisr al-Shughur, do lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát.
SOHR cho biết, họ phân biệt các cuộc không kích của các máy bay thuộc quân đội Syria, Nga và liên quân do Mỹ dẫn đầu căn cứ vào lộ trình bay, kiểu máy bay và khí tài được sử dụng, nên kết quả rất chính xác.
Vũ Vũ (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Israel-Thổ Nhĩ Kỳ tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao Theo đài truyền hình Israel, nước này và Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành họp kín tại Thụy Sĩ để hòa giải về ngoại giao nhằm mở đường khôi phục đầy đủ mối quan hệ bình thường hóa như trước thời điểm xảy ra vụ binh sỹ Israel đột kích lên đội tàu Marmara trở hàng cứu trợ cho Gaza năm 2010 làm...