Nga, Ukraine ký hợp đồng trung chuyển khí đốt 5 năm, Kiev nhận 7 tỉ USD
Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky vừa thông báo, Nga và Ukraine đã ký hợp đồng 5 năm về việc vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga tới châu Âu thông qua lãnh thổ Ukraine.
Trụ sở Công ty Naftogaz của Ukraine.
“Ukraine đã ký hợp đồng vận chuyển khí đốt tự nhiên trong thời hạn 5 năm, trong quá trình đó, nước ta sẽ nhận được hơn 7 tỷ USD. Cả hai bên có quyền kéo dài hợp đồng thêm 10 năm nữa”, ông Zelensky viết trên tài khoản facebook cá nhân.
Tổng thống Ukraine nhấn mạnh rằng hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine sẽ được nạp với công suất đầy đủ, đảm bảo an ninh năng lượng và phúc lợi của công dân Ukraine.
Ông Zelensky cũng cho biết, trong năm đầu tiên của hợp đồng, khối lượng tối thiểu của dòng khí quá cảnh từ Nga qua hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine sẽ là 65 tỷ m3. Trong 4 năm tiếp theo, khối lượng này là 40 tỷ m3 mỗi năm.
Vòng đàm phán khí đốt mới giữa các phái đoàn Nga và Ukraine đã được khởi động tại Vienna vào ngày 26/12.
Người đứng đầu tập đoàn Gazprom của Nga Alexey Miller ngày 30/12 cũng thông báo Nga và Ukraine sau 5 ngày đàm phán đã ký kết gói văn bản đảm bảo việc trung chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine từ ngày 1/1/2020.
Theo đại diện Công ty của Nga, những thỏa thuận mà 2 bên vừa ký kết thật sự là một giao dịch trọn gói lớn, khôi phục được sự cân bằng lợi ích của các bên.
“Kể từ ngày hôm nay những văn bản này có hiệu lực pháp lý và đảm bảo việc trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine sau ngày 31/12″, ông Miller nói.
Video đang HOT
Nga và Ukraine ngày 20/12 đã ký nghị định hợp tác về khí đốt. Theo văn bản này, Gazprom đã trả cho Naftogaz 2,9 tỷ USD theo phán quyết của Tòa án trọng tài Stokholm.
Sau đó, các công ty của 2 bên đã ký kết một hiệp định cấp quốc tế từ bỏ mọi khiếu kiện đang chưa có phán quyết cuối cùng.
Hà Dung
Theo baophapluat.vn
Trung Quốc thấu tâm can Mỹ vụ phá Nord Stream 2
Trừng phạt Nord Stream 2 là hành động sai lầm của Mỹ và có thể khiến phần còn lại của thế giới ngày càng chống đối siêu cường này nhiều hơn.
Những lý do nực cười!
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc mới đây có bài phân tích về lý do Mỹ trừng phạt dự án đường ống khí đốt Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) nối Nga và Đức. Giới phân tích Trung Quốc coi hành động của Mỹ là sai lầm và càng cho thấy sự suy yếu của Mỹ.
Theo tờ báo Trung Quốc, lý do đầu tiên khiến Mỹ trừng phạt Nord Stream 2 là do lo ngại rằng dự án này có thể làm giảm thị phần khí đốt tự nhiên của Mỹ tại thị trường châu Âu. Các nghị sĩ Mỹ, những người đã giới thiệu dự luật này, đại diện cho lợi ích của các công ty năng lượng nội địa nên đã "dựng lên" những lý do "nực cười" để làm lợi cho các công ty của Mỹ khi tuyên bố rằng sử dụng năng lượng của Nga là không an toàn.
Tàu rải đường ống thi công dự án Nord Stream trên biển Baltic
Vấn đề đặt ra là châu Âu sẽ an toàn thế nào nếu sử dụng các nguồn tài nguyên của Mỹ? Khí đốt tự nhiên của Mỹ trải qua một hành trình dài để tới được châu Âu, khiến chi phí vận chuyển trở nên đắt đỏ. So với vận chuyển bằng đường biển của Mỹ, khí đốt tự nhiên của Nga được vận chuyển qua đường ống sẽ ổn định hơn. Do đó, lý do mà Mỹ đưa ra không có sức thuyết phục.
Lý do thứ hai là Mỹ đang tìm cách gây trở ngại cho quan hệ giữa châu Âu và Nga. Tờ báo Trung Quốc cho rằng Washington từ lâu đã sử dụng chiến lược "chia để trị". Do đó, Mỹ không muốn nhìn thấy những nỗ lực hòa giải giữa các nước châu Âu và Nga.
Trong khi đó, châu Âu tự hiểu việc tiếp tục đối đầu với Nga không phù hợp với lợi ích của khu vực và Mỹ có thể sẽ lợi dụng mối quan hệ thù địch này. Các nước chủ chốt ở châu Âu như Đức và Pháp đã thể hiện ý định muốn thoát khỏi cuộc khủng hoảng Ukraine, xoa dịu căng thẳng với Nga, thúc đẩy liên kết Á-Âu...
Thời báo Hoàn cầu cũng dẫn lại phát biểu của tân Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (từng là Bộ trưởng Quốc phòng Đức) đã nói rằng Ủy ban châu Âu sẽ trở thành "một Ủy ban địa chính trị" giúp "định hình con đường của châu Âu". Tờ báo Trung Quốc coi đây là tuyên bố của châu Âu không muốn hành động như "con tốt" của Mỹ.
Lý do thứ ba liên quan tới những lo ngại của Mỹ khi châu Âu bắt đầu nhấn mạnh tới sự độc lập chiến lược. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhiều lần tuyên bố: "Người châu Âu chúng ta thực sự phải tự nắm trong tay vận mệnh của chính mình". Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng kêu gọi "thêm chủ quyền" cho châu Âu.
Những lý do Mỹ nêu lên để "phá" Nord Stream 2 là "nực cười"?
Theo nhận định của Thời báo Hoàn cầu, kể từ khi ông Donald Trump lên nắm quyền, quan hệ châu Âu-Mỹ đã bị "đóng băng sâu". Mặc dù hai bên vẫn là đồng minh thân cận, song Washington đã nhiều lần phát động các cuộc chiến thương mại và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nước châu Âu để phục vụ lợi ích của Mỹ. Những hành động như vậy được cho là khiến châu Âu cảm thấy khó chịu.
Cũng theo tờ báo Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh châu Âu có quan điểm rất khác nhau về các khái niệm giá trị. Mỹ theo đuổi chính sách "Nước Mỹ trước tiên", chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, trong khi đó châu Âu nhấn mạnh chủ nghĩa đa phương và các giá trị truyền thống ở khu vực. Trong lĩnh vực an ninh, các nước châu Âu, trong đó có Pháp, coi chủ nghĩa khủng bố là một mối đe dọa, còn Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù của mình.
Cổ vũ tinh thần cho Nga?
Theo số liệu của tờ báo Trung Quốc, khoảng 350 công ty của Đức có liên quan tới dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 và nhiều doanh nghiệp không thuộc EU, như Thụy Sĩ, cũng tham gia dự án này. Do đó, Thời báo Hoàn cầu nhận định, các biện pháp trừng phạt của Washington khó có thể gây ảnh hưởng tới tất cả những công ty này.
Thay vào đó, các biện pháp của Mỹ sẽ chỉ khiến các công ty của châu Âu tiến tới một con đường độc lập hơn, thúc đẩy cả châu lục tăng cường phát triển các hệ thống độc lập và bỏ qua Mỹ.
Các tàu rải đường ống của công ty Allseas tham gia dự án Nord Stream 2 buộc phải ngừng thi công sau khi bị các nghị sĩ Mỹ gửi thư đe dọa
Giới phân tích Trung Quốc tỏ ra tự tin khi coi việc trừng phạt Nord Stream 2 là hành động sai lầm của Mỹ và cho rằng nó có thể sẽ buộc các nước phải chọn lựa phe nhóm giữa Mỹ và Trung Quốc. Thời báo hoàn cầu dẫn kết quả thăm dò dư luận do Atlantik-Brcke của Đức công bố hồi tháng 2 năm nay cho thấy 42% số người được hỏi coi Trung Quốc là đối tác đáng tin cậy hơn, và chỉ 23% tin rằng Mỹ mới đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, giới phân tích Trung Quốc cũng không tin hành động can thiệp của Mỹ có thể ngăn chặn dự án Nord Stream 2. Thời báo Hoàn cầu cho rằng quyền lực về tinh thần và sức mạnh quốc gia của Mỹ đã không còn như trước đây.
Do đó, nếu Washington tiếp tục lạm dụng các biện pháp trừng phạt của mình thì phần còn lại của thế giới, bao gồm cả các đồng minh của Mỹ, sẽ ngày càng chống đối siêu cường này nhiều hơn và sẽ tăng cường sự độc lập chiến lược của mình và củng cố các mối liên kết với các quốc gia khác. Không những thế, các hành động của Mỹ còn gây tổn hại tới kế sinh nhai của người dân Mỹ, lợi ích và sức mạnh của chinh nươc My.
Hôm 27/12, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tuyên bố đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 sẽ được khai trương trước cuối năm 2020 bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ. Phát biểu trước báo giới, ông Novak khẳng định: "Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ được khai trương trước cuối năm 2020".
Tuyến đường ống Sức mạnh Siberia vận chuyển khí đốt Nga bán cho Trung Quốc cũng mới được khai trương
Cũng theo ông Novak, tàu rải ống Viện sĩ Chersky của Tập đoàn Gazprom có thể được sử dụng để hoàn thiện dự án, "nhưng sẽ cần chút ít thời gian cho công tác chuẩn bị thêm".
Theo truyền thông Nga , tàu Viện sĩ Chersky hiện ở khu vực Viễn Đông. Một nguồn tin từ Bộ Năng lượng Nga cho hay, chiếc tàu này sẽ phải được trang bị những thiết bị cần thiết. Trong khi đó, thời gian để con tàu di chuyển từ khu vực Viễn Đông của Nga đến biển Baltic dự kiến sẽ mất tới 2 tháng.
Trước đó, ngày 20/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký phê chuẩn lệnh trừng phạt đối với các công ty tham gia dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2. Các lệnh trừng phạt nằm trong một dự luật chi tiêu quốc phòng được Tổng thống Trump ký tại căn cứ Andrews, một cơ sở không quân bên ngoài thủ đô Washington.
Đối tượng của lệnh trừng phạt là các công ty xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 qua lòng biển Baltic. Dự án này trị giá gần 11 tỷ USD và dự kiến tăng gấp đôi lượng khí tự nhiên từ Nga tới Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Đông Triều
Theo baodatviet.vn
Nga nói khó khăn trong đàm phán hợp đồng khí đốt với Ukraine Điện Kremlin không đưa ra bất kỳ dự báo nào liên quan đến khả năng ký kết hợp đồng khí đốt giữa Nga và Ukraine, ông Dmitry Peskov - thư ký báo chí của Tổng thống Nga Vladimir Putin - ngày 30/12 tuyên bố. Một công nhân bên đường ống dẫn khí đốt. Theo hãng tin TASS, trong một phát biểu với các...