Nga tuyên chiến với thiên thạch đe dọa Trái đất
Các cơ quan vũ trụ Nga đang nghiên cứu phương án đối phó với một thiên thạch khổng lồ đe dọa tấn công Trái đất vào năm 2023.
Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Nga và Học viện Khoa học Quốc gia vừa tuyên bố họ đang xúc tiến thực hiện một dự án lớn nhằm ngăn chặn các thiên thạch nguy hiểm có thể đe dọa đến Trái đất.
Ông Oleg Ostapenko, giám đốc Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Nga (Roskosmos) cho biết hai cơ quan đứng đầu ngành khoa học vũ trụ của nước Nga này sẽ xem xét cụ thể hơn thiên thạch khổng lồ được dự đoán là sẽ đe dọa Trái đất vào năm 2032.
Ông Oleg Ostapenko, giám đốc Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Nga
Gần đây, các nhà thiên văn học ở vùng Crimea sau khi phát hiện một thiên thạch có đường kính khoảng 1.300 mét đang lang thang trong vũ trụ với quỹ đạo nằm ngay trên đường đi của Trái đất đã dự đoán rằng thiên thạch này có thể lao vào Trái đất sau 19 năm nữa.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã hối thúc các nhà khoa học vũ trụ nghiên cứu biện pháp để đạt được “mục đích cuối cùng” là ngăn chặn thiên thạch này gây ra thảm họa tận thế cho Trái đất.
Ông Ostapenko cho biết cơ quan của ông sẽ tìm ra cách hữu hiệu để đối phó với mối đe dọa của thiên thạch. Ông nói: “Chúng tôi sẽ công thức hóa các vật thể dạng này, bao gồm các các thiên thạch. Tuy nhiên đầu tiên chúng tôi cần phải vạch ra kế hoạch để xác định cần phải làm gì và làm như thế nào. Hiện chúng tôi đang hợp tác với Học viện Khoa học Nga để thực hiện kế hoạch này.”
Video đang HOT
Ông này cho rằng nhiệm vụ đối phó với thiên thạch mà phó thủ tướng giao cho là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải “khai thác toàn bộ năng lực của nước Nga”.
Tiểu hành tinh 2013 TV135 có nguy cơ gây ra thảm họa tận thế trên Trái đất
Tiểu hành tinh mang tên gọi 2013 TV135 được các nhà khoa học ở Trạm Thiên văn Crimea (Ukraine) phát hiện vào ngày 12/10. Hiện nay nó đang đi theo quỹ đạo hướng tới sao Mộc, và sau đó sẽ quay lại tiến sát tới gần quỹ đạo của Trái đất.
Sự tồn tại của thiên thạch này cũng được 2 các nhà thiên văn học khác trên thế giới xác nhận. Theo tính toán của các nhà khoa học, thiên thạch này sẽ quay trở lại Trái đất vào ngày 26/8/2032, mặc dù tỉ lệ thiên thạch này va chạm với Trái đất chỉ là 1/63.000.
Trước đó, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin đã gợi ý về việc Liên Hợp Quốc xây dựng một lá chắn chống thiên thạch trên toàn thế giới nhằm loại trừ bất cứ nguy cơ thiên thạch tấn công Trái đất nào, mặc dù ông nhấn mạnh rằng hiện chưa có lực lượng không gian nào trên thế giới có được công nghệ hữu hiệu để bảo vệ Trái đất.
Theo Voice of Russia
Nga vớt thiên thạch từng làm 1200 dân bị thương
Các nhà khoa học Nga vừa trục vớt khối thiên thạch nặng hơn nửa tấn từng lao xuống Trái đất cách đây 8 tháng khiến 1.200 người bị thương vì sóng xung kích.
Sau 8 tháng kể từ khi một thiên thạch lớn bay qua làm sáng rực cả bầu trời vùng Ural khiến 1.200 người dân Nga bị thương vì sóng xung kích mà nó tạo ra, nhà chức trách Nga đã quyết định trục vớt được khối thiên thạch lớn này lên từ đáy một chiếc hồ.
Trong quá trình trục vớt được truyền hình trực tiếp này, các thợ lặn dò tìm dưới đáy hồ Chebarkul và kéo một khối đá màu đen dài hơn 1,5 mét lên bờ và sau đó làm nó vỡ tan.
Thiên thạch tạo thành quả cầu lửa khổng lồ trên bầu trời Ural
Một nhà khoa học giấu tên cho biết: "Khối thiên thạch này đã bị nứt sẵn khi chúng tôi tìm thấy nó." Khi các nhà khoa học kéo nó lên khỏi đáy hồ bằng đòn bẩy và dây thừng, vết nứt này ngày càng rộng ra và khiến khối đá bị vỡ thành ít nhất 3 mảnh.
Nhà khoa học này cho biết: "Khối đá này nặng 569 kg trước khi vỡ thành từng miếng nhỏ."
Khối thiên thạch lao xuống vùng hồ băng Chebarkul
Bà Caroline Smith, người phụ trách các thiên thạch ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London, Anh xác nhận rằng vật thẻ này là một thiên thạch dựa trên những đặc điểm đặc trưng của nó.
Thiên thạch tạo thành hố sâu hơn 6 mét trên hồ băng
Bà nói: "Các lớp vảy nóng chảy hình thành khi thiên thạch bốc cháy trong bầu khí quyển. Bề mặt bên ngoài của thiên thạch bị nung nóng đến mức nung chảy cả khối đá và tạo thành lớp vỏ giòn sần sùi màu đen bên ngoài thiên thạch."
Khối thiên thạch lúc mới được trục vớt lên bờ
Các nhà khoa học cho rằng khối thiên thạch khoảng 4,5 tỉ năm tuổi này có kích thước lớn hơn rất nhiều khi nó bắt đầu đi vào khí quyển Trái đất, với khối lượng của nó có thể lên tới 10.000 tấn. Trong quá trình thiên thạch cọ xát với khí quyển, vô số mảnh nhỏ đã văng ra, chỉ còn lại khối thiên thạch chính lao xuống tạo thành hố sâu hơn 6 mét trên hồ băng Chebarkul ở vùng Chelyabinsk.
Theo Fox News
Nga lên sứ mệnh chống tiểu hành tinh Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga Roscosmos vừa đưa ra một sứ mệnh mới cho mình, đó là chiến đấu chống tiểu hành tinh, RIA Novosti dẫn lời người đứng đầu Roscosmos cho biết ngày 20.10. Nga đặt ra sứ mệnh mới cho ngành khoa học vũ trụ của mình là chống lại sự tấn công của thiên thạch - Ảnh: AFP...