Nga tuyên bố sẵn sàng xem xét sáng kiến hòa bình ‘thực tế’ về Ukraine
Reuters đưa tin Nga sẵn sàng thảo luận về thỏa thuận ngừng bắ.n ở Ukraine với ông Donald Trump nhưng loại trừ khả năng nhượng bộ lớn về lãnh thổ và khẳng định Kiev phải từ bỏ tham vọng gia nhập NATO.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)
Theo Reuters, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 21/11 tuyên bố Moskva sẵn sàng xem xét bất kỳ sáng kiến hòa bình “thực tế” nào về xung đột tại Ukraine có tính đến lợi ích của Nga và tình hình thực địa.
Bà Zakharova khẳng định: “Chúng tôi sẵn sàng đàm phán, chúng tôi sẵn sàng xem xét bất kỳ sáng kiến thực tế, phi chính trị hóa nào,” đồng thời nhấn mạnh Nga chỉ xem xét một giải pháp “dựa trên việc tính đến lợi ích của chúng tôi.”
Bà Zakharova cho hay: “Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa: Từ khóa là phải tính đến lợi ích của đất nước chúng tôi, tình hình thực địa hiện nay và các đảm bảo về việc tuân thủ các thỏa thuận liên quan.”
Reuters đưa tin Nga sẵn sàng thảo luận về thỏa thuận ngừng bắ.n ở Ukraine với ông Donald Trump nhưng loại trừ khả năng nhượng bộ lớn về lãnh thổ và khẳng định Kiev phải từ bỏ tham vọng gia nhập NATO.
Trên chiến trường, Không quân Ukraine xác nhận Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấ.n côn.g vào sáng 21/11, đán.h dấu lần đầu tiên Moskva sử dụng loại tên lửa tầm xa có sức mạnh lớn như vậy trong cuộc chiến.
Video đang HOT
Cuộc tấ.n côn.g diễn ra sau khi Ukraine sử dụng tên lửa của Mỹ và Anh để tấ.n côn.g các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga trong tuần này – động thái mà Moskva đã cảnh báo trong nhiều tháng sẽ bị coi là một sự leo thang nghiêm trọng.
Theo không quân Ukraine, cuộc tấ.n côn.g của Nga nhắm vào các doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng trọng yếu ở thành phố Dnipro phía Đông-Trung Ukraine, trong bối cảnh các động thái leo thang của cuộc chiến kéo dài 33 tháng do Nga phát động tại Ukraine. Thông báo không nêu rõ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa này nhắm vào mục tiêu gì và liệu nó có gây thiệt hại hay không.
Loại tên lửa này có tầm bắ.n hàng nghìn km và có thể được sử dụng để mang đầu đạn hạt nhân, mặc dù cũng có thể mang đầu đạn thông thường.
Phòng không Ukraine đã bắ.n hạ sáu tên lửa hành trình Kh-101 trong đợt tấ.n côn.g này. Không quân Ukraine nêu rõ: “Đặc biệt, một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đã được phóng từ vùng Astrakhan của Liên bang Nga.”
Cùng ngày 21/11, các nguồn tin Ukraine cảnh báo về khả năng quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-26 Rubezh với đầu đạn thông thường để tấ.n côn.g các mục tiêu trên lãnh thổ nước này./.
Nga tố NATO đùa với lửa, cảnh báo hậu quả thảm khốc
Quan chức Nga cảnh báo hậu quả thảm khốc nếu NATO mở đường cho Ukraine tiến hành các cuộc tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (Ảnh: AFP).
"Nếu chính quyền Kiev được phép thực hiện các cuộc tấ.n côn.g vào lãnh thổ Nga, chúng tôi sẽ coi đó tương tự với việc các quốc gia NATO tham gia vào cuộc xung đột vũ trang trực tiếp với Nga. Điều này sẽ thay đổi bản chất của cuộc xung đột. Phản ứng trước việc sử dụng các hệ thống tầm xa của phương Tây để tấ.n côn.g lãnh thổ của đất nước chúng tôi sẽ là điều không thể tránh khỏi và có hậu quả thảm khốc đối với họ", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố hôm 13/11.
Nhà ngoại giao Nga nhắc lại thông tin do truyền thông Anh đăng tải về việc Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có ý định thuyết phục Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Kiev sử dụng tên lửa Storm Shadow để tấ.n côn.g sâu vào trong lãnh thổ Nga. London được cho là đang hy vọng Nhà Trắng cho phép điều này trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức.
Theo bà Zakharova, các tài khoản mạng xã hội của Ukraine đưa tin chính quyền Kiev có kế hoạch biến các tên lửa nhận được từ phương Tây thành tên lửa của Ukraine, thay đổi nhãn mác để sử dụng những vũ khí này tấ.n côn.g lãnh thổ Nga.
"Chúng tôi muốn nhắc nhở Washington, London, Paris và Brussels rằng họ đang đùa với lửa. Tất cả động thái trên một lần nữa chứng minh tầm quan trọng của chiến dịch quân sự đặc biệt, nhằm phi phát xít hóa và phi quân sự hóa Ukraine, loại bỏ mọi mối đ.e dọ.a phát sinh từ lãnh thổ của nước này", nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh.
Nga cảnh báo kịch bản Anh đưa quân tới Ukraine
"Sau khi chuyển giao quyền lực, ông Johnson tiếp tục khiêu khích và kích động vì đó là hành vi duy nhất mà ông ấy có thể làm", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với báo Izvestia hôm 12/11.
Tuyên bố của bà Zakharova được đưa ra sau khi cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố nếu Mỹ cắt giảm viện trợ và Ukraine bắt đầu thua cuộc, Anh có thể buộc phải triển khai quân đến khu vực.
Ông cũng mô tả hỗ trợ quân sự và tài chính cho Kiev là một "khoản đầu tư hợp lý" và một cách "tốt" để chi tiêu công. Ông lập luận rằng Anh sẽ phải trả nhiều tiề.n hơn vì "an ninh tập thể" khi an ninh khu vực bị đ.e dọ.a trong trường hợp Ukraine thất bại.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết cựu Thủ tướng Johnson là một trong những tiếng nói hàng đầu trong cuộc chiến trừng phạt của phương Tây chống lại Nga và ông đã đích thân đến Ukraine để "nói với chính quyền Kiev về việc không đàm phán" với Nga.
"Anh đã tham gia vào các hoạt động chống Nga trong nhiều năm nay: tham gia vào các cuộc tấ.n côn.g khủng bố, cung cấp dữ liệu cho chính quyền Kiev để chỉ đạo các cuộc tấ.n côn.g, cử các sĩ quan tình báo đến phối hợp các hành động quân sự và khủn.g b.ố chống lại Nga, cung cấp vũ khí và tài trợ cho chủ nghĩa khủn.g b.ố", bà Zakharova tuyên bố.
Ông Johnson đã có chuyến thăm bất ngờ tới thủ đô Kiev của Ukraine vào đầu tháng 4/2022 khi Moscow và Kiev đang tiến hành các cuộc đàm phán tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ và đã đạt được tiến triển đáng kể. Ngay sau đó, phía Ukraine đã rút khỏi các cuộc đàm phán.
Nhà đàm phán hàng đầu của Ukraine David Arakhamia sau đó đã xác nhận thông tin trên các phương tiện truyền thông rằng, Ukraine đã rút khỏi các cuộc đàm phán sau khi ông Johnson thúc giục họ "chỉ cần chiến đấu" với Nga. Tuy nhiên, ông Johnson đã phủ nhận mọi vai trò trong việc làm chệch hướng tiến trình hòa bình, gọi những thông tin như vậy là "hoàn toàn vô nghĩa".
Khi Pháp cân nhắc triển khai quân đội đến Ukraine vào mùa xuân, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng Moscow sẽ coi quân nhân từ các nước NATO là "bên tham chiến" và sẽ đáp trả tương xứng.
Một số lãnh đạo phương Tây cũng từng cảnh báo các nước thành viên NATO có thể là mục tiêu tiếp theo nếu Nga giành chiến thắng ở Ukraine. Một quan chức của Đức dự đoán, xung đột giữa Nga và NATO có thể nổ ra sau 5-7 năm nữa.
Tuy nhiên, Moscow đã bác bỏ điều này. Nga nhiều lần tuyên bố không có kế hoạch tấ.n côn.g NATO hoặc bất kỳ thành viên nào của liên minh này.
Đồng thời, Moscow cảnh báo, bằng cách cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev, NATO sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột trực tiếp. Moscow coi việc phương Tây cung cấp tên lửa tầm xa cho các cuộc tấ.n côn.g của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga đồng nghĩa phương Tây tấ.n côn.g trực tiếp Nga.
Tiêm kích Ukraine từng bay vào Nga để tấ.n côn.g mục tiêu Quan chức Ukraine tiết lộ máy bay nước này từng xâm nhập vào Nga để tấ.n côn.g mục tiêu của Moscow trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Một máy bay chiến đấu của Ukraine (Ảnh minh họa: Không quân Ukraine). Các máy bay Ukraine đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu nhắm vào cơ sở quân sự của Nga ngay sau khi...