Nga tuyên bố sẵn sàng ký thỏa thuận hòa bình với Ukraine
Bà Valentina Matviyenko, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện Nga), cho biết Nga sẵn sàng đàm phán và ký các thỏa thuận hòa bình với với Ukraine.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn TASS, tuyên bố trên được đưa ra trong khuôn khổ cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko với Tổng thống Mozambique Filipe Nyusi. Một phái đoàn của Hội đồng Liên bang Nga do bà Matviyenko dẫn đầu đang có chuyến thăm chính thức Mozambique từ ngày 30/5 đến 1/6.
“Chúng tôi để ngỏ khả năng đàm phán. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm rằng các giải pháp ngoại giao, hòa bình là cần thiết. Nhưng cả hai bên cần có ý chí để thực hiện điều đó. Chúng tôi nhắc lại rằng chúng tôi đã sẵn sàng xúc tiến các cuộc đàm phán và ký các thỏa thuận dân sự hướng đến hòa bình ở Ukraine, nhưng chúng tôi không thấy phản ứng nào từ Kiev”, bà Matviyenko nói.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga cũng nhắc lại rằng trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga đã đàm phán với các đối tác phương Tây và Mỹ yêu cầu đảm bảo an ninh chung, không thể chia cắt trên lục địa châu Âu, theo các cam kết trong tất cả các văn kiện quốc tế.
Video đang HOT
“Rất tiếc, chúng tôi không nhận được phản hồi thích đáng nào. Sau khi Ukraine nói rằng họ muốn trở thành một cường quốc hạt nhân và khi chúng tôi thấy quốc gia này tràn ngập vũ khí, bao gồm cả vũ khí tấn công, biết rằng họ đang lên kế hoạch cho cuộc tấn công vũ trang thứ ba vào Donetsk và các vùng Lugansk. Theo lẽ tự nhiên, chúng tôi không còn lối thoát nào khác, không còn lựa chọn nào khác để đảm bảo an ninh của mình”, bà nhấn mạnh.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã nói với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan rằng ông muốn gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Các cuộc trao đổi giữa Nga và Ukraine đã được tiến hành từ 28/2. Một số cuộc gặp đã được tổ chức ở Belarus và các bên sau đó tiếp tục đàm phán trực tuyến. Cuộc gặp trực tiếp tiếp theo đã diễn ra ở Istanbul ngày 29/3. Tuy nhiên, ngày 12/4, Tổng thống Putin tuyên bố với truyền thông rằng Kiev đã xa rời những thỏa thuận trước đó và khiến quá trình đàm phán đi vào ngõ cụt. Ngày 20/4, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moskva đã chuyển cho Kiev một dự thảo thỏa thuận rõ ràng và đang chờ phản hồi.
Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất đăng cai vòng đàm phán mới giữa Nga và Ukraine, đại diện LHQ có thể tham gia
Ngày 30/5, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề xuất đứng ra đăng cai vòng đàm phán hòa bình mới giữa Nga và Ukraine nhằm tiến tới chấm dứt cuộc xung đột hiện nay.
Hai phái đoàn Nga và Ukraine tại vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa hai nước ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 3/2022. Ảnh: RT
Theo hãng tin RT (Nga), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố nước này sẵn sàng đăng cai vòng đàm phán hòa bình mới tại Istanbul và các đại diện của Liên hợp quốc cũng có thể tham dự.
Tin cho hay đề xuất này đã được nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong một thông cáo, Văn phòng báo chí Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ: "Tổng thống Erdogan tuyên bố chúng tôi đã sẵn sàng, trên nguyên tắc nhất trí của cả hai bên, xúc tiến cuộc gặp các đại diện của Nga, Ukraine và Liên hợp quốc tại thành phố Istanbul".
Ông Erdogan cho rằng cần phải có những bước đi để giảm thiểu các tác động tiêu cực của cuộc chiến và xây dựng lòng tin bằng cách khôi phục càng sớm càng tốt nền tảng hòa bình giữa Nga và Ukraine".
Moskva chưa bình luận về đề xuất trên của Thổ Nhĩ Kỳ.
Kể từ khi xung đột bùng phát giữa Nga và Ukraine hồi cuối tháng 2, Thổ Nhĩ Kỳ luôn thể hiện lập trường trung lập và từ chối tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Nga. Ankara giữ quan hệ với cả hai bên và cố gắng đảm nhận vai trò trung gian hòa giải.
Cuối tháng 3 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức các vòng đàm phán trực tiếp cấp cao gần đây nhất giữa Nga-Ukraine, song không mang lại bất kỳ bước đột phá nào dù cả hai bên đều phát đi tín hiệu có những tiến bộ nhất định. Kể từ đó, tiến trình đàm phán hòa bình đã bị đình trệ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Ngày 28/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva sẵn sàng nối lại cuộc đối thoại hòa bình với chính quyền Ukraine nhằm chấm dứt xung đột.
Hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 28/5, nhà lãnh đạo Nga Putin khẳng định Moskva sẵn sàng nối lại cuộc đối thoại với Kiev.
Trong một thông cáo, Văn phòng Báo chí Điện Kremlin nêu rõ: "Sự chú ý đặc biệt được dành cho tiến trình đàm phán, vốn đang bị đóng băng vì Kiev. Tổng thống Putin xác nhận Nga để ngỏ khả năng nối lại đối thoại... Tổng thống (Putin) cũng nêu bật sự nguy hiểm của tình trạng phương Tây tiếp tục bơm vũ khí vào Ukraine, cảnh báo nguy cơ leo thang bất ổn và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo".
Hãng tin AFP dẫn lời Trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky ngày 22/5 cũng tuyên bố Moskva sẵn sàng nối lại tiến trình đàm phán, song cần có được sự nhất trí từ phía Kiev. Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Belarusian TV, ông Medinsky nêu rõ: "Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục đối thoại". Theo quan chức này, việc nối lại hòa đàm hiện phụ thuộc vào quyết định của phía Ukraine và "Nga chưa bao giờ khước từ những cuộc đàm phán".
Đầu tháng này, hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine dẫn phát biểu của Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định Kiev sẵn sàng nối lại tiến trình đàm phán giải quyết xung đột với Moskva sau khi các lực lượng của Nga quay trở lại vị trí như trước ngày 24/2 - thời điểm Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine. Đề cập tới viễn cảnh một cuộc gặp thượng đỉnh, Tổng thống Zelensky khẳng định Tổng thống Putin là quan chức Nga duy nhất mà ông sẵn sàng gặp.
Quốc gia châu Âu 'phớt lờ' lệnh trừng phạt của EU, ký thỏa thuận khí đốt 'béo bở' với Nga Serbia đã đạt được một thỏa thuận thuận lợi về việc mua khí đốt tự nhiên của Nga, bất chấp áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: Reuters Khi cuộc xung đột ở Ukraine tiếp tục kéo dài, Tổng thống Serbia tuyên bố rằng ông đã đạt được một thỏa thuận khí đốt tự...