Nga tuyên bố ngừng đóng góp tài chính cho một tòa án của LHQ
Nga ngừng đóng góp tài chính cho “Cơ chế còn lại của các tòa án hình sự quốc tế” ( IRMCT) – một tòa án của Liên hợp quốc, là bởi tòa án này đã từ chối điều tra vụ không kích của NATO năm 1999.
Phái đoàn đại diện Nga tại Liên hợp quốc. (Nguồn: urdupoint)
Tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 17/7, Phó trưởng phái đoàn đại diện Nga tại Liên hợp quốc, ông Gennady Kuzmin, tuyên bố nước này sẽ không đóng góp tài chính cho “Cơ chế còn lại của các tòa án hình sự quốc tế” (IRMCT) – một tòa án của Liên hợp quốc, cho đến khi tòa án này tiến hành xét xử một cách công bằng.
Ông Kuzmin cho biết quyết định của Nga ngừng đóng góp tài chính cho IRMCT, được Hội đồng Bảo an thành lập vào năm 2010 nhằm thực hiện các công việc còn lại của Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ, là bởi tòa án này đã từ chối điều tra vụ không kích của NATO năm 1999 nhằm vào các mục tiêu dân sự ở đây.
Video đang HOT
Theo ước tính của chính quyền Serbia, khoảng 2.500 người dân đã thiệt mạng trong đợt không kích đó.
Ông Kuzmin nói: “Chúng tôi trông đợi sẽ thấy được những cải thiện trong hoạt động của Hội đồng Bảo an và các cơ quan liên quan.”
Ngoài ra, ông Kuzmin cũng cho rằng Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ đã tỏ ra thiên vị khi kết án chung thân hai cựu quan chức lãnh đạo người Serbia ở Bosnia lúc đó là Radovan Karadzic và Ratko Mladic và nhìn nhận Serbia như nguyên nhân duy nhất gây ra cuộc chiến Kosovo./.
Theo Nguyễn Hải Vân (TTXVN/Vietnam )
Cựu Tổng thống Sudan lần đầu xuất hiện kể từ khi bị lật đổ
Cựu Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên kể từ khi ông bị quân đội lật đổ cách đây hai tháng, để phục vụ công tác điều tra.
Cựu Tổng thống Sudan Omar al-Bashir được di chuyển từ nhà tù tới văn phòng công tố. (Ảnh: FARS)
Ngày 16/6, ông Omar al-Bashir đã được đưa từ nhà tù Kober tới văn phòng công tố ở thủ đô Khartoum để đối mặt với cáo buộc tham nhũng.
Phát ngôn viên văn phòng truyền thông của quân đội xác nhận, đây là lần đầu tiên cựu Tổng thống được đưa ra khỏi nhà tù ở Khartoum. Ông xuất hiện trong trang phục áo choàng và khăn xếp màu trắng truyền thống.
Theo công tố viên Alaeddin Dafallah, ông Bashir phải đối mặt với cáo buộc "sở hữu ngoại tệ, tham nhũng và nhận nhiều quà tặng bất hợp pháp". Cáo buộc này có liên quan đến khoản tiền mặt hàng triệu đô la Mỹ, tiền euro và bảng Sudan được tìm thấy trong nhà ông Al Bashir một tuần sau khi ông bị lật đổ.
Hãng thông tấn nhà nước Sudan SUNA trích dẫn lời của phát ngôn viên cảnh sát cho biết, luật sư bào chữa của ông Al Bashir cũng tham dự buổi thẩm vấn và ông Al Bashir đã trở lại nhà tù sau đó. Ông Al Bashir sẽ có một tuần để kháng cáo.
Vào tháng 5 vừa qua, ông Al Bashir bị cáo buộc liên quan đến việc giết người biểu tình và kích động giết người biểu tình trong cuộc nổi dậy bắt đầu từ tháng 12/2018.
Ông Al Bashir cũng bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã về các tội ác chiến tranh và tội diệt chủng liên quan đến cuộc xung đột ở Darfur vào những năm 2000. Tuy nhiên, quân đội Sudan cho biết sẽ không dẫn độ ông tới The Hague.
Ngày 11/4, quân đội Sudan đã lật đổ và bắt giữ Tổng thống al Ba-shir sau các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài. Các cuộc biểu tình tại Sudan bắt đầu từ ngày 19/12/2018, khi người dân phản đối tình trạng giá lương thực tăng mạnh, đồng thời bất bình với những chính sách kinh tế yếu kém của chính quyền khiến đời sống của người dân khó khăn hơn. Tổng thống Bashir lên nắm quyền từ năm 1989 và từng tuyên bố không từ chức. Ông khẳng định cách duy nhất để thay đổi chính phủ là thông qua bầu cử. Tuy nhiên, sau khi bị quân đội bắt giữ, Tổng thống Al Bashir bị buộc từ chức, chấm dứt 30 năm cầm quyền
Sau khi Tổng thống bị bắt và quân đội lên nắm quyền, người biểu tình lo ngại quân đội tìm cách tiếp tục nắm giữ quyền lực nên vẫn duy trì các cuộc biểu tình, gây sức ép để Hội đồng Quân sự sớm chuyển giao quyền lực cho chính phủ dân sự./.
Kiều Giang (theo The Nation, Deutsche Welle)
Theo ĐCSVN
'Malaysia rút khỏi Tòa Hình sự Quốc tế để tránh nguy cơ đảo chính' Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah cho biết quyết định rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế là động thái mang tính chính trị, nhằm chặn một âm mưu đảo chính. "Đã xuất hiện khả năng việc tham gia bị 'chính phủ ngầm' và các tổ chức chính trị bí mật chi phối nhằm lôi kéo người dân xuống đường biểu tình", Ngoại...