Nga tuyên bố kinh tế đã thoát khỏi suy thoái
Ngày 4/2, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev tuyên bố nền kinh tế nước này đã thoát khỏi suy thoái.
“Theo định nghĩa, suy thoái là khi tốc độ tăng trưởng giảm 2 qúy liên tiếp. Và như vậy suy thoái (kinh tế) đã kết thúc”, ông Ulyukayev nói.
Theo ông, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga quý 4/2015 đã giảm 0,4%, tuy nhiên trong quý 2/2015, nền kinh tế đã ghi nhận sự tăng trưởng theo mùa vụ, nghĩa là GDP không giảm 2 quý liên tiếp.
Ông Ulyukayev cũng dự đoán sắp tới kinh tế Nga sẽ ngừng sụt giảm.
Một xe chở dầu ở vùng Siberia của Nga. Ảnh: WSJ
Trước đó, vào giữa tháng 1/2016, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thừa nhận những thách thức đối với kinh tế Nga là nghiêm trọng nhất trong một thập kỷ qua song nền kinh tế vẫn có thể kiểm soát được.
Theo Thủ tướng Medvedev, Nga đã có thể giảm thiểu tác động từ các cú sốc bên ngoài ở mức độ nào đó, trong đó phần nào nhờ kế hoạch chống khủng hoảng. Ông cảnh báo nếu giá dầu tiếp tục giảm, Nga cần điều chỉnh ngân sách và chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất.
Video đang HOT
Ông cho rằng tình trạng giảm mức sống của người dân là hậu quả “đau đớn” nhất từ khó khăn kinh tế. Tuy nhiên, ông Medvedev cho biết kinh tế Nga đã cho thấy sự vững chắc trong cơ chế thị trường, ngay cả khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt. Ông cho rằng trong năm 2016 này, kinh tế Nga sẽ được củng cố nhờ nợ nước ngoài ở mức thấp, dự trữ ngoại hối lớn, và ngành ngân hàng Nga vẫn hoạt động ổn định.
Trong khi giới chức Nga tỏ ra lạc quan thì Ủy ban châu Âu (EC) đã dự báo về tình trạng xấu đi của kinh tế Nga.
Theo tính toán mới của các chuyên gia EC, GDP của Nga năm 2016 sẽ tiếp tục suy giảm, dù chậm lại so với năm 2015, song cao hơn so với dự báo trước đó.
EC từng dự báo kinh tế Nga năm 2016 sẽ giảm 0,5%, song hiện cơ quan này dự báo GDP của Nga trong năm nay giảm ở mức 1,2%.
Nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng của Nga đã suy giảm 3,7% trong năm 2015, và được dự báo sẽ tiếp tục đà này trong năm nay do chịu tác động mạnh từ việc giá dầu giảm mạnh kéo dài, có lúc xuống dưới 30 USD/thùng và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine.
Thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt chiếm hơn một nửa thu ngân sách Nga, do dó giá dầu giảm khiến Chính phủ Nga phải cắt giảm chi tiêu công và thậm chí điều chỉnh lại dự báo kinh tế vĩ mô cho năm 2016.
Trước đây, Nga đã từng vượt qua các cuộc khủng hoảng, bao gồm đợt giảm giá dầu vào năm 2008 và vụ vỡ nợ trái phiếu vào năm 1998. Trong các cuộc khủng hoảng đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ quay trở lại chỉ sau 1-2 năm.
Nhưng cuộc suy thoái hiện nay thì khác, theo giáo sư Vladislav Inozemtsev thuộc Trường Kinh tế Cao cấp, Đại học Nghiên cứu Quốc gia ở Moscow. “Đây không phải là vấn đề giá dầu hay lệnh trừng phạt, mà là sự yếu kém về cơ cấu”, ông Inozemtsev nói.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nga nên bán ngân hàng để chống đỡ giá dầu thấp
Nga nên xem xét việc bán các tài sản ngân hàng nhà nước khi giá dầu vẫn tiếp tục lao dốc, ảnh hưởng đáng kể lên ngân sách chính phủ. Đây là ý kiến của Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev.
Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev - Ảnh: Reuters
Phát biểu tại diễn đàn kinh tế Gaidar ở Moscow (Nga), Bộ trưởng Alexei Ulyukayev cho hay giới chức Nga nên xem xét ý tưởng cắt giảm số cổ phần mà nhà nước đang nắm giữ trong hai ngân hàng lớn nhất quốc gia là Sberbank và VTB. Ông Ulyukayev cho rằng có nguy cơ giá dầu sẽ ở mức thấp trong thời gian dài, có thể là "nhiều thập kỷ".
Chính phủ Nga đang nắm giữ cổ phần đa số 60,9% trong ngân hàng lớn thứ nhì VTB và sở hữu 50% cổ phần cùng cổ phần có quyền biểu quyết trong ngân hàng lớn nhất nước Sberbank. Việc Nga cần xem xét bán cổ phần cho thấy khó khăn mà nước này phải đối mặt giữa tình hình giá dầu rẻ.
Nga bước vào suy thoái từ năm 2015, sau khi giá dầu sụt giảm sâu và các biện pháp trừng phạt quốc tế có hiệu lực. Sberbank từ chối bình luận về thông tin trên nhưng nhấn mạnh ý kiến mà giám đốc điều hành ngân hàng này đưa ra trong một buổi phỏng vấn với tờ Handelsblatt hồi tháng 11. Khi đó, sếp Sberbank đưa ra tín hiệu về sự chấp thuận ngầm cho kế hoạch tư nhân hóa, cho hay đây sẽ là động thái "cải thiện đáng kể tình hình của chúng tôi". Ngân hàng VTB hiện chuẩn bị cho một thông báo trong thời gian tới.
Chuyên gia Chris Weafer thuộc hãng Macro-Advisory nhận định ý kiến của Bộ trưởng Kinh tế Nga gia tăng suy đoán cho rằng việc tư nhân hóa các tài sản nhà nước sẽ diễn ra. "Tổng thống Nga Vladimir Putin nhìn chung có thể muốn làm vậy... song nhiều quan chức cao cấp tại các công ty nhà nước lớn có thể cản trở được kế hoạch bán", ông Weafer nói.
Cũng tại diễn đàn Gaidar diễn ra hôm 13.1, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov dự báo dầu sẽ có giá rẻ trong thời gian dài hơn. Ông Siluanov cho biết thâm hụt ngân sách nhà nước vào khoảng 2,6% GDP trong năm 2015 và ông sẽ xem xét lại ngân sách vì giá dầu thấp.
Ngân sách Nga cân bằng khi giá dầu là 82 USD/thùng, cao hơn nhiều so với mức cận 30 USD/thùng mà dầu Brent và WTI chạm đến trong những ngày vừa qua. Để chống đỡ tình hình này, ông Siluanov cho hay sẽ đề xuất cắt giảm 10% chi tiêu ngân sách.
Nga không phải là nước duy nhất hiện tìm cách giảm thiểu tác động của giá "vàng đen" lên ngân sách. Sáu quốc gia sản xuất dầu mỏ vùng Vịnh (Ả Rập Xê Út, Kuwait, Bahrain, Oman, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) đang có kế hoạch lần đầu tiên áp dụng thuế giá trị gia tăng.
Khi giá dầu sắp rơi xuống mốc tâm lý quan trọng 30 USD/thùng hôm 12.1, có thông tin cho hay Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có thể sẽ tổ chức họp khẩn vì một số thành viên yêu cầu thay đổi chiến lược. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất - thành viên OPEC - bác bỏ thông tin trên và cho biết sẽ không có sự thay đổi nào về sản lượng dầu kỷ lục của OPEC.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Kinh tế Nga lún sâu vào suy thoái Chính phủ Nga vừa thông báo, trong quý 3 vừa qua, nền kinh tế này đã suy giảm 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục lún sâu hơn vào vòng xoáy suy thoái. Tính chung 9 tháng đầu năm nay, GDP cả nước đã sụt giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2014. Điều đó cho thấy, Matxcơva tiếp tục chịu...