Nga tuyên bố không mặc cả với phương Tây về Crimea
Người phát ngôn Điện Kremlin ngày 16/3 tuyên bố Nga sẽ không thỏa hiệp với phương Tây về vấn đề Crimea để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: RT)
Khi được hỏi về việc liệu Nga có sẵn sàng ký giao ước với Mỹ hay tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai tại bán đảo Crimea hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định. “Không, không thể có chuyện đó. Điều này sẽ không được đưa ra xem xét”.
Ông Peskov tuyên bố Nga sẽ không đồng ý với bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến Crimea, chỉ để đổi lấy việc các nước phương Tây sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow.
Tuyên bố của Điện Kremlin được đưa ra đúng vào ngày kỷ niệm 3 năm người dân Crimea bỏ phiếu tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào lãnh thổ Nga khi cuộc xung đột ở Ukraine lên đến đỉnh điểm. Ukraine tuyên bố không công nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này, trong khi Nga khẳng định việc sáp nhập của Crimea hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực của luật pháp quốc tế.
Các nước phương Tây đã áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Moscow từ năm 2014 sau cuộc khủng hoảng tại miền đông Ukraine và Nga sáp nhập Crimea.
“Crimea là một phần của Ukraine. Các biện pháp trừng phạt liên quan đến Crimea sẽ vẫn được giữ nguyên cho đến khi Nga trả lại quyền kiểm soát bán đảo này cho Ukraine”, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley nói trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hồi tháng trước.
Trong chiến dịch tranh cử của mình hồi năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố sẽ “cân nhắc” việc công nhận Crimea là một bộ phận của Nga và nhấn mạnh rằng người Crimea muốn sống ở Nga. Tuy nhiên, Nhà Trắng ngày 14/2 vừa qua cho biết ông Trump bày tỏ quan điểm cứng rắn với Nga và hy vọng Moscow sẽ “trả lại” bán đảo Crimea. Mặc dù vậy, Tổng thống Mỹ vẫn để ngỏ khả năng phối hợp cùng với Ukraine và Nga để tìm phương án chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine.
Thành Đạt
Video đang HOT
Theo Sputnik
Sevastopol Crimea: Đòn đau nhớ dai
Có được Sevastopol-Crimea thì dù có bị Mỹ-phương Tây trừng phạt, cấm vận thì không có gì quá đắt nếu đứng trên phương diện đối đầu.
Lẽ ra cái đề tài Crimea này đã hoàn chỉnh đâu vào đấy không cần quan tâm nữa, nhưng Mỹ-phương Tây và mới đây Ngoại trưởng Mỹ cũng đã lại nhắc đến rằng, chừng nào Nga trả lại Crimea cho Ukraine thì sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt, cấm vận.
Như vậy, xem ra Nga bị cấm vận và trừng phạt là vĩnh viễn. Từ nay về sau các ông chủ điện Kremlin phải luôn coi đây là một đặc điểm tình hình "bất di bất dịch" để mà vạch ra chiến lược đối ngoại, đối nội của mình rồi.
Người Ukraine cũng sẽ quên Crimea vì thực ra "Crimea thuộc Ukraine" là sản phẩm của thời Liên Xô, nay Liên Xô tan rã thì "ai về nhà nấy" và do vậy Crimea về Nga cũng hợp lẽ , thế nhưng Mỹ-phương Tây lại không thể quên mới đáng ngạc nhiên, thú vị...
Giới quân sự bị bất ngờ, tự tháo lui...
Ngày 24/2/2014, hai ngày sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych chạy trốn khỏi Kiev, người đứng đầu Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) Valentyn Nalyvaychenko được bổ nhiệm để cùng với CIA, Nalyvaychenko phải phối hợp chặt chẽ và đảm bảo thông suốt cho các tàu hải quân Mỹ nhập cảng tại Sevastopol.
Lưu ý: Ông này đã từng lãnh đạo mật vụ Ukraine dưới Viktor Yushchenko và thực tế là một năm trước đây, Viện kiểm sát Ukraine đã truy cứu hình sự tội được coi là phản quốc nhưng chưa có thời gian kết thúc.
Ngày 13/2/2014, một tuần trước khi cuộc đảo chính diễn ra, tàu sân bay George Bush có trọng tải 102 ngàn tấn, với 90 máy bay trên tàu, rời căn cứ hải quân ở Norfolk hành quân đến biển Aegean. Cùng với tàu sân bay George Bush có 16 tàu, bao gồm tàu tuần dương USS Philippine Sea, tàu khu trục Truxtun, Roosevelt và ba tàu ngầm hạt nhân.
Ngày 22/2/2014, ngày mà ông Yanukovych đã bị tước đoạt quyền lực, toàn bộ nhóm của tàu đã nhập vào Biển Đen qua eo biển Bosphorus.
Đây là một vi phạm trực tiếp của Công ước Montreux năm 1936 - cho phép để vượt qua Dardanelles chỉ tàu chiến trọng tải lên đến 45.000 tấn. Nhưng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bí mật cho phép Hải quân Mỹ vượt qua để tiến đến nơi căn cứ Hạm đội Biển Đen của Nga tại Crimea.
Đồng thời, tại Kremlin, Tổng thống Nga ra lệnh: "Đã đến lúc chúng ta phải thu hồi Crimea về cho đất nước Nga". Và chỉ trong chưa đầy vài giờ, toàn bộ "lính lạ" đã làm chủ Crimea trong chớp nhoáng khi toàn bộ quân đội, hải quân, chính quyền Ukraine tại Crimea bị thúc thủ.
Ngày 5/3/2014, Hạm đội tàu sân bay George Bush nhận được lệnh mới chuyển sang các cơ sở, căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ ở Antalya và chờ đợi.
Chỉ có tàu khu trục Truxtun, Donald Cook và tàu khu trục nhỏ Taylor được tiếp tục đến bờ biển của Bắc Crimea dưới vỏ bọc của cuộc tập trận chung với Bulgaria và Romania từ 7-22/3/2014.
Tại đây, nhóm tàu này có nhiệm vụ tác chiến điện tử và đổ các nhóm biệt kích lên bờ đáng bom, khủng bố dân chúng nhằm gây áp lực phá hoại cuộc trưng cầu dân ý. Nga đã phát hiện có 6 nhóm trên tàu, mỗi nhóm 16 người và tất nhiên đã tổ chức đối phó rắn.
Đầu tiên là sự kiện tàu Donald Cook bị SU-24 Nga phản đòn tác chiến điện tử như ta đã từng biết. Và thực tế một vài nguồn tin tại Crimea thông tin về việc "bắt giữ các biệt kích Romania"...
Tất nhiên, các nhà phân tích của NATO dự kiến rằng Crimea sẽ "chọn dân chủ" và sẽ rất vui mừng khi gặp Hải quân Stars and Stripes ("Sao và Vạch").
Đáng tiếc là người dân Crimea không chọn dân chủ kiểu đó, không chọn sống với chính quyền... khủng bố sắc tộc...Bằng một cuộc trưng cầu dân ý, họ chọn về với đất Mẹ Nga.
Và ngay sau đó Nga tuyên bố Crimea là lãnh thổ của Liên bang Nga. Tàu sân bay George Bush đã được lệnh ngừng sứ mệnh của mình và đi về nhà.
Giới nhà thầu quân sự đau không thể kêu
Đến đây chắc một số người vẫn chưa tâm phục khẩu phục rằng đó là báo Nga, không tin là Mỹ-NATO muốn hất Nga ra khỏi Biển Đen bằng cách chiếm Sevastopol... rằng những người ủng hộ Maidan không có liên hệ gì với Mỹ-NATO, không có kế hoạch mời Mỹ đến trục xuất Nga ra khỏi Sevastopol...
Thôi được, hãy vào và xem các trang Web mua sắm của chính phủ Mỹ gần đây nhất vào ngày 15/4/2014 các hạng mục xây dựng, sửa chữa trường học tại Sevastopol bị hủy bỏ.
Thật kỳ lạ, khách hàng tái thiết của trường 5 là ... đơn vị chỉ huy Kỹ thuật Xây dựng của Mỹ tham gia vào việc thiết kế, bảo trì và xây dựng cơ sở hạ tầng hải quân của Hải quân Mỹ, mà không phải là một "trường học".
Như vậy, hạm đội tàu sân bay Mỹ không bị đánh mà bị mất tác dụng bởi mục tiêu Mỹ-phương Tây cần trong cuộc đảo chính là Crimea và quân cảng Sevastopol, nhưng khi Crimea đã về tay Nga thì giành lại chỉ bằng biện pháp quân sự, điều mà Mỹ-NATO chưa dám.
Các dự án công trình xây dựng quốc phòng như căn cứ Hải quân Mỹ tại Sevastopol mà các nhà tài phiệt, nhà thầu dự tính kiếm không ít tiền lời đút túi, bỗng dưng bị đình chỉ do "tình hình tại Ukraine là không thực tế".
Rõ ràng phi vụ tranh giành Sevastopol-Crimea giữa Nga với Mỹ-NATO-phương Tây có một kết quả là: Mỹ-phương Tây làm "đục nước" nhưng Nga được "béo cò".
Phương Tây có câu: Không ăn thì đạp đổ! May sao Nga có một tiềm lực quân sự quá mạnh, chứ nếu không thì Mỹ-NATO không tập trung "đánh hội đồng" cho nhừ tử mới thỏa cơn giận dữ chứ chẳng cần phải cấm vận, trừng phạt cho mất công.
Người Nga cũng không nên oán thán đến chuyện Mỹ-phương Tây trừng phạt, cấm vận làm gì. Họ cần cố tự lập tự cường mà vượt qua, bởi lẽ làm cho Mỹ-NATO và phương Tây một cú đau như thế...
Theo Lê Ngọc Thống
Đất Việt
Nga đáp trả tuyên bố của Mỹ: "Không có chuyện đưa Crimea ra đàm phán" Chủ đề trả lại Crimea sẽ không được thảo luận và sẽ không đàm phán với các đối tác nước ngoài, thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nói. "Nói về Crimea, Tổng thống Nga Vladimir Putin rất kiên định và thực tế là nhân dân bán đảo Crimea quyết định tìm kiếm sự bảo vệ từ Nga và...