Nga tuyên bố khôi phục cân bằng quân sự nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân
Nga tuyên bố nước này buộc phải khôi phục cân bằng sức mạnh quân sự với Mỹ nếu chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi hiệp ước về vũ khí hạt nhân và bắt đầu phát triển các tên lửa mới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần cảnh báo nếu INF đổ vỡ, Nga buộc phải tính đến các biện pháp quân sự. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, trong cuộc họp báo qua điện thoại vào hôm qua 22/10, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov gọi kế hoạch của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) giữa Nga và Mỹ là bước đi khiến Moscow quan ngại. “Các hành động như vậy có thể khiến thế giới trở nên nguy hiểm hơn”, ông Peskov nói.
Phát ngôn viên Điện Kremlin cũng cho biết thêm rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần cảnh báo hiệp ước đổ vỡ sẽ buộc Moscow phải có những bước đi quân sự cụ thể. “Hủy bỏ các điều khoản của INF buộc Nga phải dùng đến các biện pháp đảm bảo an ninh”, ông Peskov nói khi nhấn mạnh đến việc Nga sẽ buộc phải khôi phục cân bằng sức mạnh quân sự với Mỹ nếu Washington đơn phương rút khỏi INF.
Video đang HOT
Bình luận trên được đưa ra không lâu sau khi Tổng thống Trump cáo buộc Nga vi phạm INF và Mỹ sẽ sớm rút khỏi hiệp ước về vũ khí hạt nhân này với Nga.
Hiệp ước INF được ký kết năm 1987 giữa Nga và Mỹ, yêu cầu loại bỏ các tên lửa hạt nhân và tên lửa thường tầm ngắn và tầm trung từ 500km đến 5.500km của cả hai quốc gia.
Bình luận sau cuộc họp hôm qua với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Nikolai Patrushev, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho biết Washington vẫn chưa đưa ra bất cứ quyết định nào liên quan đến triển khai tên lửa ở châu Âu nhằm vào Nga trong trường hợp rút khỏi INF.
Trong một diễn biến liên quan khác, phát biểu với báo chí hôm qua, Tổng thống Trump một lần nữa cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ tăng cường lực lượng hạt nhân cho tới khi các quốc gia khác phải thức tỉnh. “Cho đến khi mọi người thức tỉnh, chúng tôi sẽ tăng cường sức mạnh. Khi họ thức tỉnh, tất cả chúng ta đều sẽ trở nên thông minh và chúng ta sẽ dừng lại. Không chỉ dừng lại, chúng ta sẽ cắt giảm, đó là điều tôi muốn làm”, ông Trump nói khi ngầm chỉ đến tăng cường lực lượng hạt nhân của Mỹ.
Khi được hỏi liệu tuyên bố này có thể coi là một lời đe dọa hay không, người đứng đầu Nhà Trắng nói: “Đó là mọt lời cảnh báo tới bất cứ ai mà quý vị muốn. Có thể gồm Trung Quốc, có thể gồm Nga hay bất cứ ai muốn chơi ván bài đó”. Ông Trump nhấn mạnh, Trung Quốc tuy không phải là một bên tham gia ký kết hiệp ước nhưng “cần phải xét cả đến họ”.
Minh Phương
Theo Dantri/ SCMP
Nga tuyên bố không bình luận trước thông tin từ truyền thông Anh về Skripal
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, trong lúc chính phủ Anh chưa đưa ra bất kỳ thông tin chính thức nào khác về vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái, điện Kremlin sẽ không đưa ra bình luận nào.
Theo hãng tin Sputnik, ông Peskov trả lời trước báo giới rằng: "Ngay từ đầu Nga đã kêu gọi chính phủ Anh cung cấp thông tin về vụ việc cùng những manh mối khác. Chưa có bất kỳ thông tin nào được công bố thông qua kênh chính thức. Chúng tôi không thể dùng thông tin đến từ truyền thông và cũng không muốn làm vậy. Chúng tôi cũng sẽ không đưa ra bất kỳ lời giải thích hay bình luận về những tin tức chỉ do truyền thông cung cấp".
Cựu điệp viên Nga Sergei Skripal, ảnh chụp năm 2009.
Khi được hỏi về việc liệu điện Kremlin có thực sự cho rằng Ruslan Boshirov và Alexander Petrov, những người bị Anh cáo buộc tiến hành vụ ám sát cha con Skripal, là những công dân Nga bình thường hay không, ông Peskov nói: "Tôi sẽ không bao giờ phát biểu những điều mà điện Kremlin chỉ giả định".
Vào ngày 8/10, một nhóm blogger điều tra có tên Bellingcat của Anh đã cho đăng tải thông tin về việc Alexander Petrov, một trong hai người bị cáo buộc tham gia vào vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái Yulia của ông, "thực ra" là bác sĩ quân y có tên Alexander Mishkin. Tuy nhiên họ không đưa ra được bằng chứng nào chứng minh điều này.
Trước đó vào ngày 5/9, chính phủ Anh đã buộc tội Alexander Petrov và Ruslan Boshirov đã thực hiện vụ đầu độc. Thủ tướng Anh Theresa May đã khẳng định rằng cơ quan tình báo Nga đã đứng đằng sau vụ việc này và nó đã được chính phủ Nga chấp thuận tiến hành, song Nga vẫn một mực phủ nhận.
Ông Skripal và con gái đã bị đầu độc vào ngày 4/3 năm nay bằng một loại chất mà chính phủ Anh khẳng định là chất độc thần kinh dùng cho mục đích quân sự. London khẳng định Nga đứng đằng sau vụ việc này, song Nga đã liên tục phủ nhận với lý do rằng Anh vẫn chưa đưa ra được bằng chứng xác thực.
Vụ đầu độc đã dẫn đến sự căng thẳng ngoại giao giữa hai bên, khi hàng loạt các quan chức ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi Anh và các nước EU khác, và đáp lại Nga cũng yêu cầu nhà ngoại giao Anh ở Nga về nước.
Theo infonet
Mỹ dọa phá hủy đầu đạn hạt nhân của Nga Mỹ sẽ cân nhắc phá hủy các tên lửa mới có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Nga nếu chúng đi vào hoạt động, đại diện thường trực của Mỹ tại NATO cảnh báo sau khi cáo buộc Moscow đang phát triển một loại vũ khí vi phạm hiệp ước về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa hai bên. Đại...