Nga tuyên bố đã ‘chuẩn bị sẵn sàng’ đối phó với NATO
Ngày 19/12, Sputnik dẫn lời ông Franz Klintsevich, thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Thượng viện Nga tuyên bố, Moscow đã chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với cuộc xung đột quân sự quy mô lớn mà NATO có thể dấy lên.
Nga tuyên bố đã ‘chuẩn bị sẵn sàng’ đối phó với NATO. (Nguồn: Moscow New Agency)
Ông Klintsevich nhấn mạnh rằng, mặc dù Nga “không hề chuẩn bị bất kỳ cuộc lược nhập nào nhưng luôn bị các nước phương Tây cáo buộc và gán cho là “kẻ xâm lược” và họ dùng điều này như cái cớ để mở rộng sức mạnh và hành động của NATO”.
“‘Tập thể phương Tây’ đại diện là NATO hiện đang hoạch định kịch bản hành động, bao gồm cả các nước Cộng hòa Baltic thuộc Liên Xô cũ và các nước từng trong Hiệp ước Warsaw”, ông Klintsevich lưu ý, “điều đó khiến chúng tôi lo ngại sâu sắc, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung”.
Trước đó, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov tuyên bố rằng, kịch bản các cuộc tập trận của NATO cho thấy khối này có chủ đích xúc tiến cuộc xung đột quân sự quy mô lớn.
Video đang HOT
Theo ông Klintsevich, hiện nay, nền quốc phòng của Nga đang ở trình độ cao nhất và Moscow đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết để sẵn sàng hành động trong trường hợp xảy ra kịch bản tiêu cực như vậy.
Thế Việt
Theo baoquocte.vn/Sputnik
Thổ Nhĩ Kỳ đang chơi trò nước đôi với cả NATO và Nga?
Giới chuyên gia nhận định Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang chơi nước đôi với cả NATO và Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper muốn nhận được lời giải thích từ Ankara sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đe dọa đóng cửa 2 căn cứ chiến lược của NATO tại quốc gia này.
" Tôi cần nói chuyện với người đồng cấp của tôi từ Bộ Quốc phòng (Thổ Nhĩ Kỳ), để hiểu được xem họ thực sự có ý gì và mức độ nghiêm trọng đến đâu" - người đứng đầu Lầu Năm Góc, cho biết.
Theo ông Mark Esper, " nếu họ (Thổ Nhĩ Kỳ) thực sự nói rằng điều đó là nghiêm túc, họ là một quốc gia có chủ quyền, do đó họ có quyền không thể tước đoạt cho triển khai hoặc không cho triển khai các căn cứ của NATO và quân đội nước ngoài trên lãnh thổ mình", nhưng trong trường hợp này, " điều đó lại trở thành một vấn đề ảnh hưởng đến toàn bộ liên minh, cũng như nghĩa vụ của họ đối với liên minh".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. (Ảnh: Reuters)
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một lần nữa bày tỏ sự thất vọng về chính sách mà Ankara lựa chọn ngày càng xa cách với NATO và xích lại gần hơn với Nga.
Tuần trước, Ủy ban Quốc tế Thượng viện Mỹ phê chuẩn dự luật áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến việc mua hệ thống S-400 của Nga. Các biện pháp này sẽ đưa ra các hạn chế đối với việc bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, và cũng ảnh hưởng đến một số quan chức chịu trách nhiệm cho chiến dịch quân sự tại Syria. Dự luật được thông qua sẽ được gửi tới xem xét tại Quốc hội, và sau đó sẽ trình lên Tổng thống Donald Trump.
" Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang chơi trò nước đôi với cả NATO và Nga. Ông Erdogan đang làm mọi cách có thể để có thể ngồi trên hai chiếc ghế, để có được tất cả mọi thứ mình cần, cả từ Nga cũng như từ Liên minh Bắc Đại Tây Dương" - giáo sư Sergey Sudakov từ Học viện Khoa học Quân sự cho biết.
Ngày 15/12, khi trả lời câu hỏi của một kênh truyền hình thân chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về các biện pháp trừng phạt có thể có của Mỹ đáp trả việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, ông Erdogan nói rằng, nếu cần thiết Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng cửa các căn cứ Incirlik và Kureggik.
Tại căn cứ Incirlik ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi được Không quân Mỹ sử dụng cho các hoạt động quân sự trong khu vực suốt nhiều thập kỷ, hiện đang lưu giữ khoảng 50 đầu đạn hạt nhân của Mỹ, trong khi tại Kureggik đang triển khai một trạm radar quan trọng của NATO.
Căn cứ không quân Incirlik có khả năng tiếp nhận tất cả các loại máy bay, bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược, với chiều dài đường băng hơn 3 nghìn mét. Số lượng binh sĩ thuộc Không quân Mỹ tại căn cứ này, theo các ước tính khác nhau, dao động từ 3 đến 5 nghìn người.
Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ trở nên tồi tệ kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua S-400 bất chấp sự phản đối từ Mỹ cho rằng, các hệ thống của Nga này không tương thích với vũ khí của NATO. Căng thẳng giữa 2 nước gia tăng khi Thổ Nhĩ Kỳ phớt lờ Washington phát động chiến dịch quân sự ở đông bắc Syria, chiến đấu chống lại người Kurd - đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến với "Nhà nước Hồi giáo" (IS).
(Tổng hợp)
VĂN ĐỨC
Theo vtc.vn
Khuấy động Biển Đen, Mỹ giúp Putin hoàn tất nước cờ hiểm Biển Đen bị khuấy động sẽ giúp Nga có cơ sở để ngăn chặn Mỹ-phương Tây quốc tế hoá biển Azov và eo biển Kerch. Mỹ lại cho tàu chiến vào biển Đen, Nga điều tàu tên lửa giám sát Theo TASS, ngày 15/12, khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Ross của Hải quân Mỹ đã đi vào Biển Đen,...