Nga tuyên bố cuộc khủng hoảng của đồng Ruble đã kết thúc
Reuters đưa tin, ngày 25/12, Nga tuyên bố cuộc khủng hoảng tiền tệ của nước này đã kết thúc, cho dù dự trữ ngoại hối của Moskva sụt giảm mạnh và lạm phát theo năm đã tăng lên trên 10%, làm tăng thêm những khó khăn mà Nga phải đối mặt khi tìm cách vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1998.
Anh minh hoa. (Nguôn: neftegaz.ru)
Phát biểu trước Thượng viện, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov khẳng định: “Lãi suất cơ bản đã được nâng lên để ổn định tình hình ở thị trường tiền tệ. Theo quan điểm của chúng tôi, giai đoạn (khủng hoảng tiền tệ) này đã kết thúc. Đồng Ruble đang mạnh lên.”
Tuần trước, giá trị đồng Ruble đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay do giá dầu sụt giảm mạnh và các lệnh trừng phạt của Phương Tây đối với Moskva liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine, vốn khiến các công ty Nga hầu như không thể huy động vốn tại các thị trường Phương Tây.
Tuy nhiên, đồng Ruble đã phục hồi mạnh sau khi giới chức Nga áp dụng các biện pháp ngăn chặn đồng tiền này trượt giá, như tăng lãi suất từ 10,5% lên 17% và hạn chế xuất khẩu ngũ cốc, đồng thời kiềm chế thành công lạm phát.
Theo Vietnam
Video đang HOT
Thả nổi đồng ruble, quan chức Nga có "cơ" tham nhũng?
Khi giới đầu cơ mất đi lợi thế, thì cơ hội lại chuyển vào tay những nhân vật có mối quan hệ sâu rộng trong làng tài chính Nga.
Đồng ruble nhanh chóng phục hồi sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo về nạn đầu cơ nội tệ. Ảnh: WSJ
Đồng ruble nhanh chóng phục hồi sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo về nạn đầu cơ nội tệ. Cùng lúc Ngân hàng Trung ương nước này cho biết sẽ thả nổi đồng tiền trên thị trường, giảm các biện pháp can thiệp định kỳ và thắt chắt nguồn cung. Đây là một phần trong nỗ lực ngăn chặn hoạt động đánh cược vào tỷ giá của các nhà đầu tư nội địa.
"Theo quan sát của chúng tôi, số lượng vị thế đầu cơ nhảy vọt theo diễn biến tỷ giá. Nhưng tình trạng này sẽ chấm dứt trong một thời gian ngắn, sau khi Ngân hàng Trung ương có các biện pháp đối phó", ông Putin phát biểu trong một hội thảo kinh doanh vào thứ Hai tổ chức ở Bắc Kinh.
Ngay sau đó, Ngân hàng Trung ương cho biết sẽ loại bỏ hành lang giao dịch được thiết kế sẵn cho đồng ruble, đồng thời xóa các biện pháp can thiệp khi giá ruble trượt khỏi quãng giá được định sẵn.
Trước đây, Ngân hàng Trung ương sẽ chi ra tối đa 350 triệu USD/ngày để hỗ trợ ruble nếu nó trượt xuống khỏi cận dưới của quãng giao dịch. Theo đó, mỗi lần đồng ruble tuột khỏi quãng giới hạn, định chế này sẽ rót 350 triệu USD/lần để trợ giá, sau đó tiếp tục nâng biên độ giao dịch của ruble so với giá trị rổ tiền tệ mục tiêu thêm 5 kopek (100 kopek = 1 ruble), trước khi lặp lại các bước trên.
Ngay sau Ngân hàng Trung ương rút khỏi thị trường, đồng ruble tăng so với USD trong thứ Hai ngày 10/11. Tỷ giá đồng ruble phục hồi 2,7%, lên mức hơn 45,4 ruble đổi 1USD và khoảng 56 ruble đổi 1 euro.
"Biện pháp can thiệp &'bằng miệng' của Ngân hàng Trung ương đã phát huy tác dụng. Ngoài ra, ông Putin đã đích thân giao việc cho định chế này, tôi nghĩ điều đó sẽ giúp bình ổn niềm tin của dân chúng với đồng nội tệ", ông Tatiana Orlova, chuyên gia nghiên cứu kinh tế Nga tại ngân hàng Royal Bank of Scotland nhận xét.
Tuy nhiên, một phiên giao dịch không chưa khẳng định được điều gì. Nguy cơ sụt giá của ruble chưa được loại bỏ hoàn toàn. Là một đồng tiền nương theo giá dầu, nếu giá dầu sa sút sâu thêm, rất có thể nó sẽ kéo theo ruble trượt dốc.
Mặc dù tuyên bố xóa bỏ hành lang giao dịch và ngừng can thiệp theo chu kỳ, Ngân hàng Trung ương Nga vẫn "bỏ ngỏ" rằng sẽ can thiệp khi "nhận thấy an ninh tài chính bị đe dọa".
Điều này có thể tạo điều kiện cho tham nhũng nảy sinh, ông Kostantin Sonin, một trong những nhà kinh tế chuyên nghiên cứu Nga nổi tiếng thế giới nhận xét.
Trong một bài viết đăng trên tờ nhật báo kinh doanh Vedomosti, ông Sonin thừa nhận kế hoạch thả nổi sẽ làm khó các nhà đầu cơ.
Ngân hàng Trung ương Nga.
"Trước đây, họ chỉ cần đoán kết quả cuối cùng, còn hiện giờ, họ sẽ phải phán đoán theo diễn biến của thị trường nữa. Sẽ ra sao nếu thị trường phản ứng quá chậm? Chuyện gì xảy ra nếu ruble đột nhiên đổi hướng vọt lên?", ông viết.
Nói tóm lại, kế hoạch này sẽ là đòn phủ đầu vì kiếm lời từ một đồng tiền thả nổi là hoạt động tốn kém và rủi ro.
Tuy nhiên, lật ngược lại vấn đề, khi giới đầu cơ mất đi lợi thế, thì cơ hội lại chuyển vào tay những nhân vật có mối quan hệ sâu rộng trong làng tài chính.
"Nếu Ngân hàng Trung ương sẽ can thiệp không báo trước để trừng phạt giới đầu cơ, thì thông tin đi trước về các biện pháp cụ thể trên sẽ đáng giá bạc tỷ. Thậm chí quốc gia &'sạch sẽ' nhất với thể chế vững chắc nhất cũng sẽ phải đối mặt với rủi ro nặng nề của tình trạng tham nhũng".
Theo NTD/Bizlive
Nga chính thức thả nổi đồng ruble Ngân hàng Trung ương Nga đã hoàn tất quá trình chuyển sang chính sách thả nổi đồng ruble sau khi chính thức dỡ bỏ hành lang ngoại hối đã tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau từ năm 1995 tới nay. Trong thông báo ngày 10/11, Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố hủy bỏ hành lang ngoại hối đối với giỏ...