Nga tuyên bố chưa thể đàm phán với Ukraine
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 4.12 cho hay hiện chưa có căn cứ nào để đàm phán về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Theo tờ Izvestia dẫn lời ông Peskov, một số quốc gia đã đề nghị làm trung gian đàm phán hòa bình Nga – Ukraine, bao gồm cả Qatar. Ông Peskov đã bày tỏ lòng biết ơn tất cả các quốc gia trên vì thiện chí của họ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry ( trái). ẢNH: REUTERS
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định nước này có thể phải tạm thời nhượng bộ một số vùng lãnh thổ mà Nga kiểm soát để đổi lấy việc gia nhập NATO và chấm dứt xung đột. Trước diễn biến trên, Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis ngày 4.12 cho rằng: “Nếu chúng ta muốn có hòa bình ở Ukraine, chúng ta sẽ phải cung cấp các đảm bảo an ninh. Không có cách nào rẻ để đảm bảo an ninh hơn là điều 5 của NATO”.
Tính toán mới của ông Zelensky để NATO bảo vệ Ukraine
Liên quan chiến sự, Tổng thống Zelensky ngày 3.12 kêu gọi tăng cường lực lượng tại các khu vực ở miền đông Ukraine dọc theo chiến tuyến dài 1.000 km, nơi quân đội Nga gần đây đạt được nhiều bước tiến. Ông Zelensky nhấn mạnh việc nâng cao năng lực tấn công tầm xa của Ukraine, bao gồm đẩy mạnh sản xuất vũ khí trong nước, là yếu tố then chốt để chống lại các đợt tấn công của Nga và bảo vệ tính mạng của các binh sĩ. Tuyên bố của ông Zelensky diễn ra trong bối cảnh Nga kiểm soát thêm 2 ngôi làng, gồm Romanovka ở Donetsk và Novodarovka ở vùng Zaporozhie, theo Reuters.
Nga phản hồi về kế hoạch hòa bình của Tổng thống Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng các sáng kiến hòa bình của nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky đã trở thành vấn đề nhức nhối với tất cả mọi người và là một "tối hậu thư thuần túy".
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: RIA Novosti
Theo đài RT (Nga), phát biểu tại một cuộc họp báo ở Riyadh, ông Lavrov nhấn mạnh rằng việc phương Tây khăng khăng tuân theo cái gọi là "công thức hòa bình" của Tổng thống Zelensky cho thấy họ không có ý định đàm phán với Moskva trên cơ sở bình đẳng. Tuyên bố của ông Lavrov được đưa ra sau cuộc họp về hợp tác chiến lược với các quốc gia Arab ở vịnh Ba Tư.
"Sáng kiến của ông Zelensky đã được biết đến từ lâu, nó đã trở thành một vấn đề nhức nhối với tất cả mọi người, đó là một tối hậu thư thuần túy. Thực tế, việc phương Tây theo đuổi tối hậu thư này chỉ có nghĩa rằng phương Tây không muốn đàm phán một cách trung thực", ông Lavrov nêu rõ.
Nhà ngoại giao Nga cũng cho rằng những nước ủng hộ Ukraine muốn làm mọi thứ trong khả năng để Moskva "tiến gần hơn đến tình huống phải tuyên bố rằng Nga đã thất bại chiến lược trên chiến trường".
Ông Lavrov khẳng định Nga thậm chí chưa bao giờ nghiêm túc xem xét sáng kiến của ông Zelensky và chỉ bày tỏ sự ngạc nhiên khi vẫn có người ủng hộ sáng kiến này.
Ngoại trưởng Nga cũng lưu ý rằng nhiều cuộc thảo luận về giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Ukraine cũng đã bỏ qua một yếu tố quan trọng, vốn là một trong những lý do cơ bản khiến Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào năm 2022.
"Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nói rằng đã đến lúc bắt đầu đàm phán", ông Lavrov nói, lưu ý rằng các phương tiện truyền thông Đức đã ám chỉ rằng các cuộc đàm phán như vậy sẽ diễn ra dựa trên thực tế là "vấn đề lãnh thổ sẽ phải được giải quyết có tính đến tình hình thực địa".
Tuy nhiên, nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh "vấn đề không phải là lãnh thổ" và Moskva "không bao giờ muốn đất của người khác" mà thay vào đó muốn "những người là một phần không thể thiếu của thế giới Nga, văn hóa Nga, ngôn ngữ Nga, lịch sử, tôn giáo, được đối xử nhân đạo, theo yêu cầu của luật pháp quốc tế".
Ông Lavrov nhấn mạnh mặc dù việc tìm thời gian và địa điểm cho các cuộc đàm phán về Ukraine tương đối dễ dàng, nhưng điều quan trọng hơn nhiều là phải thống nhất được những vấn đề sẽ được thảo luận trong các cuộc đàm phán này.
"Nếu chúng tôi thảo luận về lời kêu gọi ngừng bắn và nghĩ đến trao đổi lãnh thổ thì điều này không thành vấn đề. Vấn đề không nằm ở các vùng lãnh thổ, vấn đề nằm ở quyền của những người đã bị luật pháp chà đạp và không có sáng kiến nào trong không gian chính trị đề cập cụ thể đến họ", ông nói.
Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga rơi vào bế tắc kể từ tháng 3/2022 sau khi Kiev bất ngờ rút khỏi đàm phán do bất đồng về các điều khoản với phía Moskva. Cuối năm 2022, ông Zelensky ban hành sắc lệnh cấm đàm phán với chính quyền của Tổng thống Putin.
Cuối năm 2022, Tổng thống Ukraine đã đề xuất "công thức hòa bình" gồm 10 điểm để giải quyết cuộc xung đột với Nga. Công thức này gồm một số điểm như Nga phải rút hết quân, khôi phục đường biên giới năm 1991. Kiev coi đây là nền tảng cho bất cứ cuộc hòa đàm nào với Moskva.
Trong khi đó, Nga cáo buộc công thức hòa bình của ông Zelensky là tối hậu thư và khẳng định không thương lượng dựa trên phương án này. Phía Nga nhấn mạnh rằng mọi đàm phán phải dựa trên thực tế mới về lãnh thổ, nghĩa là Ukraine phải công nhận 4 tỉnh đã sáp nhập Nga cũng như từ bỏ tham vọng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ông Medvedev: Nga không đàm phán với Ukraine cho đến khi Kiev 'bị đánh bại hoàn toàn' Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Moskva sẽ không đàm phán với Ukraine sau cuộc tấn công của Kiev vào khu vực Kursk, cho đến khi đối phương bị đánh bại hoàn toàn. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: TASS "Những lời bàn tán sáo rỗng mà những bên trung gian không...