Nga tung tín hiệu mới về cơ hội hạt nhân với Mỹ
Một hiệp ước hạt nhân khác giữa Mỹ và Nga đang rơi vào nguy cơ sau động thái Washington tuyên bố rút khỏi INF.
Một hiệp ước hạt nhân khác giữa Mỹ và Nga đang rơi vào nguy cơ sau động thái Washington tuyên bố rút khỏi một hiệp ước kiểm soát vũ khí thời Chiến tranh Lạnh, một nhà ngoại giao cấp cao của Nga ngày 7/2 cho biết.
Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov cho rằng việc Mỹ từ chối đàm phán gia hạn Hiệp ước New Start (hết hạn vào năm 2021) báo hiệu một ý định của Washington và cảnh báo thời gian sắp hết để cứu lấy hiệp ước này. New Start được ký vào năm 2010 giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.
INF đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ.
Ông Ryabkov nói rằng, Mỹ đã thể hiện việc “không sẵn sàng hay không mong muốn” tham gia vào các cuộc đàm phán thực chất về việc gia hạn New Start. Hiệp ước này giới hạn mỗi quốc gia sở hữu không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân được triển khai và 700 tên lửa và máy bay ném bom được triển khai.
Video đang HOT
Theo quan chức này, Mỹ cho biết họ đã chuyển đổi 56 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Trident và 41 máy bay ném bom chiến lược B-52H mang vũ khí hạt nhân để sử dụng với vũ khí thông thường.
“Trong trường hợp xấu nhất, họ có thể mang tới 1.286 đầu đạn hạt nhân”, ông nói, có nghĩa là Hoa Kỳ có thể tăng gần gấp đôi số lượng đầu đạn được triển khai mà hiệp ước New Start cho phép.
Ông nói rằng “gần như không còn thời gian nữa” để thảo luận về vấn đề đó và các vấn đề khác để hiệp ước này được kéo dài thêm năm năm như dự kiến khi ký kết.
Ryabkov cũng cho biết Nga sẵn sàng đàm phán về một thỏa thuận kế nhiệm cho hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung INF năm 1987.
“Chúng tôi đã sẵn sàng để đối thoại,” ông Ryabkov nói. “Nếu Hoa Kỳ quan tâm, họ nên đưa ra đề xuất của mình.”
Chỉ ra những vi phạm của Nga, Mỹ vào thứ Bảy tuần qua đã chính thức đình chỉ nghĩa vụ của mình theo INF. Nga, bác bỏ mọi cáo buộc, cũng đã tiến hành động thái tương tự.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho quân đội cuối tuần qua phát triển vũ khí mới sử dụng trên đất liền – điều bị cấm theo hiệp ước INF, nhưng nhấn mạnh rằng những vũ khí mới này sẽ không được triển khai tới lãnh thổ Nga tại châu Âu hoặc bất kỳ khu vực nào khác trừ khi Mỹ làm tương tự tại những nơi đó.
An Bình
Theo Tổ Quốc
Nga để ngỏ khả năng đàm phán hiệp ước hạt nhân mới với Mỹ
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 7-2 cho biết Nga sẽ xem xét các đề xuất mới của Mỹ để thay thế Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) bằng hiệp ước quy mô lớn hơn với sự tham gia của nhiều nước.
Tại một cuộc họp báo ở thủ đô Moscow, ông Ryabkov nói Nga chỉ biết đến đề xuất thiết lập hiệp ước mới - trong đó có nhiều quốc gia thành viên hơn - thông qua tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump. "Chúng tôi hy vọng đề xuất này được đưa ra cụ thể bằng văn bản hoặc thông qua các phương tiện khác" - ông Ryabkov nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho biết đến nay, Mỹ vẫn chưa gửi cho Nga bất kỳ đề xuất cụ thể nào về một hiệp ước mới.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: Reuters
Hồi tuần trước, Tổng thống Donald Trump khẳng định ông muốn tổ chức các cuộc đàm phán nhằm đề ra một hiệp ước kiểm soát vũ khí mới.
Đáp lại, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga chỉ đình chỉ INF (ký năm 1987) nếu Mỹ chấm dứt cáo buộc Moscow vi phạm hiệp ước này. Đến nay, Nga vẫn bác bỏ những cáo buộc vi phạm hiệp ước INF từ phía Mỹ.
Theo hãng tin Tass, Bộ Ngoại giao Nga đã gửi thông báo về việc Moscow đình chỉ Hiệp ước INF đến Đại sứ quán Mỹ hôm 4-2. Ông Ryabkov nêu rõ thái độ của Moscow: "Nga quyết liệt bác bỏ cáo buộc vô căn cứ và không rõ ràng về các vi phạm Hiệp ước INF. Nga cũng đã thông báo cho Mỹ rằng chúng tôi sẽ ngưng thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước INF cho đến khi Mỹ tuân thủ trở lại hoặc hiệp ước tiếp tục được thực thi".
Cũng theo ông Ryabkov, Washington vẫn chưa có bất kỳ bước đi nào để chấm dứt các hành vi mà Nga cho là vi phạm hiệp ước.
Xuân Mai (Theo Reuters, Tass)
Theo Nguoilaodong
Nga chế 2 loại siêu tên lửa mới đối đầu với Mỹ Trước việc Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) giữa Nga và Mỹ đổ bể, Moscow quyết định chế tạo 2 loại tên lửa đất đối đất thế hệ mới trước năm 2021 để đối phó tình hình. Tổng thống Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu - Ảnh: Internet Hồi tuần trước, Mỹ đã đơn phương tuyên bố chấm...