Nga tung “phép thử” trong căng thẳng với Nhật ở chuỗi đảo tranh chấp
Các chuyên gia cho rằng, các động thái lần này của Nga không chỉ nhằm gửi tín hiệu tới Nhật Bản về tranh chấp Lãnh thổ phương Bắc/ Nam Kuril, mà còn nhằm thử phản ứng của Mỹ.
Chuỗi đảo tranh chấp mà Nga gọi là Nam Kurils và Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phía Bắc (Ảnh: DW).
Báo SCMP ngày 11/8 đưa tin, các chiến đấu cơ của Nhật Bản đã nhiều lần đáp trả máy bay quân sự Nga tiếp cận không phận Nhật Bản ở phía bắc Hokkaido trong những tuần gần đây, khi căng thẳng hai nước leo thang về một chuỗi đảo tranh chấp mà Nga gọi là Nam Kuril và Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phía Bắc.
Các thống kê cho thấy Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (ASDF) đã 35 lần xuất kích chặn máy bay Nga trong tháng 6, con số cao nhất kể từ khi nước này bắt đầu công bố số liệu thống kê hàng tháng vào tháng 4/2020. Nhật Bản cũng cho biết đã hơn 23 lần chặn máy bay Trung Quốc trong cùng kỳ.
Đây là lần đầu tiên ASDF triển khai nhiều máy bay để đánh chặn máy bay Nga hơn là của Trung Quốc ở vùng cực nam của quần đảo Nhật Bản trong 9 tháng qua.
Các vụ việc ngoài khơi phía bắc Hokkaido gia tăng một phần có thể liên quan đến cuộc tập trận quân sự quy mô của Nga, dự kiến sẽ tiếp tục cho đến cuối tháng 8 – động thái mà chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh là “không thể chấp nhận được” khi các cuộc tập trận đang diễn ra trên một nhóm đảo mà Tokyo cũng tuyên bố chủ quyền.
Các chuyên gia cho rằng, các động thái này của Nga không chỉ có ý nghĩa như một thông điệp gửi tới Tokyo trong cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài về các hòn đảo tranh chấp, mà còn là nhằm phô trương sức mạnh.
Video đang HOT
Thử phản ứng của Mỹ, hay Trung Quốc?
Xe tăng IS-2 thời Liên Xô cũ trước tượng đài Thế Chiến II trên chuỗi đảo mà Nga gọi là Nam Kuril và Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phía Bắc (Ảnh: Reuters).
Cũng theo các chuyên gia, Nga có thể cũng muốn thử lập trường của Washington trong vấn đề tranh chấp này, trong bối cảnh bùng lên nhiều lo ngại, căng thẳng song phương Moscow và Tokyo sẽ trở thành một vấn đề đa phương liên quan đến cả Mỹ và Trung Quốc.
Trong một bài bình luận gần đây trên trang mạng của Diễn đàn Đông Á, Phó Giáo sư Andrey Gubin của Đại học Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok, cho rằng bối cảnh xung quanh cuộc tranh chấp đã thay đổi. “Căng thẳng Mỹ-Nga, Mỹ-Trung và Nhật-Trung gia tăng đang ảnh hưởng xấu đến môi trường an ninh ở Đông Bắc Á”, chuyên gia này nhận định.
Giáo sư nghiên cứu Đông Á tại Đại học Kokushikan của Tokyo Yakov Zinberg cho biết, Moscow lần đầu tiên công khai thể hiện sự bất bình đối với Nhật Bản sau khi Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, khi nói chuyện với sinh viên một trường đại học ở Vladivostok vào ngày 8/7 cho rằng, Nga không có tranh chấp lãnh thổ về chủ quyền biển đảo với Nhật Bản.
“Đó là một tuyên bố rất bất thường và bất ngờ vì rõ ràng là có tranh chấp và điều này báo hiệu sự về một quan điểm cứng rắn hơn của Nga trong vấn đề này”, ông nhận định.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin sau đó đã đến thăm các đảo tranh chấp vào cuối tháng 7 và tuyên bố sẵn sàng phát triển kinh tế chung với các nước khác, bao gồm cả Nhật Bản, và có thể áp dụng các biện pháp miễn giảm thuế cho các công ty hoạt động trên quần đảo này.
“Nga đang thử phản ứng của Mỹ vì cho rằng Nhật không có quan điểm độc lập về các vấn đề đối ngoại và bị tác động bởi Washington. Vì vậy, Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn biết người đồng cấp Joe Biden sẽ làm gì trong vấn đề này”, chuyên gia Yakov Zinberg nói thêm.
Theo chuyên gia này, trên thực tế, trong khi chính quyền Mỹ tuyên bố đảm bảo an ninh với Nhật Bản trong tranh chấp ở biển Hoa Đông đang tranh chấp với Bắc Kinh nhưng lại không cam kết gì trong tranh chấp của Nhật Bản với Nga. Và ông cho rằng, dường như Nga đang thử quyết tâm của Mỹ đối với vấn đề này và sẽ “cảm thấy an toàn hơn nếu Mỹ tiếp tục lờ đi”.
Một thách thức nữa đối với Nhật Bản là mối lo ngại rằng, Bắc Kinh đã thay đổi lập trường về tranh chấp.
Tháng trước, sau khi Nhật Bản phản đối chuyến thăm của Thủ tướng Nga Mishustin tới hòn đảo, tại một cuộc họp thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, một nhà báo của Thời báo Hoàn Cầu đã đặt câu hỏi liệu Bắc Kinh có bình luận gì không.
Người phát ngôn Triệu Lập Kiên đã trả lời rằng, đó là vấn đề song phương giữa Nga và Nhật Bản nhưng nói thêm: “Trung Quốc tin rằng thành quả của cuộc chiến chống phát xít cần được tôn trọng và duy trì”.
Trong khi Trung Quốc trước đây ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo này, việc ông Triệu Lập Kiên trích dẫn mô tả của Moscow về “thắng lợi của cuộc chiến chống phát xít” là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh hiện đang đứng về phía Moscow.
Trung Quốc bất ngờ đề xuất phương án điều tra nguồn gốc COVID-19
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, nước này đã đề xuất phương án điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 thay thế kế hoạch của WHO.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên bác cách thức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến hành giai đoạn 2 cuộc điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2, cho biết nước này đã đề xuất phương án thay thế.
"Đó là một kế hoạch chuyên nghiệp, dựa trên khoa học. Các nghiên cứu đã được thực hiện trong giai đoạn một, đặc biệt là những nghiên cứu đã có kết quả rõ ràng, không nên thực hiện lại trong giai đoạn 2", ông Triệu Lập Kiên nói, song không cho biết kế hoạch điều tra do Trung Quốc đề xuất đã được gửi đến cơ quan nào và khi nào.
Trung Quốc hứng chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế khi từ chối điều tra nguồn gốc COVID-19. (Ảnh: Bloomberg)
Người phát ngôn Triệu Lập Kiên cũng cho rằng, một số quốc gia đã bày tỏ quan ngại và phản đối kế hoạch của WHO về cuộc điều tra ở giai đoạn hai.
Động thái của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh cáo buộc Bắc Kinh cản trở quá trình điều tra giai đoạn 2 về nguồn gốc COVID-19. Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho rằng, việc Trung Quốc từ chối điều tra giai đoạn 2 nguồn gốc COVID-19 là vô trách nhiệm và nguy hiểm.
Bắc Kinh và các chuyên gia y tế hàng đầu của nước này bác bỏ mạnh mẽ giả thuyết rằng virus SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, cho rằng không có loại virus nào như vậy được nghiên cứu trước khi COVID-19 xuất hiện.
WHO đang lên kế hoạch giai đoạn 2 cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19, trong đó có việc kiểm tra các phòng thí nghiệm và cơ sở nghiên cứu tại khu vực mà những ca mắc COVID-19 đầu tiên được ghi nhận vào tháng 12/2019.
Hồi tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu các cơ quan tình báo nước này đưa ra báo cáo đánh giá lại nguồn gốc COVID-19 và xác định xem liệu dịch bệnh này có rò rỉ từ phòng thí nghiệm hay lây nhiễm từ động vật sang con người.
Trung Quốc nói Mỹ "phải nhận bài học về đối xử bình đẳng" Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng, Bắc Kinh sẽ "bổ túc" cho Mỹ về cách đối xử với các nước khác một cách bình đẳng nếu cần thiết. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Ảnh: AFP). "Mỹ luôn muốn gây sức ép lên các nước khác với ý nghĩ rằng họ ở cửa trên", báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng...