Nga tung bằng chứng bác tuyên bố phóng tên lửa liên lục địa của Triều Tiên
Bộ Quốc phòng Nga đã gửi các bằng chứng cụ thể tới Liên Hợp Quốc để chứng minh rằng tên lửa do Triều Tiên phóng đi ngày 4/7 và tuyên bố là tên lửa đạn đạo liên lục địa thực chất chỉ là tên lửa tầm trung, Sputnik đưa tin ngày 9/7.
Tên lửa Hwasong-14 của Triều Tiên rời bệ phóng trong vụ phóng thử ngày 4/7 (Ảnh: KCNA)
Theo Sputnik, phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cho biết, Bộ Quốc phòng Nga mới đây đã gửi một tài liệu cùng một bản minh họa dưới dạng biểu đồ tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và Chủ tịch Hội đồng Bảo an để chứng minh rằng tên lửa do Triều Tiên phóng đi ngày 4/7 thực chất không phải tên lửa đạn đạo liên lục địa như nước này tuyên bố.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, trạm radar Voronezh được triển khai tại vùng Irkutsk đã theo dõi vụ phóng tên lửa tầm trung Hwasong-14 sau khi nó được phóng đi từ lãnh thổ Triều Tiên hồi đầu tuần. Phía Nga kết luận rằng tên lửa này đã được phóng trong khoảng thời gian 14 phút, bay xa khoảng 510 km với độ cao 534 km trước khi rơi xuống vùng biển Nhật Bản.
Thông tin này hoàn toàn khác so với tuyên bố trước đó của hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) rằng, tên lửa liên lục địa Hwasong-14 của nước này đã bay được 933 km, đạt độ cao 2.802 km trong khoảng thời gian 39 phút trước khi đánh trúng mục tiêu giả định trên vùng biển Nhật Bản.
Ngay sau khi diễn ra vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, Mỹ đã soạn thảo một tuyên bố trình lên Hội đồng Bảo an, trong đó lên án hành động của Bình Nhưỡng và khẳng định tên lửa này là tên lửa đạn đạo liên lục địa. Phái đoàn Nga tại Liên Hợp Quốc đã phản đối tuyên bố này, cho rằng đây không phải là tên lửa đạn đạo liên lục địa và đề nghị Mỹ điều chỉnh lại tuyên bố.
Trong cuộc họp khẩn cấp tại Hội đồng Bảo an hôm 5/7, tức một ngày sau khi Triều Tiên phóng tên lửa, Mỹ, Pháp và Anh đã kêu gọi thực thi một nghị quyết trừng phạt mới để răn đe hành động của Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vladimir Safronkov cho biết Moscow phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm kìm hãm Triều Tiên thông qua các lệnh trừng phạt về kinh tế, vì hàng triệu người dân Triều Tiên hiện vẫn đang cần các khoản viện trợ nhân đạo.
Thành Đạt
Theo Sputnik
"Lá bài tẩy" giúp F-35 Mỹ không ngán chiến đấu cơ Nga, TQ
Chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 không phải là lựa chọn tối ưu để đối đầu với các tiêm kích hiện đại nhất của Nga, Trung Quốc như T-50, J-20 nhưng không quân Mỹ đã có cách đối phó với các đối thủ đáng gờm này.
Chiến đấu cơ F-35 Mỹ luôn coi J-20 Trung Quốc và T-50 Nga là mối đe dọa đáng gờm nhất.
Theo National Interest, không quân Mỹ đang đẩy mạnh việc phát triển hệ thống công nghệ cao, đóng vai trò như "bộ não", cung cấp kho dữ liệu về đối phương cho chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35.
Hệ thống này được cập nhật mọi ưu điểm, nhược điểm, năng lực của chiến đấu cơ đối phương, đặc biệt là các mục tiêu nguy hiểm như J-20 Trung Quốc và T-50 PAK FA của Nga.
Được mô tả là "bộ não" của máy bay, hệ thống kết hợp dữ liệu có sẵn với thông tin địa hình, vùng trời và các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực F-35 hoạt động để đề xuất phương án đối phó phù hợp, quan chức không quân Mỹ nói.
"Hệ thống là chìa khóa để chúng tôi tận dụng tối đa năng lực của F-35", tướng Scott Pleus, Giám đốc Văn phòng Phát triển F-35 cho biết.
Các dữ liệu hiện đang được xây dựng ở phòng nghiên cứu tại căn cứ không quân Eglin ở Florida, Mỹ. Dữ liệu sau đó sẽ được đồng bộ với hệ thống radar cảnh báo sớm để xác định mối đe dọa từ xa mà con người chưa kịp nhận diện.
Trung Quốc lần đầu giới thiệu mẫu chiến đấu cơ thế hệ 5, J-20 hồi đầu năm nay.
Tướng Pleus nói các kỹ sư không quân Mỹ đang đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa hệ thống này vào các chiến đấu cơ F-35 đang hoạt động tại nhiều điểm nóng trên thế giới.
"Chúng tôi đặc biệt tập trung vào dữ liệu của các chiến đấu cơ Nga, Trung Quốc", ông Pleus nói. Điều này có nghĩa là F-35 sẽ xác định ngay lập tức tiêm kích MiG-29 Nga trong tầm hoạt động của rada.
Điều này giúp phi công không cần phải cố gắng xác định xem máy bay cách xa hàng chục km là loại nào, phe ta hay phe địch.
Kết hợp với những loại vũ khí hiện đại nhất trang bị cho chiến đấu cơ Mỹ như tên lửa tầm trung AIM-120 AMRAAM, khả năng F-35 tiêu diệt mục tiêu ngay lập tức là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, việc cải thiện khả năng nhận diện mục tiêu cũng giúp phi công lái F-35 nắm rõ bước đi tiếp theo của đối phương khi buộc phải không chiến ở cự ly gần.
T-50 Nga được kỳ vọng sẽ xóa bỏ vị thế thống trị bầu trời của Mỹ.
Đại tá phi công Mỹ John Boyd nói đây là chiến lược ODDA - quan sát, định hướng, quyết định và hành động.
Sự trợ giúp của máy tính sẽ giúp phi công lái F-35 nhanh chóng đưa ra phương án khi phải đối đầu kẻ thù ở cự ly gần, tạo ra lợi thế đáng kể và tung đòn quyết định kết liễu đối phương.
Tướng Pleus nói các dữ liệu sẽ được cập nhật và tải lên các chiến đấu cơ F-35 thường xuyên để đối phó với mối đe dọa mới, ngay khi không quân Mỹ nhận được tin tình báo.
Không quân Mỹ kỳ vọng điều này có thể giúp F-35 đánh bại các chiến đấu cơ hiện đại nhất của Nga, Trung Quốc.
Trước đây, giới chuyên gia quân sự đánh giá F-35 không có cách nào đánh bại được chiến đấu cơ thế hệ 4 , Su-35 của Nga chứ chưa nói đến các tiêm kích thế hệ 5 chuyên không chiến.
Theo Danviet
Nga xác định Triều Tiên phóng tên lửa tầm trung Bộ Quốc phòng Nga xác định Triều Tiên chỉ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung, không gây đe doạ đến nước này. Tên lửa Hwasong-14 được phóng dưới sự giám sát của lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: Reuters. Tên lửa đạt độ cao 535 km, bay khoảng 510 km trước khi rơi xuống khu vực biển Nhật Bản, RT dẫn tuyên bố...