Nga – Trung: Từ khí đốt đến liên minh chiến lược?
Phải chăng nước Nga đã tìm thấy một đồng minh khăng khít “hơn cả kinh tế” tiến tới thành lập một liên minh mang tính chiến lược làm cực đối trọng với cực kia của Phương Tây?
Một năm về trước, tháng 5/2014, Nga và Trung Quốc ký một hợp đồng khí đốt hàng “khủng” cả về thời gian lẫn giá trị – kéo dài đến 30 năm và 400 tỷ đô-la Mỹ. Hợp đồng được giao cho hai tập đoàn lớn của hai bên ký kết và thực hiện; Gazprom của Nga và Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) mà nội dung chính của nó là hai bên sẽ hợp tác xây dựng một đường ống dẫn khí đốt tới vùng Đông Siberia của Nga để cung cấp cho Trung Quốc.
Khi hợp đồng này được ký, nó đã gây nhiều chú ý của dư luận quốc tế, cả về việc hai nước này đã bắt đầu bàn thảo khá lâu (khoảng 3, 4 năm) và đến thời điểm ký kết, lại đúng vào lúc do khủng hoảng Ukraine, Phương Tây áp đặt lên Nga những lệnh trừng phạt tạo nên tình thế bị cô lập đáng kể.
Hợp đồng khí đốt 5/2014 làm người ta đặt câu hỏi, phải chăng nước Nga đã tìm thấy một đồng minh khăng khít “hơn cả kinh tế” tiến tới thành lập một liên minh mang tính chiến lược làm cực đối trọng với cực kia của Phương Tây? Như vậy, sự cố Ukraine dường như là một cú hích cho việc hợp tác trong hợp tác khí đốt giữa hai nước, mà trước đó vốn không thực sự “yên ả”?
Lễ ký hợp đồng khí đốt giữa Gazprom và CNPC tại Thượng Hải. (Ảnh: TTXVN)
Hơn một thập niên tìm đường sang phương Tây
Năm 2011 là năm mà dự án đường ống khí đốt Đông Siberia – Thái Bình Dương (ESPO) vốn được bàn thảo từ trước đó, đã bị gác lại. Những khó khăn như nhu cầu cần vốn vay ứng trước từ người mua hàng là Trung Quốc gặp sự độc quyền của Gazprom vốn là tập đoàn khá nổi tiếng về độ trì trệ đã làm cho hợp đồng này gần như không có cơ hội tiến triển.
Một mặt là nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc với nền kinh tế khát năng lượng. Nhưng mặt kia Gazprom độc quyền ở cả hai đầu, khai thác và phân phối đã trở thành một mâu thuẫn lớn về thị trường năng lượng khu vực. Cư xử theo kiểu “một mình một chợ”, Gazprom nhiều lần tìm cách ngăn cản các đối thủ như BP hay công ty con của nó là TNK-BP xuất khẩu khí đốt từ những mỏ tại Kovykta (ở bắc vùng Irkutsk) đến thị trường Đông Á.
Tương tự như vậy năm 2007, khi ExxonMobil bày tỏ sẵn sàng bán cho Trung Quốc khí đốt từ mỏ Sakhalin-1, Gazprom đã ra lệnh áp đặt giá bán theo đúng thị trường, do đó gián tiếp bác bỏ thỏa thuận này.
Video đang HOT
Trong khi Gazprom yên ấm với vị thế độc quyền, Trung Quốc đã ngấm ngầm xây dựng chiến lược dự trữ khí đốt từ năm 2003, bắt đầu đàm phán những giao dịch lớn với Australia, Saudi Arabia, Kazakhstan và Iran. Có thể kể một hợp đồng Trung Quốc thỏa thuận với một Tập đoàn quốc tế để xây dựng một hệ thống ba đường ống dẫn khí đốt lớn từ Tân Cương về Thượng Hải gọi là “Đường ống Tây – Đông”.
Theo hợp đồng này, Trung Quốc có được quyền sở hữu thêm cổ phần trong những mỏ sẽ được phát hiện thêm ở vùng lãnh thổ thuộc Trung Á của nước này ngoài những cổ phần hiện có. Như vậy, đã được hơn một thập niên, Trung Quốc tìm cách “bỏ qua” nước Nga mà tìm đường sang Phương Tây trong chiến lược năng lượng của mình.
Trung Quốc vì con đường vận tải dầu khí vẫn đi qua eo biển Malacca, vốn có thể bị phong tỏa bất cứ lúc nào bởi lực lượng Hải quân một nước khác như Hoa Kỳ nếu có xung đột quân sự; thì luôn phải giải bài toán năng lượng riêng cho mình. Chính vì thế mà đến năm 2010, Trung Quốc đã hoàn thành được đường ống dẫn khí đốt từ Turmenistan.
Khi Nga “hi sinh” Trung Quốc
Cho đến năm 2006, đường ống khí đốt sang phía Đông để bán cho thị trường này – Trung Quốc, Nhật Bản và cả “khách hàng cấp thấp hơn” là Hàn Quốc đã trở thành mối quan tâm lớn của chính sách đối ngoại thương mại Nga.
Nhu cầu năng lượng tăng lên, được ghi nhận vào giai đoạn 2003 – 2008 khi mà hai đối tác Trung Quốc và Nhật Bản đều cạnh tranh với nhau trong việc bàn luận với Nga để xây dựng được đường ống khí đốt về Viễn Đông. Đây là giai đoạn nước Nga đang hưởng lợi về dầu khí, nên khá thận trọng trước những thỏa thận nhận vốn đầu tư xây dựng đường ống bán khí cho hai nước này.
Từ 2008 trở đi, quan hệ Nga – Nhật Bản trở nên căng thẳng hơn, từ việc Nga tước bỏ quyền sở hữu của các công ty dầu khí Nhật ở Sakhalin-2, quan hệ Nga – Nhật vẫn chưa được tháo gỡ những bất đồng xung quanh quần đảo Kuril và việc Tokyo thắt chặt liên minh với Washington… Và đối tác chính của Nga chỉ còn lại Trung Quốc.
Về lĩnh vực dầu thô, năm 2009 từ Bắc Kinh, đã có một khoản vay trị giá tới 25 tỷ đô-la Mỹ cho hai công ty Nga là Rosneft và Transneft, hai công ty sẽ tiếp tục thăm dò, vận chuyển dầu khí bán cho Trung Quốc, và sau đó sẽ là dự án xây dựng đường ống dẫn dầu và khí. Được thiết lập vào năm 2011, ESPO dự kiến sẽ cung cấp cho Trung Quốc theo kế hoạch đến 2031 là 15 triệu tấn dầu thô một năm với một giá rất hời.
Về khí tự nhiên, tình hình không được thuận lợi như vậy. Đến năm 2007 các công ty Nga như Gazprom, Rosneft và Transneft đã thành công trong việc đẩy các công ty dầu khí nước ngoài ra khỏi vùng lãnh thổ châu Á của nước Nga và xây dựng một kế hoạch chi tiết cho việc độc quyền của các công ty Nga trong thăm dò, khai thác và bán khí đốt từ vùng này. Tuy nhiên kế hoạch này đã không được thực hiện đúng tiến độ và cả nội dung.
Từ năm 2009, Nga và Trung Quốc đã công bố về một thỏa thuận việc cung cấp khí đốt cho Trung Quốc từ hai vùng của Nga: Tây Siberia khoảng 30 tỷ mét khối và Đông Siberia khoảng 38 tỷ mét khối một năm. Nga tính toán việc cung cấp có thể thực hiện được từ khoảng năm 2014 – 2015 nhưng hai bên còn tồn tại bất đồng, chủ yếu là về giá cả.
Không chỉ mua được khí đốt từ các nguồn Trung Á và Australia, Trung Quốc còn bắt đầu tính toán đến dự trữ dầu khí đá phiến trong nước của mình. Hơn nữa, để đảm bảo sẽ không bị phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nước ngoài trong tương lai, nhất là nguồn Nga, trong năm 2009, Trung Quốc đã mua 30% cổ phần khai thác và kinh doanh dầu khí của Công ty Gaz de France Suez.
Trong quan hệ với Nga, điều quan tâm chính của Trung Quốc chính là những vùng dầu khí Sakhalin và Đông Siberia. Tuy nhiên, để phát triển dầu khí vùng Đông Siberia của nước Nga cần rất nhiều vốn đầu tư, và Trung Quốc như một “tay chơi” sẵn sàng đặt tiền và thậm chí sau đó có được cổ phần trong các dự án, nhưng Nga thì không dễ để Trung Quốc “thò chân” vào như vậy.
Không chỉ quan tâm đến dầu khí Sakhalin, Trung Quốc còn muốn độc quyền mua dầu khí vùng này của Nga, gạt Nhật Bản và Hàn Quốc ra khỏi cuộc chơi. Lợi dụng quan hệ Nga – Nhật xấu đi, Trung Quốc không nhượng bộ Nga về khoản vay ứng trước và nhất là về giá mua khí đốt.
Trong khi đó “Dự án Phương Đông” của Gazprom được lập năm 2007, khai thác dầu Đông Siberia không thực hiện được là bao do khó khăn lớn nhất vẫn là thiếu vốn và công nghệ.
Năm 2008 do cung không đủ cầu, thị trường trong nước cũng như châu Âu đều “khát,” Gazprom đã “hy sinh” Trung Quốc. Với vị thế là người cần mua hàng, Trung Quốc tiếp tục “cầu cạnh” Nga để mua được khí đốt. Tháng 5/2011 Chủ tịch Trung Quốc lúc đó là ông Hồ Cẩm Đào đã sang thăm Nga mà một trong những nội dung làm việc của ông, là thỏa thuận mua khí đốt. Tưởng chừng Trung Quốc đã nhượng bộ Nga, chủ yếu là về giá, nhưng cuối cùng thì thỏa thuận vẫn không đạt được.
Theo Phúc Lai
Vietnamnet
(>> Còn tiếp Phần 2: Có thể nói cuộc “khủng hoảng Ukraine và Crimea” của nước Nga, đã phần nào thúc đẩy thỏa thuận khí đốt giữa nước này với Trung Quốc. Dư luận quốc tế băn khoăn rằng liệu thỏa thuận này có làm thay đổi cục diện địa chính trị – chiến lược của thế giới hay không?)
Tàu chiến Trung Quốc vào Biển Đen: Mũi tên hướng nhiều đích
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Trung Quốc đã có mặt tại Biển Đen. Đây được đánh giá là một cột mốc trong lịch sử phát triển của Hải quân Trung Quốc.
Tàu khu trục lớp Jiangkai II tiến vào biển Đen. (Ảnh: USNI)
Trang tin The Diplomat dẫn các nguồn tin ngày 4/5 cho biết 2 tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã tới căn cứ hải quân của Nga ở Novorossiysk và sẽ ở lại đây trong thời gian Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng phát xít.
Trước đó, hai tàu khu trục trên đã cùng với tàu chiến Nga tiến hành tập trận lần đầu tiên tại vùng biển Địa Trung Hải.
Theo giới quan sát, việc tới biển Đen lần này của hai tàu khu trục lớp Jiangkai II mang nhiều ý nghĩa, vừa là để thể hiện khả năng tác chiến tầm xa và vừa là để "chào mời" chính Nga.
Trong khi đó, tạp chí Want China Times có trụ sở tại Đài Loan cho rằng Hải quân Trung Quốc muốn nhân cơ hội này để phô diễn các khả năng của tàu khu trục lớp Jiangkai II với Nga, quốc gia từng gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển các mẫu tàu chiến mới thời hậu Liên bang Xô viết.
Nga hiện nay vẫn đang có nhiều dự án đóng các loại tàu thế hệ mới cho hải quân, song nhiều ý kiến cho rằng năng lực của các nhà máy đóng tàu chiến Nga vẫn chưa bằng các nhà máy đóng tàu ngầm.
Trang tin USNI News mô tả về một nhà máy đóng tàu chiến ở Nga như sau: "Nhà máy đóng tàu chiến Severnaya Verf ở St. Petersburg phải mất tới bảy năm để tàu hộ tống Đô đốc Gorshkov có thể được đưa vào triển khai trong hàng ngũ các tàu chiến của Hải quân Nga".
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng việc Trung Quốc chào mời Nga các mẫu tàu chiến mới của nước này có thể đảo ngược mối quan hệ bên mua và bên bán một chiều lâu nay giữa Điện Kremlin và Trung Nam Hải. Trang tin The Diplomat cũng cho rằng không thể phủ nhận quá trình hiện đại hóa với tốc độ nhanh của hải quân Trung Quốc.
Do đó, Nga có thể cân nhắc khả năng mở rộng hạm đội tàu chiến bằng phương án mua các tàu chiến của Trung Quốc, thay vì đóng ở trong nước.
Nếu làm như vậy, giới quan sát nhận định Nga sẽ có thêm thời gian để chuẩn bị cho các dự án khác, ví dụ như dự án đóng tàu ngầm hay các dự án bảo vệ lợi ích ở phương Bắc.
Ngọc Anh
Theo Dantri
Liên minh chiến lược Trung-Nga làm khó Obama Trung Quốc và Nga những ngày gần đây tuyên bố hàng loạt động thái nhằm củng cố quan hệ quân sự, tài chính và chính trị, gia tăng đồn đoán về một liên minh sâu sắc hơn giữa hai nước là đối thủ của Mỹ. Giờ đây, Bắc Kinh và Moscow ngày càng tìm thấy nhiều điểm chung trong nỗ lực thách thức...