Nga – Trung tiếp tục bất đồng về giá khí đốt
Sự có mặt của ông Putin không giúp Nga-Trung giải quyết được các bất đồng về giá khí đốt khiến hai nước chưa thể đi đến thống nhất về thỏa thuận khí đốt.
Ngày 20/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không thể đưa ra bản thỏa thuận về mua bán khí đốt giữa hai nước, mặc dù trước đó người ta đã rất kỳ vọng rằng thỏa thuận này sẽ sớm được thống nhất vì lợi ích chính trị của hai nước.
Tuy nhiên, những vấn đề về thương mại vẫn là nội dung chủ chốt trong chuyến công du 2 ngày tới Trung Quốc lần này của ông Putin, đặc biệt là về giá khí đốt, vấn đề mà Trung Quốc và Nga đã đàm phán suốt gần 10 năm qua. Sau cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo, người phát ngôn của ông Putin cho biết các cuộc hội đàm vẫn sẽ được tiếp tục.
Ông Putin đến thăm Trung Quốc 2 ngày
Theo Tân Hoa Xã, sau cuộc gặp với ông Tập ở Thượng Hải, ông Putin tuyên bố “hai bên đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong đàm phán về giá khí đốt” nhưng vẫn chưa đưa ra được thỏa thuận cuối cùng.
Thông báo chung của hai bên cho biết Nga sẽ cung cấp khí đốt cho Trung Quốc “càng sớm càng tốt”, đồng nghĩa với việc cho đến nay hai bên vẫn chưa giải quyết được những bất đồng về giá khí đốt.
Video đang HOT
Trước đây các nhà phân tích dự đoán rằng thỏa thuận này sẽ nhanh chóng đạt được trong chuyến công du của ông Putin, một phần là do Nga có thể chấp nhận mức giá thấp mà Trung Quốc đưa ra nhằm đa dạng hóa thị trường cho tập đoàn khí đốt Gazprom trong bối cảnh thị trường châu Âu không mấy khả quan bởi các lệnh cấm vận.
Một số nhà phân tích còn cho rằng chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Putin cũng mang nhiều động cơ chính trị. Nga muốn tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc trong vấn đề Ukraine trước sức ép của Mỹ và EU, trong khi Trung Quốc lại muốn Nga đứng về phía mình trong những căng thẳng gần đây trên Biển Đông.
Nga-Trung vẫn chưa khỏa lấp được bất đồng về giá khí đốt
Ông James Henderson, chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford (Anh) nhận định: “Xét về mặt chính trị và thương mại, việc hai nước không đạt được thỏa thuận khí đốt là một bất ngờ đối với Gazprom và tất cả mọi người. Họ đã rất kỳ vọng rằng chuyến công du của ông Putin sẽ giải quyết mọi vấn đề.”
Tuy nhiên, ông Shoichi Itoh, một chuyên gia cao cấp tại Viện Kinh tế Năng lượng ở Tokyo thì cho rằng Trung Quốc không hề vội vã trong việc ký kết thỏa thuận. Ông nói: “Trung Quốc đã có đủ khí đốt từ Trung Á và Myanmar cho đến giữa thập niên 2020. Nếu Nga không chịu nhượng bộ, Trung Quốc không có lý do gì để ký thỏa thuận đó.”
Ông Putin đặt chân đến Thượng Hải ngày hôm qua để tham dự một hội nghị các quốc gia châu Á do Trung Quốc tổ chức. Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhân dịp này để đón tiếp ông Putin rất trọng thể, mặc dù đây không phải là chuyến thăm chính thức cấp quốc gia, và hai nước cũng nhất trí sẽ tổ chức tập trận chung hải quân trên biển Đông Hải.
Theo Khampha
Mỹ lần đầu cho phép Boeing bán phụ tùng máy bay cho Iran
Lần đầu tiên kể từ khi áp đặt lệnh cấm vận năm 1979, Bộ tài chính Mỹ đã cấp phép cho Boeing bán phụ tùng sang Iran, hãng máy bay Mỹ xác nhận hôm 4/4.
Một chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Iran
Theo đó giấy phép trên sẽ "có giới hạn về thời gian", và chỉ cho phép Boeing "cung cấp các phụ kiện vì mục đích đảm bảo an toàn".
Boeing sẽ không được phép bán máy bay mới cho Iran, người phát ngôn công ty này xác nhận với hãng tin AFP.
Giấy phép trên được Bộ tài chính Mỹ cấp trong bối cảnh một thỏa thuận tạm thời giữa các cường quốc thế giới và Iran liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này đã được ký hồi tháng 11, Boeing cho biết thêm.
Hồi cuối tháng 2 vừa qua, một công ty Mỹ khác là General Electric cho biết đã xin phép được bán phụ tùng máy bay cho Iran nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.
Những năm gần đây, Mỹ và các quốc gia EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh kế hà khắc với Iran nhằm gây áp lực khiến Tehran cắt giảm vĩnh viễn, hoặc ít nhất trong dài hạn, quy mô các hoạt động hạt nhân, để ngăn chặn hoặc khiến nước này cực kỳ khó khăn trong việc phát triển vũ khí hạt nhân.
Về phần mình Iran luôn phủ nhận tham vọng hạt nhân
Các lệnh cấm vận đã được gỡ bỏ một phần hồi tháng Giêng vừa qua, sau khi Iran đồng ý đóng băng một phần chương trình hạt nhân của mình.
Phương Tây và Tehran hiện đang thương thảo một thỏa thuận chắc chắn, đảm bảo chương trình hạt nhân của nước này chỉ vì mục đích hòa bình, và sẽ đi tới việc dỡ bỏ toàn bộ các lệnh cấm vận.
Washington đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979.
Theo Dantri
Cộng đồng mạng Nga giễu cợt lệnh cấm vận của Mỹ Cư dân mạng Nga thi nhau đăng ảnh mỉa mai lệnh cấm vận của Mỹ đối với Nga. Trong những ngày gần đây, cộng đồng sử dụng mạng xã hội ở Nga bắt đầu chiến dịch mỉa mai lệnh cấm vận do Mỹ áp đặt với Nga sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea. Cộng đồng mạng Nga đã nghĩ ra vô...