Nga – Trung sắp tập trận chung ở Biển Đông
Trung Quốc và Nga ngày mai sẽ bắt đầu cuộc tập trận hải quân chung ở khu vực Biển Đông ngoài khơi tỉnh Quảng Đông.
Tàu hải quân Trung Quốc đi qua eo biển Tsushima trên biển Nhật Bản trong một cuộc tập trận chung với Nga. Ảnh: Presstv
Cuộc tập trận có sự tham gia của các tàu, tàu ngầm, máy bay, trực thăng và thủy quân lục chiến của hai nước, Reuters dẫn thông cáo của hải quân Trung Quốc cho biết hôm nay.
Các binh sĩ thủy quân lục chiến sẽ diễn tập các nội dung bắn đạn thật, bảo vệ đảo và đổ bộ trong hoạt động chung lớn nhất từng được hải quân Nga và Trung Quốc tổ chức.
Cuộc tập trận diễn ra vào thời điểm căng thẳng leo thang sau khi Tòa Trọng tài ở Hà Lan hồi tháng 7 phán quyết rằng Trung Quốc không có quyền lịch sử với “đường lưỡi bò” mà nước này tự vạch ra để áp đặt chủ quyền trên Biển Đông và chỉ trích hoạt động xây dựng của nước này tại các đảo đá. Tuy nhiên, Trung Quốc bác bỏ phán quyết này.
Trung Quốc cho hay cuộc tập trận kéo dài 8 ngày là hoạt động “thường kỳ”, nhằm thắt chặt hợp tác và không nhằm vào nước nào.
Trung Quốc và Nga năm ngoái từng tổ chức tập trận quân sự chung ở Biển Nhật Bản và Địa Trung Hải.
Video đang HOT
Anh Ngọc
Theo VNE
Hai kịch bản tập trận hải quân Nga - Trung trên Biển Đông
Nếu lựa chọn tập trận chung với Nga ở gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc sẽ phát đi tín hiệu đáng báo động đối với thế giới.
Hải quân Nga và Trung Quốc trong một cuộc tập trận chung tại biển Hoa Đông năm 2014. Ảnh: Reuters
Ngày 28/7, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết Bắc Kinh và Moscow sắp tổ chức cuộc tập trận hải quân chung "tại vùng biển và vùng trời thích hợp" ở Biển Đông.
Tuyên bố mập mờ này khiến các nhà phân tích thế giới phải đặt câu hỏi cuộc tập trận cụ thể sẽ diễn ra chính xác ở đâu trong một vùng biển tương đối nhạy cảm như vậy. Vị trí diễn ra cuộc tập trận sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá ý nghĩa của động thái quân sự này đối với tình hình an ninh khu vực, theo VOA.
Bình luận viên Shannon Tiezzi của Diplomat nhận định rằng với tư cách là bên đề xuất cuộc tập trận, Trung Quốc có thể đưa ra hai kịch bản tập trận với ý đồ hoàn toàn khác nhau.
Thứ nhất, Bắc Kinh có thể thể hiện thái độ mềm mỏng, tránh gây tâm lý phẫn nộ của các nước láng giềng bằng cách tổ chức tập trận cùng Nga ở vùng biển ngoài khơi gần đảo Hải Nam, khu vực không phải là vùng tranh chấp, nơi nước này đã xây dựng các căn cứ quân sự và nhiều lần tiến hành các cuộc diễn tập quân sự đơn phương.
Tuy nhiên, trong kịch bản thứ hai, nếu cuộc tập trận chung được tiến hành xa hơn về phía nam, gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam và sử dụng một số đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc vừa bồi đắp ở đó, đây sẽ là dấu hiệu đáng báo động đối với cộng đồng quốc tế.
Bắc Kinh gần đây đã tăng cường cải tạo, xây dựng các hải cảng, trạm radar và đường băng quân sự trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa. Hành động này đã làm dấy lên nhiều chỉ trích và phản đối từ Mỹ và các láng giềng có tranh chấp với Trung Quốc, đồng thời làm gia tăng nguy cơ xảy ra đụng độ bất ngờ ở Biển Đông.
Theo Tiezzi, trong trường hợp Trung Quốc muốn tổ chức tập trận chung gần các quần đảo tranh chấp như Trường Sa hay Hoàng Sa, khả năng Nga đồng ý hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Gần đây, Bắc Kinh liên tục khoe khoang rằng Moscow ủng hộ lập trường của họ về Biển Đông. Trong tháng 4, Xinhua loan tin rằng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov "chỉ trích một số chính quyền trong khu vực muốn quốc tế hóa những tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc". Động thái này được cho là nhằm khuyến khích các quốc gia tiến hành đàm phán song phương với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, cả Nga và Mỹ đều kêu gọi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp ngoại giao, hòa bình.
Lựa chọn của Nga
Theo bà Tiezzi, nếu Nga tỏ ra quá nghiêng về phía Trung Quốc, thì các đối tác ở Đông Nam Á, khu vực mà Moscow gần đây dành sự quan tâm lớn trong chiến lược hợp tác quốc tế, chắc chắn sẽ tỏ thái độ bất bình. Điều này là vô cùng bất lợi, trong bối cảnh Nga đang nỗ lực phục hồi vai trò cường quốc đích thực trên trường quốc tế, đồng thời phải chống lại sự cô lập của châu Âu.
Moscow cũng đang phải đối mặt với áp lực phải duy trì tốt quan hệ với Bắc Kinh, vì hai bên đã tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh, tiến hành những cuộc diễn tập chung ở Địa Trung Hải, Biển Đen và biển Hoa Đông năm 2015.
Cả Nga và Trung Quốc hiện nay đều có một mục tiêu chung là ngăn cản Mỹ giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu mà không có đối trọng. Chính vì thế, Nga mới bày tỏ quan tâm đến lợi ích của mình ở Biển Đông, một khu vực mà Moscow không xem là trọng yếu đối với an ninh của nước này.
Bà Tiezzi cho rằng phản ứng của Nga đối với những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay tương tự như những gì Bắc Kinh đã làm khi Moscow tuyên bố sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
"Lúc đó Trung Quốc không thực sự đồng ý với động thái này, bởi theo quan điểm của Bắc Kinh, việc ủng hộ một vùng lãnh thổ ly khai sẽ tạo ra tiền lệ xấu đối với thực trạng của nước này. Tuy nhiên, đây không phải là lợi ích sống còn của Bắc Kinh và giới lãnh đạo Trung Quốc thấy rằng sẽ được lợi nhiều hơn nếu bảy tỏ ủng hộ Nga", Tiezzi đánh giá.
Dựa trên các phân tích lợi hại, chuyên gia này đánh giá rằng giải pháp tốt nhất đối với cả Nga lẫn Trung Quốc hiện nay là tổ chức tập trận tại vùng biển không có tranh chấp gần đảo Hải Nam.
"Điều đó có thể cho phép Trung Quốc tuyên bố rằng hai nước vẫn tập trận ở Biển Đông, trong khi Nga có thể khẳng định mình vẫn tôn trọng luật pháp quốc tế khi tham gia vào một hoạt động diễn tập tại vùng biển không có tranh chấp", Tiezzi khẳng định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Thông điệp răn đe nhiễu loạn Mỹ phát đi tới Trung Quốc Việc Mỹ mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới khiến thông điệp răn đe họ phát đi tới Bắc Kinh trở nên không rõ ràng. Tàu sân bay USS John C. Stennis trên biển Philippines hôm 17/6. Ảnh: US Navy Những ngày qua, truyền thông Trung Quốc rầm rộ đưa tin 5 tàu hải quân nước...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Số người chết do vụ nổ cảng tăng cao, lãnh tụ tối cao Iran ra chỉ đạo

Sắp tròn 100 ngày đầu nhiệm kỳ, ông Trump có tỷ lệ ủng hộ thấp bất thường

Nhà nguyện Sistine đóng cửa, chuẩn bị cho Mật nghị Hồng y ngày 7.5

Một loạt nước châu Âu mất điện diện rộng, ảnh hưởng hàng triệu người

Tổng thống Putin ra lệnh ngừng bắn ở Ukraine từ ngày 8-10.5

Nga tuyên bố có thể viện trợ quân sự cho Triều Tiên nếu cần

Tổng thống Putin lên tiếng sau khi Triều Tiên xác nhận gửi quân hỗ trợ giải phóng Kursk

Người cao tuổi nhất Nhật Bản qua đời ở tuổi 115

Đòn bẩy thúc đẩy Tổng thống Trump tự tin tái cấu trúc quan hệ thương mại toàn cầu

Hamas thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ về tình hình Gaza

Mỹ lên tiếng sau khi Triều Tiên xác nhận điều quân đến Nga

Cuộc gặp ngắn giữa ông Trump và ông Zelensky thắp lên hy vọng cho Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Thám Tử Kiên: Kỳ Án Không Đầu - Phim trinh thám Việt đủ sức khiến Conan gọi bằng điện thoại
Phim việt
23:55:05 28/04/2025
Mỹ nhân Việt sở hữu biệt thự 40 tỷ, làm chủ 4 công ty, xuất hiện vài giây ở Lật Mặt 8 vẫn bùng nổ visual
Hậu trường phim
23:50:00 28/04/2025
Khoảnh khắc cực đẹp của Tăng Thanh Hà trong dịp đại lễ 30/4
Sao việt
23:44:18 28/04/2025
Phim Netflix mới 'Weak Hero Class 2': Quy mô 'khủng' nhưng nội dung 'nhàm'
Phim châu á
23:37:10 28/04/2025
Park Hyung Sik: Vươn đến đỉnh cao nhờ chọn đúng 'nền văn minh'
Sao châu á
23:31:23 28/04/2025
Mai Tuấn 'Mưa bụi' tiết lộ về cuộc sống khi lui về làm thầy giáo dạy Toán
Nhạc việt
23:19:21 28/04/2025
Jennifer Garner sánh vai bên người yêu sau tin đồn tái hợp Ben Affleck
Sao âu mỹ
23:11:16 28/04/2025
Chàng nhạc công dùng tiếng đàn violin chinh phục được nữ luật sư hơn tuổi
Tv show
23:08:54 28/04/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 28/4 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết
Trắc nghiệm
22:17:29 28/04/2025
BTS và BLACKPINK được vinh danh là nghệ sĩ Kpop được yêu thích nhất năm 2025
Nhạc quốc tế
22:14:09 28/04/2025