Nga, Trung Quốc nhấn mạnh nỗ lực chung chống vòng ‘kiềm tỏa’ của Mỹ
Hai quan chức cao cấp Trung Quốc và Nga tuyên bố sẵn sàng tăng cường phối hợp an ninh chung và nhấn mạnh việc chống lại chính sách kiềm tỏa của Mỹ.
Ngày 12.11, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergey Shoigu có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhân chuyến thăm và làm việc tại Bắc Kinh.
Tiếp đón quan chức Nga, Ngoại trưởng Vương nói Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường phối hợp với Moscow về các vấn đề liên quan an ninh và phát triển, theo TASS.
Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergey Shoigu và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh ngày 12.11. ẢNH: AFP
Ông Vương cho rằng cơ chế tham vấn an ninh chiến lược giữa Trung Quốc và Nga là nền tảng liên lạc quan trọng phục vụ cho nỗ lực ngoại giao của lãnh đạo hai nước.
Ngoại trưởng Vương nói rằng Trung Quốc và Nga đã giữ được động lực phát triển cho quan hệ song phương giữa những thay đổi toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh hai bên phải tăng cường đoàn kết và hợp tác nhằm bảo vệ các lợi ích chung trong bối cảnh các thách thức bên ngoài ngày càng gia tăng.
“Nga và Trung Quốc ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề liên quan lợi ích sống còn của mỗi bên, không ngừng củng cố niềm tin chính trị lẫn nhau, cương quyết thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực, tạo ra mô hình mới của mối quan hệ hợp tác giữa các nước láng giềng lớn”, ông Vương nói.
Về phần mình, ông Shoigu cho rằng quan hệ song phương Nga – Trung Quốc là một trong những trụ cột của nền chính trị và an ninh toàn cầu, là yếu tố cho ổn định của thế giới.
Nhân vật cứng rắn sẽ làm ngoại trưởng Mỹ trong nội các của ông Trump?
Ông Shoigu bày tỏ sẵn sàng tiếp tục nỗ lực để thực hiện các thỏa thuận mà lãnh đạo hai nước đạt được trong những năm gần đây.
“Theo quan điểm của tôi, mục tiêu quan trọng nhất liên quan việc này là chống lại chính sách kiềm tỏa Nga và Trung Quốc do Mỹ và các vệ tinh của Washington theo đuổi, cũng như mở rộng hơn nữa việc phối hợp chính sách đối ngoại, gồm xây dựng cấu trúc an ninh Âu-Á bình đẳng và không thể chia cắt”, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu nói.
Trong chuyến thăm làm việc lần này, ông Shoigu dự kiến gặp gỡ các lãnh đạo chính trị của Trung Quốc.
Chiến dịch 'đả hổ' tham nhũng Trung Quốc gắt gao kỷ lục, không cho 'hạ cánh' an toàn
Số liệu của tờ SCMP cho thấy cơ quan giám sát chống tham nhũng ở Trung Quốc đã bắt giữ 45 quan chức cấp cao vào năm ngoái, nhiều nhất kể từ khi cuộc trấn áp tham nhũng được phát động năm 2013.
Một vụ xét xử tham nhũng tại Tòa án nhân dân Giang Môn năm 2023. Ảnh: SCMP
Cuộc chiến chống tham nhũng của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) - cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc - đã lập kỷ lục mới vào năm 2023.
Số vụ điều tra cao nhất diễn ra 5 năm sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố đạt chiến thắng vang dội trong chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" được phát động sâu rộng năm 2013. Cuộc điều tra đang diễn ra cho thấy ông không có dấu hiệu từ bỏ nỗ lực chống tham nhũng làm sạch bộ máy quan chức của quốc gia đông dân thứ hai thế giới này.
Số vụ điều tra cấp cao trong năm 2023 đã tăng 40% so với năm ngoái (32 vụ).
Hầu hết các đối tượng bị điều tra - hay còn gọi là "hổ" - thuộc nhóm quan chức quản lý trung ương, nghĩa là mang chức vụ từ cấp thứ trưởng trở lên. Một số ít giữ chức vụ thấp hơn một chút, nhưng lại chiếm giữ những vị trí chủ chốt trong các ngành quan trọng.
Không giống như cấp dưới được quản lý và giám sát bởi các chi bộ tổ chức và cơ quan kỷ luật của đảng ở địa phương, nhóm quan chức cấp cao chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Tổ chức Trung ương Đảng, cơ quan nhân sự cao nhất của Đảng. Nếu phát hiện bất kỳ hành vi sai trái nào, họ sẽ phải đối mặt với các cuộc điều tra cấp cao nhất từ CCDI.
Theo nghiên cứu sâu hơn, 27 trong số 45 cán bộ cấp cao bị CCDI điều tra đã nghỉ hưu.
Ông Deng Yuwen, cựu Phó tổng biên tập của Study Times, tờ báo chính thức của Trường Đảng Trung ương nơi đào tạo cán bộ, đán.h giá thực tế việc điều tra của CCDI tập trung vào các quan chức đã nghỉ hưu báo hiệu rằng họ đã phát hiện ra nhiều hành vi sai trái hơn trước khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Quan trọng hơn, cho dù đã về hưu thì các cá nhân cũng không thể "hạ cánh" an toàn, tránh né được được điều tra.
"Trong số các quan chức bị bắt những năm gần đây, không có nhiều vụ tham nhũng ở chức vụ hiện tại. Hầu hết đều xảy ra vài năm trước, thậm chí hơn 10, 20 năm trước. CCDI không còn tuân theo quy tắc bất thành văn trước đây rằng các quan chức đã nghỉ hưu sẽ không bị điều tra. Bây giờ, không có ai được an toàn", ông Deng nhấn mạnh.
Theo thống kê của tờ SCMP, tổng cộng 294 quan chức cấp cao đã bị CCDI sa thải trong 11 năm kể từ khi khởi định chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi".
Tuy nhiên, con số này không tính đến phần lớn số vụ điều tra tham nhũng trong quân đội Trung Quốc, vốn tiến hành các cuộc điều tra riêng thông qua Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật. Cơ quan này hoạt động dưới sự chỉ huy của bộ chỉ huy quân sự hàng đầu Trung Quốc - Quân ủy Trung ương (CMC) - do ông Tập Cận Bình đứng đầu.
Trước năm 2023, số quan chức cấp cao bị điều tra nhiều nhất trong một năm là vào năm 2014, khi 38 người bị nhắm tới.
Năm 2020, con số này là 18. Nhưng kể từ đó, số vụ hằng năm ngày càng tăng: 25 người vào năm 2021 và 32 người vào năm 2022.
Ngày 30/12/2023, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc đã tuyên bố cách chức 9 tướng lĩnh quân đội.
Năm sĩ quan trong số đó đều là chỉ huy hàng đầu cũ hoặc đương nhiệm của Lực lượng Tên lửa thuộc Quân giải phóng nhân dân (PLA).
Bắc Kinh chưa xác nhận liệu có ai trong số 9 người này đang bị điều tra vì cáo buộc tham ô, lợi dụng chức vụ hay không.
Một nhà nghiên cứu chính trị tại Đại học Bắc Kinh cho biết có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy cuộc "săn hổ" của Trung Quốc sẽ còn mở rộng hơn nữa vào năm 2024. Nhà nghiên cứu giấu tên này đã đề cập đến vụ sa thải cựu Ngoại trưởng Tần Cương và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc trong năm qua.
CCDI sẽ bắt đầu phiên họp toàn thể lần thứ ba từ tuần tới để đưa ra các ưu tiên công việc trong năm mới đối với hàng chục triệu thanh tra kỷ luật trên cả nước.
Mỹ ủng hộ COC mang tính ràng buộc về pháp lý Ngày 8/3, một quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ khẳng định Washington ủng hộ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc về mặt pháp lý và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ...