Nga, Trung Quốc ngầm chỉ trích Mỹ vì can thiệp vào châu Á
Quan chức quốc phòng Nga và Trung Quốc ngầm chỉ trích Mỹ vì nước này can thiệp vào một số điểm nóng ở châu Á.
Hội trường tổ chức diễn đàn quốc phòng khu vực Xiangshan lần thứ 7 tại khách sạn Xiangshan Yihe, Bắc Kinh. Ảnh: SCMP.
“Một số quốc gia muốn có ưu thế quân sự tuyệt đối, không ngừng củng cố liên minh quân sự của họ và tìm kiếm an ninh tuyệt đối với cái giá là an ninh của các nước khác”, AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn hôm nay phát biểu tại diễn đàn quốc phòng khu vực Xiangshan lần thứ 7, tổ chức tại Bắc Kinh.
Mỹ, dưới thời Tổng thống Barack Obama, tìm cách “xoay trục” sang châu Á bằng cách tăng cường tham gia các hoạt động quân sự và kinh tế trong khu vực, khiến Bắc Kinh lo ngại Washington muốn kìm chế Trung Quốc.
Trung Quốc đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông bằng “đường lưỡi bò” tự vẽ ra. Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, tháng 7 ra phán quyết “đường lưỡi bò” không có cơ sở pháp lý. Trung Quốc tố tòa thiên vị và tuyên bố phớt lờ phán quyết.
Mỹ cho rằng động thái của Trung Quốc tạo ra đe dọa đối với tự do đi lại và thách thức các tuyên bố của Bắc Kinh bằng cách điều tàu và phi cơ quân sự tới khu vực. Washington đã triển khai một số chiến dịch tự do đi lại sát những đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp trên Biển Đông.
Video đang HOT
Washington và Seoul còn nhất trí triển khai một hệ thống phóng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD tới Hàn Quốc để răn đe Triều Tiên. Trung Quốc, đồng minh duy nhất và là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, cho rằng hành động trên khiến an ninh khu vực bất ổn. Nga cũng ủng hộ quan điểm này.
“Chúng tôi quan ngại về nỗ lực của quốc gia nào đó tranh thủ sự phức tạp ở bán đảo Triều Tiên, bơm năng lực phòng thủ quá mức vào khu vực”, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov nói. Điều này “làm căng thẳng thêm trầm trọng” và “khiến tình hình khó giải quyết hơn”.
Cựu thủ tướng Australia Robert Hawke cảnh báo các tranh chấp, nếu không được quản lý đúng cách, có thể biến thành “điểm nóng xung đột Mỹ – Trung”. “Những tranh chấp đó có nguy cơ làm rối loạn trật tự toàn khu vực”, ông nói.
Diễn đàn Xiangshan lần thứ 7, kéo dài từ ngày 10 đến 12/10, có hơn 400 đại diện từ 64 quốc gia tham dự. Chủ đề năm nay là “xây dựng và phát triển các quan hệ quốc tế kiểu mới”. Diễn đàn được tổ chức hai năm một lần từ năm 2006 và bắt đầu diễn ra thường niên từ năm 2014.
Như Tâm
Theo VNE
Lãnh đạo châu Á dự kiến không ra tuyên bố về phán quyết Biển Đông
Bản thảo tuyên bố sẽ được đưa ra sau hội nghị ở Lào hôm nay cho thấy các lãnh đạo châu Á vẫn tránh đề cập đến phán quyết "đường lưỡi bò".
Lãnh đạo các nước ASEAN và Mỹ trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN - Mỹ ngày 8/9. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, các lãnh đạo châu Á thận trọng khi đề cập đến tranh chấp Biển Đông trong dự thảo tuyên bố sẽ được đưa ra tại Vientiane, Lào hôm nay, mặc dù trước đó người đứng đầu 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng 6 lãnh đạo khác, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã "tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông".
"Một số nhà lãnh đạo vẫn lo ngại trước diễn biến gần đây ở Biển Đông", bản dự thảo có đoạn viết.
Bản thảo tuyên bố này không đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài tại The Hague vào tháng 7, nói rằng Trung Quốc không có quyền lịch sử với nguồn tài nguyên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông.
Ông Obama hôm nay khẳng định phán quyết đã giúp làm rõ các quyền hàng hải. "Tôi công nhận có sự gia tăng căng thẳng", ông Obama nói, nhắc đến phán quyết. "Tôi mong chờ được thảo luận về làm thế nào để cùng nhau giảm căng thẳng, thúc đẩy ngoại giao và ổn định".
Các quan chức nói rằng cuộc họp hôm qua giữa các lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường diễn ra suôn sẻ.
Ông Lý tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng làm việc với các nước ASEAN trong việc "xóa tan can thiệp và xử lý một cách đúng đắn" vấn đề Biển Đông, ám chỉ không cho phép các nước khác bên ngoài khu vực, không liên quan trực tiếp đến tranh chấp, tham gia.
ASEAN hôm qua cũng ra tuyên bố, liệt kê 8 điểm liên quan đến Biển Đông, nhưng không đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài.
Theo Reuters, khối này tránh đưa ra lập trường về các vấn đề ngoại giao gai góc, đặc biệt khi liên quan đến Trung Quốc , do ảnh hưởng của nước này trong khu vực và sự cần thiết cân bằng mối quan hệ với Mỹ.
"Cả Trung Quốc và Mỹ đều nằm trong số những đối tác quan trọng nhất của ASEAN và ASEAN không muốn phải lựa chọn giữa các đối tác", Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh nói.
Phương Vũ
Theo VNE
Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị 'chiến tranh nhân dân trên biển' Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị cho "chiến tranh nhân dân trên biển" để đối phó với những mối đe dọa an ninh ngoài khơi và bảo vệ chủ quyền. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn. Ảnh: AFP. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn "kêu gọi công nhận sự nghiêm trọng của tình...