Nga trừng phạt 9 công ty Ukraine
Nga đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với 9 công ty của Ukraine, mở rộng danh sách các công ty bị trừng phạt như vậy của Ukraine lên 84 công ty, theo một sắc lệnh của Chính phủ Nga.
Cuộc xung đột tại miền đông Ukraine đã bước sang năm thứ 7 kể từ khi nổ ra vào năm 2014 – Ảnh: AP
Hãng tin Reuters ngày 13-2 cho biết các công ty chịu “các biện pháp trừng phạt kinh tế đặc biệt” theo sắc lệnh mới bao gồm Công ty đóng tàu Craneship, Công ty lai dắt Donmar, Công ty vận chuyển hàng hóa Transship và Công ty sản xuất kim loại Maxima Metal.
Sắc lệnh không nói rõ lý do Nga đưa 9 công ty Ukraine vào danh sách trừng phạt kinh tế. Ukraine cũng chưa lên tiếng trước hành động trừng phạt mới nhất của Nga.
Video đang HOT
Mối quan hệ giữa Nga và Ukraine bắt đầu xấu đi từ năm 2014, khi Matxcơva sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine và hậu thuẫn cho lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine.
Cuộc xung đột hiện đã bước sang năm thứ 7 và khiến hơn 13.200 người thiệt mạng. Nga bác bỏ cáo buộc của chính quyền Kiev về việc quân đội nước này đã tham gia vào cuộc xung đột ở miền đông.
Các nước phương Tây đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, liên quan đến vấn đề trên. Nga cũng đã trả đũa bằng các biện pháp của riêng nước này.
Trong một tín hiệu cho thấy mối quan hệ giữa Nga và phương Tây ngày càng căng thẳng, Matxcơva ngày 12-2 nói sẵn sàng cắt đứt quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) nếu EU làm tổn thương kinh tế Nga bằng những lệnh trừng phạt.
Thời gian gần đây, căng thẳng Nga – EU tăng thêm bước nữa sau khi Nga bắt giữ và xét xử thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny – nhân vật chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
EU đã thảo luận về những biện pháp trừng phạt mới đối với Nga sau khi nước này bắt ông Navalny.
Biden điện đàm với Putin
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 26/1 điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, thảo luận hàng loạt vấn đề đang gây căng thẳng trong quan hệ hai nước.
"Mục tiêu của Tổng thống là làm rõ rằng Mỹ sẽ hành động kiên quyên nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia trước những hành động từ phía Nga có thể gây hại cho chúng ta và các đồng minh", thông báo từ Nhà Trắng cho hay. "Hai Tổng thống thống nhất duy trì liên lạc minh bạch và nhất quán trong tương lai".
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Euro Weekly News.
Tổng thống Biden đã thảo luận về việc gia hạn 5 năm đối với hiệp ước hạt nhân chiến lược New START, "thống nhất để các đội ngũ của hai bên khẩn trương làm việc để hoàn thành việc gia hạn trước ngày 5/2. Ông chủ Nhà Trắng cũng tái khẳng định "sự ủng hộ vững chắc của Mỹ đối với chủ quyền Ukraine", nêu lo ngại về vụ tấn công mạng lợi dụng phần mềm của Solar Winds nhằm vào chính quyền liên bang Mỹ mà theo giới chức tại Washington là có liên quan đến Moskva, đồng thời đề cập đến những báo cáo về việc Nga treo thưởng giết binh sĩ Mỹ ở Afghanistan.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng nêu vấn đề Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2020 cùng nghi vấn lãnh đạo đối lập Nga Alexey Navalny bị đầu độc.
Theo thông báo từ Điện Kremlin, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Putin đã chúc mừng người đồng cấp Mỹ vì thắng lợi bầu cử, lưu ý rằng "việc bình thường hóa quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ đáp ứng lợi ích của cả đôi bên". Ông đồng thời nhấn mạnh tới "vai trò và trách nhiệm đặc biệt" của hai nước trong việc duy trì an ninh, ổn định toàn cầu.
"Nhìn chung, cuộc thảo luận giữa lãnh đạo Nga - Mỹ hoàn toàn mang tính chất công việc và thẳng thắn", thông báo từ Điện Kremlin có đoạn.
Putin là một trong những lãnh đạo thế giới cuối cùng chúc mừng Biden về thắng lợi bầu cử. Hai người từng gặp mặt khi Biden còn là phó tổng thống Mỹ và có chuyến thăm tới Moskva hồi năm 2011.
Ukraine ngừng chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng sang Nga Ngày 23/12, Công ty Vận hành các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine (Energoatom) thông báo kế hoạch ngừng chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng sang Nga từ năm 2021 sau khi kho chứa tại Vùng cách ly Chernobyl của quốc gia này đi vào hoạt động. Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Ảnh tư liệu: Sputnik Cụ thể,...