Nga, Trung nhận được gì từ thương vụ S-400?
Tờ Pravda (Sự thật) của Nga mới đây cho đăng tải bài phân tích về thương vụ Nga bán cho Trung Quốc tổ hợp phòng không tân tiến nhất S-400 và đặt vấn đề dưới góc độ lợi ích địa-chính trị.
Hôm 19/11, một quan chức ngoại giao Trung Quốc lên tiếng ủng hộ việc Crimea sáp nhập vào Nga. “Chúng tôi phản đối bất kì một nền độc lập nào dựa trên trưng cầu dân ý. Nhưng Crimea là một ngoại lệ. Chúng tôi thông hiểu lịch sử của việc sáp nhập Crimea”, ông Gui Congyou, Vụ trưởng Vụ châu Âu và Trung Á Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu. Đến ngày 24/11, xuất hiện thông tin cho là Moskva đồng ý chuyển giao cho Trung Quốc các tổ hợp S-400.
Tờ Vedomosti (Nga) đưa tin: Bắc Kinh có ý định mua ít nhất 6 tiểu đoàn S-400, theo hợp đồng trị giá 3 tỉ USD. Quan chức tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí Rosoboronexport (Nga) từ chối đưa ra lời bình luận, còn đại diện của Cơ quan hợp tác kĩ thuật quân sự Liên bang Nga thì bác bỏ thông tin trên.
Liệu Moskva và Bắc Kinh đã theo đuổi một tiến trình như vậy? Để hiểu điều này, cần phải nhớ rằng Trung Quốc đang rất cần S-400 và họ cũng có điều kiện để mặc cả với Nga. Nguyên lý như sau: Trung Quốc giành cho Nga sự hậu thuẫn mạnh mẽ (điều mà Moskva rất cần) và đổi lại Nga cung cấp vũ khí cho Trung Quốc.
S-400, một loại vũ khí hiện đại nhất của quân đội Nga hiện nay. Ảnh: RIA Novosti
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Li Jie nhìn nhận, việc sở hữu S-400 sẽ nhanh chóng tăng cường tiềm lực phòng thủ tên lửa, giúp Trung Quốc tiếp cận được các công nghệ mới. “Đây là hệ thống phóng thẳng đứng, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu từ mọi hướng, kể cả máy bay và tên lửa. Đặc biệt, S-400 rất thích hợp cho các hoạt động đánh chặn trong điều kiện có can thiệp tác chiến điện tử dưới mặt đất. Đó là ưu thế rất quan trong trong chiến tranh tương lai… Trong điều kiện thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn đầu tư vì các lệnh cấm vận của phương Tây, Nga sẽ phải cần đến sự giúp đỡ của Trung Quốc”, chuyên gia này nhìn nhận.
Video đang HOT
Giới nghiên cứu Nga lại có cách nhìn nhận khác so với ông Jie. “Trung Quốc là bên được lợi lớn nhất trong sự dịch chuyển địa chính trị thế giới. Nước này sẽ đạt được các mục tiêu đề ra với sự hỗ trợ của Nga”, giáo sư Mikhail Karpov, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc đánh giá.
Andrei Devyatov, Phó Giám đốc Viện hợp tác chiến lược Nga – Trung thì cho rằng: “Việc có được S-400 là do Trung Quốc chớp được thời cơ khi nước Nga bị vướng vào bẫy dollar. Chính Nga đã phải bán hệ thống này cho Trung Quốc”, ông Devyatov bày tỏ. Thế nhưng, 3 tỉ USD đó cũng chỉ tương đương với khoản tiền phạt từ việc Pháp không giao tàu Mistral cho Nga và nó cũng không giúp Nga giải quyết vấn đề thanh khoản của đồng USD.
Hồi mùa xuân vừa qua, tờ Kommersant (Thương nhân/Nga) đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã cho phép chuyển giao S-400 cho Trung Quốc. Đến mùa hè, Chánh văn phòng Phủ Tổng thống, ông Sergei Ivanov nói rằng Trung Quốc sẽ là khách hàng đầu tiên mua được S-400 và lô hàng đầu tiên sẽ được chuyển giao vào năm 2016. Năm 2010, Nga đã mua 15 tiểu đoàn tên lửa S-300 của Nga, mỗi tổ hợp có thể phóng 12 tên lửa đánh chặn cùng lúc. Tuy nhiên, hệ thống này không thể kiểm soát vùng trời Đài Loan, điều mà S-400 làm được.
Theo Hoài Thanh/Pravda.ru
Tin tức
Phó Giám đốc trung tâm giáo dục bị kẻ "ngáo đá" đâm trọng thương
Đang trên đường từ trường học trở về nhà, phó Giám đốc trung tâm Giáo dục Thường xuyên (GDTX) quận Thủ Đức và một người dân bị nam thanh niên lên cơn "ngáo đá" đâm trọng thương.
Chiều 28/11, công an phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TPHCM đã bàn giao nghi can Nguyễn Phước Hậu (27 tuổi, ngụ phường Linh Tây, quận Thủ Đức) về Đội CSHS công an quận để tiếp tục điều tra, xử lý hành vi "Cố ý gây thương tích".
Hiện trường ngã 3 đường số 19 và 20 (gần trụ sở UBND phường Linh Chiều), nơi PGĐ trung tâm GDTX bị kẻ "ngáo đá" đâm trọng thương.
Cùng thời gian này, thầy Nguyễn Thanh Liêm (50 tuổi, ngụ quận Thủ Đức), phó Giám đốc trung tâm GDTX quận Thủ Đức vẫn đang điều trị tại Khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Đa khoa khu vực (ĐKKV) Thủ Đức với 2 vết thương khá nặng ở vùng ngực và vai do bị đâm.
Trước đó khoảng 20h30 ngày 27/11, nghi can Hậu trong trạng thái của người vừa sử dụng xong ma túy xảy ra va chạm giao thông với 2 thanh niên đi trên đường số 19, phường Linh Chiểu. Hậu đã lấy dao trong người truy đuổi nhưng 2 thanh niên đã kịp bỏ chạy.
Khi đến ngã 3 giao với đường số 20 (đoạn gần trụ sở UBND phường Linh Chiều), cùng lúc thầy Liêm vừa từ trung tâm GDTX chạy xe máy trở về nhà, tên Hậu bất ngờ ép xe rồi dùng dao tấn công vị thầy giáo.
"Nạn nhân ôm ngực đầy máu chạy vào nhà của tôi nhưng đối tượng như kẻ say máu vẫn lao vào. Tôi đã lấy ghế nhựa chống trả thì cũng bị hắn đâm nhưng không trúng và người dân xung quanh kéo đến hỗ trợ nên đối tượng bỏ chạy về hướng đường số 9 cư xá Vườn Dâu", một phụ nữ nhà ngay hiện trường kể lại.
Khi chạy ra đường số 9 (hướng ra đường Tô Vĩnh Diện), đối tượng Hậu tiếp tục dùng dao tấn công một nam thanh niên đang trên đường đi mời đám cưới của mình rồi bỏ trốn.
Đồng nghiệp đến thăm thầy Liêm đang điều trị tại bệnh viện ĐKKV Thủ Đức.
Ngay khi nhận tin báo, công an phường Linh Chiều đã huy động lực lượng, bảo vệ dân phố, dân phòng xuống hiện trường và trong đêm đã bắt giữ tên Hậu tại nhà ở phường Linh Tây cùng tang vật gây án.
Cả 2 nạn nhân đã được người dân đưa vào bệnh viện cấp cứu. Nam thanh niên bị các vết thương nhẹ nên sau khi băng bó đã xuất viện. Riêng thầy Liêm có vết thương vùng trước tim, X-quang phát hiện tràn dịch màn ngoài tim nên đã được bệnh viện tiến hành phẫu thuật khẩn cấp; rất may vết đâm không trúng tim và hiện nạn nhân đã qua cơn nguy kịch.
Bước đầu cơ quan công an xác định đối tượng Hậu gây án trong trạng thái "ngáo đá" và hiện CQĐT vẫn đang tiến hành làm rõ vụ việc.
Vũ Lê
Theo Dantri
Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tổng Công ty quản lý bay bị kiểm điểm Chủ tịch, Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) và các Ban chuyên môn vừa bị yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm vì sự cố máy bay Vietnam Airlines suýt đụng trực thăng trên bầu trời Tân Sơn Nhất và "sập" hệ thống điều hành bay tại ACC Hồ Chí Minh....