Nga – Trung là quan hệ đối tác chứ không phải “đồng minh”
Với nhan đề “đối tác chứ không phải đồng minh”, báo Độc lập Nga có bài bình luận nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Putin, trong đó nhấn mạnh quan hệ hợp tác giữa Nga và Trung Quốc phụ thuộc vào những cải cách kinh tế của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Ngày 2/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu chuyến thăm chính thức cấp nhà nước 2 ngày tới Trung Quốc. Chuyến thăm này nhằm mục đích thể hiện tình đoàn kết của nhà nước Liên bang Nga với nhân dân Trung Quốc – một dân tộc cũng phải chịu nhiều tổn thất to lớn như nhân dân Xô Viết trong Thế chiến II.
Tổng thống Nga Putin tham dự lễ duyệt binh kỉ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II trên quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh như một hành động đáp lễ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – người đã có mặt trên quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow tham dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Phát xít của Nga vào ngày 9/5 vừa qua.
Sự có mặt của Chủ tịch Tập Cận bình trong sự kiện ngày 9/5 tại quảng trường Đỏ có ý nghĩa lớn lao đối với Moscow, khi Nga đang chịu sự kỳ thị, tẩy chay từ các nước phương Tây và Mỹ sau sự kiện chính trị ở Ukraine.
Khác với Nga, Trung Quốc thực hiện chính sách thận trọng hơn. Tuy nhiên, Mỹ và đồng minh phương Tây vẫn có nhiều phản ứng tiêu cực đối với Trung Quốc. Họ lo ngại Trung Quốc đang dần chiếm lấy các hòn đảo thuộc khu vực tranh chấp tại Biển Đông và có khả năng kiểm soát con đường vận tải chiếm khoảng 1/3 giao thương hàng hải quốc tế tại khu vực này.
Trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản chưa được giải quyết và trước lễ duyệt binh ngày 3/9, Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch mạnh mẽ lên án tội ác của phát xít Nhật tại Trung Quốc trong Thế chiến II. Mỹ và các nước đồng minh cảm thấy tốt nhất là không nên tham gia vào các sự kiện này của Trung Quốc.
Trước đó, Mỹ và Nhật Bản đã ký kết một hiệp ước quân sự. Trung Quốc sẽ giới thiệu những loại vũ khí công nghệ cao mới nhất của họ trong lễ duyệt binh lần này. Bắc Kinh muốn chứng minh rằng, thời kỳ phương Tây dùng sức mạnh quân sự để áp đặt Trung Quốc đã hoàn toàn biến mất.
Video đang HOT
Đối với Nga, điều này đặc biệt quan trọng, vì quần đảo Nam Kuril được phân chia thuộc về Nga sau Thế chiến II như kết quả của việc giải quyết hậu chiến.Moscow và Bắc Kinh trong năm nay đã nhiều lần lên án các nỗ lực của Mỹ và phương Tây nhằm giảm nhẹ vai trò của Liên Xô và Trung Quốc trong Thế chiến II và rà soát lại kết quả của chiến tranh.
Không nghi ngờ rằng, ông Putin và ông Tập đã đạt được thỏa thuận về vấn đề này. Hai nhà lãnh đạo khẳng định, quan hệ hợp tác Nga – Trung không nhằm chống lại nước thứ ba và không phải là liên minh quân sự (kiểu liên minh NATO).
Luận điểm này rất quan trọng. Mỗi bên sẽ tự bảo vệ an ninh, chủ quyền của mình. Tuy nhiên, không khó để nhận ra những tư tưởng tương đồng của hai nhà lãnh đạo.
Cả ông Putin và ông Tập Cận Bình đều phản ứng gay gắt trước âm mưu “dân chủ hóa” của Mỹ và phương Tây tại Châu Á, Nga, Trung Quốc và khu vực Trung Đông.
Tuy vậy, mối quan hệ chính trị cấp cao này sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu không dựa trên nền tảng kinh tế vững chắc.
Mục đích thứ hai của Tổng thống Nga trong chuyến thăm này là đạt được những thỏa thuận hợp tác kinh tế – thương mại có lợi cho Nga để khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay của Nga.
Nửa đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Nga và Trung Quốc đạt 30% tổng kim ngạch thương mại toàn Nga. Nga cung cấp lượng dầu, khí đốt, kim loại màu và gỗ cho Trung Quốc nhiều hơn trước. Nhưng do sự mất giá của đồng Rúp, giá cả hàng hóa bị giảm dẫn đến nguồn thu Ngân sách Nga cũng kém đi.
Hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào Nga cũng bị giảm mạnh do đồng Rúp mất giá. Các sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc trở nên đắt đỏ đối với người tiêu dùng Nga. Các nhà lãnh đạo đã đề cập đến việc nâng khối lượng tổng kim ngạch thương mại của hai nước lên 100 tỷ đô la mỗi năm. Nhưng trong điều kiện khủng hoảng kinh tế tại Nga hiện nay, con số này không thực tế.
Hàng ngày truyền thông Nga đều nói về Dự án đường ống dẫn khí “Power of Siberia” hợp tác giữa Nga và Trung Quốc. Nhưng với giá khí đốt cao như hiện nay, quyết định xây dựng đường ống “Power of Siberia” có vẻ như không mang lại lợi nhuận cho Nga. Mục đích của Nga trong dự án xây dựng này là biến Trung Quốc thành thị trường nhập khẩu khí đốt chính của mình thay thế cho các nước phương Tây.
Nga và Trung Quốc là đối tác, nhưng hai bên có lợi ích khác nhau. Trung Quốc muốn Nga trở thành nhà cung cấp nguyên liệu lớn cho Trung Quốc. Còn Nga lại muốn xuất khẩu sang Trung Quốc không phải là nguyên liệu mà là sản phẩm đã hoàn thiện. Theo Thứ trưởng Bộ Thương Mại Trung Quốc Lin Ji: “đây là vấn đề của Nga”. Việc quan trọng nhất là Nga cần phải thay đổi cấu trúc nền kinh tế của mình.
Như vậy, mặc dù được coi là đối tác truyền thống, song quan hệ Nga – Trung (trong các lĩnh vực) cũng gặp nhiều trở ngại, nhất là trong bối cảnh phương Tây đang tìm cách cô lập Nga do cáo buộc nước này nhúng tay vào khủng hoảng tại Ukraine, Trung Quốc cũng bị các nước như Mỹ chỉ trích gay gắt về vấn đề lãnh thổ trên Biển Đông.
Trước tình hình đó, giới quan sát lo ngại Nga – Trung sẽ thành lập liên minh kiểu NATO. Song, thực tế tình hình không phải như vậy. Quan hệ Nga – Trung cũng đang có “những vấn đề” nhất định.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Độc lập, một trong những tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn nhất tại Nga.
Đức Dũng
Theo Infonet
Anh sẽ duy trì hỗ trợ cho Việt Nam qua các tổ chức quốc tế
Ngày 29/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Thủ tướng Anh David Cameron đang có chuyến thăm chính thức tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Trương Tấn Sang tiếp Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland David Cameron. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng trong thời gian, đặc biệt là khi hai nước nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược, Chủ tịch nước tin tưởng khi Hiệp định FTA được ký kết giữa Việt Nam và EU, quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh sẽ chuyển biến tích cực. Kim ngạch song phương hai nước sẽ tăng trưởng tương xứng với tiềm năng.
Chủ tịch nước cảm ơn sự giúp đỡ của Vương quốc Anh với Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là thể hiện lập trường của Vương quốc Anh về biển Đông, góp phần cho hòa bình ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bày tỏ vui mừng trước sự hợp tác ngày càng gắn kết giữa hai nước, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết cá nhân ngài đã vừa có cuộc hội đàm thành công với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng nhấn mạnh, Hiệp định FTA giữa EU và Việt Nam có ảnh hưởng quan trọng trong việc củng cố quan hệ thương mại của Vương quốc Anh với Việt Nam.
Thủ tướng cho rằng trong bối cảnh thuận lợi chung, sẽ có những lĩnh vực của Vương quốc Anh có thế mạnh như đồ uống có cồn sẽ mở rộng ảnh hưởng tại Việt Nam.
Thủ tướng cho biết một trong những thành công của Việt Nam là tạo được môi trường ổn định để các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; hy vọng hai bên sẽ tăng cường hợp tác và đạt được nhiều thỏa thuận hơn nữa để thu hút đầu tư.
Thủ tướng gợi mở nếu như việc phán quyết trọng tài quốc tế được làm tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Anh có thể hoạt động hiệu quả.
Thủ tướng khẳng định Anh cam kết sẽ duy trì sự hỗ trợ thông qua các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới để giúp đỡ Việt Nam.
Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng cho biết như trong tuyên bố G7, lập trường của Anh là hết sức rõ ràng; đồng thời cảm ơn Chủ tịch nước đã hoan nghênh lập trường này của Vương quốc Anh.
Theo Hoàng Giang
VietnamPlus/TTXVN
Obama không nhắc tới Trung Quốc trong diễn văn kỉ niệm kết thúc Thế chiến 2 Ông Obama đã không đề cập đến Trung Quốc trong mối liên hệ với lễ kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới lần 2". Thông tấn RIA Novosti ngày 2/9 đưa tin cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu đánh dấu lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần 2...