Nga, Trung “hợp lực” cũng chẳng “hạ” được Mỹ
Trung Quốc và Nga đã cùng “đồng tâm hiệp lực” chống lại kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều này chẳng khiến Mỹ có một chút nao núng nào. Washington tuyên bố sẽ xúc tiến kế hoạch như đã định.
Hệ thống THAAD
Trung Quốc và Nga hôm 29/4 đã cùng lên tiếng chỉ trích kế hoạch của Mỹ trong việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên bán đảo Triều Tiên. Diễn biến này diễn ra chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi Bình Nhưỡng vừa liên tục phóng đi hai quả tên lửa tầm trung được cho là có thể với tới lãnh thổ của Mỹ.
Một loạt những vụ thử hạt nhân và tên lửa liên tiếp gần đây của Triều Tiên đã khiến Hàn Quốc thay đổi lập trường, chính thức đàm phán với Mỹ về kế hoạch đưa hệ thống THAAD đến gần với Triều Tiên.
Bắc Kinh lo ngại, sự hiện diện của một hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân của Mỹ ở ngay ngưỡng cửa của họ sẽ làm thay đổi cán cân sức mạnh ở khu vực Thái Bình Dương theo hướng có lợi cho Washington.
“Cả hai nước chúng tôi đều quan ngại sâu sắc về kế hoạch triển khai THAAD của Mỹ ở Hàn Quốc”, Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi đã nói như vậy tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov.
“Động thái đó sẽ vượt quá nhu cầu phòng vệ cần thiết của các nước có liên quan, Nó sẽ đe dọa trực tiếp đến an ninh chiến lược của Nga và Trung Quốc”, ông Wang nói thêm.
Về phần mình, Ngoại trưởng Nga Lavrov lên án Washington về việc sử dụng những vụ thử hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên làm “cái cớ” để triển khai cái mà ông này miêu tả là “hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo toàn cầu” của Washington.
Video đang HOT
Phản ứng trước những lời chỉ trích, lên án nói trên, Nhà Trắng tuyên bố sẽ thúc đẩy kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân của họ trên lãnh thổ của Hàn Quốc bất chấp sự phản đối của Nga và Trung Quốc.
THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) là hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối. Đây là hệ thống tên lửa được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Ngoài ra, nó cũng có khả năng nhất định trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Hệ thống THAAD được thiết kế để đánh chặn những tên lửa đạn đạo ở tầm cao. Hệ thống phòng không tinh vi của Mỹ có hệ thống radar có thể phát hiện những vật thể ở khoảng cách xa đến 2.000km – đây là khoảng cách bao phủ phần lớn đại lục Trung Quốc.
Trước đây, Hàn Quốc chần chừ chưa muốn cho phép Mỹ triển khai THAAD trên đất của họ vì sợ làm mất lòng đối tác thương mại lớn Trung Quốc. Tuy nhiên, mọi việc đã thay đổi kể từ sau sự thách thức cao độ của Triều Tiên trong thời gian qua. Những lời chỉ trích, cảnh báo của Bắc Kinh cũng không khiến Seoul chùn bước.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ đã sẵn sàng đưa THAAD đến Hàn Quốc?
Mỹ quyết định chi 640 triệu USD để mua thêm hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối THAAD.
"Trong yêu cầu ngân sách năm tài khóa 2017, Bộ Quốc phòng Mỹ yêu cầu 370 triệu USD để mua thiết bị THAAD và thêm 270 triệu USD nữa cho việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá", một đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Theo Giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ, Phó Đô đốc James Syring, Lầu Năm Góc có kế hoạch tiếp tục mua sắm các hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD trong 5 năm tới, với tổng số hơn 400 tên lửa.
Dù Mỹ không nói những hệ thống THAAD mua mới này sẽ được triển khai đến đâu, tuy nhiên theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap hồi đầu tháng 1/2016 cho biết, trong năm 2016, hệ thống THAAD đầu tiên sẽ hiện diện tại quốc gia này.
Căn cứ vào thông tin này, gần như chắc chắn rằng những hệ thống THAAD mua mới của Mỹ sẽ được đưa đến bán đảo Triều Tiên bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Triều Tiên và của cả Nga.
Trước động thái này của Mỹ, Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh: "Điều Mỹ tìm kiếm trong hoạt động triển khai này là nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi để kiềm chế Trung Quốc và Nga- hai đối thủ chiến lược của Washington- theo đuổi chiến lược thống trị thế giới."
Hệ thống THAAD.
Theo nguồn tin này, việc triển khai THAAD sẽ "thiết lập một cơ cấu Chiến tranh Lạnh mới ở Đông Bắc Á và bán đảo Triều Tiên sẽ một lần nữa phải đối mặt với nguy cơ trở thành chiến trường của các cường quốc."
Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc - Khâu Quốc Hồng cũng cho rằng chính Bắc Kinh chứ không phải một nước nào khác là mục đích của kế hoạch này. Theo ông Hồng: "Việc làm này có thể làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ giữa Bắc Kinh và Seoul".
Trung Quốc phản ứng
Từ kết quả phân tích nói trên cho thấy, mục tiêu cần đối phó khi hệ thống THAAD đến Hàn Quốc gần như chắc chắn không phải là Triều Tiên và đây chính là điều khiến Trung Quốc lo ngại nhất.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho hay, Trung Quốc có lập trường nhất quán, rõ ràng trong vấn đề phòng thủ tên lửa. Bất kỳ nước nào khi tìm kiếm an ninh của mình đều cần cân nhắc lợi ích an ninh của các nước khác và hòa bình, ổn định khu vực. Tình hình bán đảo hiện nay rất nhạy cảm, hy vọng các nước liên quan xử lý thận trọng vấn đề liên quan.
The Korea Times đầu tháng 3/2016 đưa tin, Trung Quốc thậm chí đe dọa, nếu Hàn Quốc cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ THAAD ở Hàn Quốc thì Trung Quốc sẽ sử dụng các biện pháp kinh tế để trả đũa.
Ngoài ra, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc hồi cuối năm 2015 dẫn lời một quan chức cấp cao của Trung Quốc là Teng Jianqun cảnh báo Bắc Kinh có thể gia tăng các đầu đạn hạt nhân trong trường hợp hệ thống THAAD của Mỹ được triển khai tại Hàn Quốc.
Ông này cho rằng vấn đề triển khai THAAD tại Hàn Quốc đã trở thành "một lựa chọn khó khăn" cho Seoul trong việc cân bằng quan hệ song phương với Washington và Bắc Kinh.
Trong bài viết đăng trên trang của Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc gần đây, Teng viết: "Việc Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc sẽ là phép thử đối với các mối quan hệ giữa Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, thậm chí là Nga".
Teng cảnh báo: "Đây không đơn thuần là một dự án quân sự vì lợi ích của Hàn Quốc và an ninh của Mỹ. Nếu cần thiết, Trung Quốc sẽ có một số biện pháp mạnh mẽ để chống lại sức mạnh của chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ, bao gồm cả việc nâng cấp và tăng số lượng đầu đạn hạt nhân và thông thường của mình".
Trung Quốc đã nhiều lần công khai phản đối việc Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc nhưng có thể nói đây là lần đầu tiên việc sử dụng sức ép từ vũ khí hạt nhân được nêu lên.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ đã sợ tên lửa Triều Tiên? Giới quân sự ở Washington kêu gọi tăng cường phòng thủ khi Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa và tuyên bố tấn công hạt nhân vào cả Hàn Quốc lẫn Mỹ. Tấn công nước Mỹ Tư lệnh Bộ Chỉ huy miền Bắc của Mỹ William Gortney ngày 10/3 cho rằng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên có...