Nga, Trung gắn kết trước áp lực từ Mỹ
Vì các lệnh trừng phạt từ phương Tây, Moscow và Bắc Kinh có lý do để củng cố mối quan hệ.
Trong chuyến thăm cấp cao tới Moscow (Nga), Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình đã thân mật gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là “người bạn tốt” khi hai nhà lãnh đạo cam kết tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự và kinh tế trong tương lai. Và một thỏa thuận nổi bật nhất trong chuyến thăm lần này có lẽ là việc Công ty viễn thông Nga MTS sẽ cho phép gã khổng lồ công nghệ TQ Huawei phát triển thế hệ mạng thứ năm (5G) ở Nga.
Quan hệ Trung-Nga trên tầm cao mới
Điện Kremlin công bố số liệu cho thấy thương mại giữa Nga và TQ đã tăng gần 25% trong năm 2018, đạt 108 tỉ USD. Đây là con số kỷ lục vượt mốc 100 tỉ USD – vốn là mục tiêu trong nhiều năm giữa hai chính phủ, tờ The New York Times cho biết.
Quan hệ với TQ đã cải thiện rõ rệt từ năm 2014, khi ông Putin tuyên bố châu Á sẽ là mục tiêu tập trung của Nga sau khi phương Tây liên tiếp áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và nỗ lực cô lập Moscow với những cáo buộc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và gây bất ổn cho Ukraine.
Trả lời truyền thông rằng đây là chuyến thăm thứ bảy tới Nga, ông Tập còn thông báo hai nước đang dần mở rộng hợp tác ở nhiều lĩnh vực khác như năng lượng, giao thông, hàng không-không gian và nông nghiệp. “Hợp tác kinh tế và thương mại vốn là những nền tảng vững chắc của mối quan hệ hai nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và khôi phục chung của Nga và TQ” – ông Tập nói thêm.
Ước tính 70% xuất khẩu của Nga sang TQ đều liên quan đến năng lượng. Trong khi đó, phần lớn hàng xuất khẩu của TQ là máy móc, đặc biệt là thiết bị mỏ dầu bị phương Tây từ chối theo lệnh trừng phạt.
Bên cạnh đó, cả hai đều quan tâm đến việc thúc đẩy các dự án ở Bắc Cực, nơi Moscow hy vọng các dòng vốn và nhu cầu của TQ sẽ thay thế phương Tây phát triển các mỏ dầu khí. Hơn nữa, Nga hy vọng tình trạng ấm dần lên toàn cầu sẽ dẫn đến việc khai mở một tuyến đường biển cạnh tranh đến châu Á thông qua Bắc Cực, với TQ là thị trường chính.
“TQ mang đến dòng tiền và nhu cầu, trong khi Nga sẽ đảm bảo an ninh và vị trí thuận lợi ở Bắc Cực” – ông Alexander Gabuev, người đứng đầu chương trình châu Á tại Trung tâm Carnegie Moscow, phát biểu.
Mối quan hệ gần gũi với điện Kremlin cung cấp cho Bắc Kinh một sân sau khá ổn định, trong khi liên kết quân sự hiện tại cũng đang được mở rộng. Hai bên đã tham gia tập trận quân sự chung trên bộ và trên biển. Và TQ, với mối quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng trên biển Đông liên quan đến những tuyên bố chủ quyền thái quá, là thị trường quan trọng của các hợp đồng vũ khí với Nga, đặc biệt là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 và máy bay chiến đấu phản lực Su-35.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: GETTY IMAGES
Cho phép Huawei phát triển mạng 5G ở Nga
Mặc dù Moscow thừa nhận rằng sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh sẽ làm lu mờ sự kiểm soát của nó đối với Trung Á nhưng họ hy vọng TQ sẽ tiếp tục chấp nhận vai trò lớn của Nga trong an ninh khu vực. Và dĩ nhiên, Nga và TQ đều chia sẻ một đối thủ chung là Washington.
Tờ The Guardian còn đưa tin một trong những giao dịch quan trọng và nổi bật nhất trong chuyến thăm lần này có lẽ là giao dịch liên quan đến Công ty Huawei, đó là Công ty viễn thông Nga MTS sẽ cho phép gã khổng lồ công nghệ TQ Huawei phát triển thế hệ mạng thứ năm (5G) ở Nga.
Thỏa thuận này sẽ chứng kiến sự phát triển của các công nghệ 5G và ra mắt thí điểm vào năm 2019-2020, MTS cho biết trong một tuyên bố ngày 5-6. Về phía Huawei, đại diện tập đoàn cho biết ông rất hài lòng với các thỏa thuận trong một lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược như 5G.
Ngoài quan hệ thương mại, TQ và Nga còn hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều vấn đề chính sách đối ngoại, bao gồm cuộc khủng hoảng tại Venezuela, chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và thỏa thuận hạt nhân Iran. Cả hai đều có xu hướng phủ quyết các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc được thiết lập nhằm gây sức ép với Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc xung đột kéo dài nhiều năm qua ở nước này.
Nga dần phụ thuộc thị trường Trung Quốc?
Vì các lệnh trừng phạt từ phương Tây chống lại nhiều quan chức và tổ chức của Nga, Moscow có lý do để củng cố mối quan hệ chặt chẽ với TQ. Điều này cũng hợp lý với Bắc Kinh khi thương chiến với Washington vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và ông Tập cần một đối tác lớn và ổn định. Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại quy mô hợp tác vẫn còn hạn chế khi đầu tư của TQ vào Nga suy giảm dù thương mại song phương gia tăng vốn nhờ xuất khẩu năng lượng của Nga sang TQ.
Tờ Politico công bố dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Nga cho thấy đầu tư trực tiếp của TQ vào Nga đã giảm mạnh đến 24% trong nửa đầu năm 2018.
Theo GS Ivan Tselichtchev từ ĐH Niigata (Nhật Bản), sẽ có những bước giới hạn của hai bên trong việc khỏa lấp mối quan hệ đang xấu dần với Mỹ. Ông Tselichtchev còn khẳng định đầu tư kinh doanh của các công ty TQ tại Nga không đạt tăng trưởng nhanh.
“Các nhà đầu tư TQ cảm thấy khá thận trọng về môi trường kinh doanh ở Nga. Có những đầu tư về công nghệ cao nhưng quy mô không lớn tại thời điểm này” – tờ Politico dẫn lời ông Tselichtchev cho biết ngày 5-6.
“Một số người ở Nga có vẻ hy vọng rằng đầu tư của TQ sẽ bù đắp phần nào cho sự suy giảm đầu tư từ các nước phát triển khác. Tuy nhiên, điều này không xảy ra, ít nhất vào lúc này” – ông Tselichtchev nói thêm.
Trong khi đó, việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa Moscow và Bắc Kinh khẳng định chính sách đối ngoại chính của ông Putin, trong đó quan hệ đối tác chiến lược cũng như liên minh với TQ là nhắm vào việc đối phó với áp lực từ Washington. Ông Grzegorz Kuczyski, chuyên gia về Nga và năng lượng tại Viện Warsaw (Ba Lan), dự đoán rằng Bắc Kinh và Moscow sẽ tăng cường hợp tác kinh tế, đặc biệt ở cấp chính phủ với các công ty nhà nước hàng đầu.
“Thị trường TQ trở nên rất quan trọng trong việc hợp tác của một số nhà tài phiệt và tập đoàn Nga” – ông Kuczyski nói thêm.
Đại sứ Mỹ Jon M. Huntsman Jr. không tham dự Diễn đàn kinh tế St. Petersburg (Nga) vì bất đồng với việc Nga bắt giữ doanh nhân Michael Calvey, một chủ ngân hàng đầu tư Mỹ có trụ sở tại Moscow. Ông Calvey có liên quan đến tranh chấp kinh doanh với một doanh nhân người Nga. Một khách du lịch Mỹ Paul Whelan cũng bị bắt giữ từ cuối tháng 12-2018 với tội danh gián điệp. Một phóng viên người Mỹ thậm chí còn bị cấm phỏng vấn Bộ trưởng Phát triển kinh tế Nga Maxim Oreshkin. Ông Oreshkin nói chỉ có công dân Nga được chào đón.
HÀ MINH THU
Theo PLO
Đang có 200 thương nhân Trung Quốc mua vải thiều ở Bắc Giang
UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, hoạt động thu mua vải thiều trên địa bàn tỉnh đang diễn ra rất sôi động. Toàn tỉnh có trên 500 điểm cân thu mua vải thiều, với gần 1.000 thương nhân, trong đó có gần 200 thương nhân Trung Quốc thường xuyên có mặt tại các địa phương thu mua vải thiều.
Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Diễn đàn kinh tế về sản xuất, tiêu thụ vải thiều và quảng bá các sản phẩm văn hóa, du lịch, nông sản chủ lực tỉnh Bắc Giang năm 2019.
Thương nhân Trung Quốc chọn mua vải thiều tại phố Kim, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang). Ảnh: Văn Thương
Đây là hoạt động xúc tiến thương mại lớn nhất từ trước đến nay, thu hút gần 800 đại biểu trong và ngoài nước tham dự. Diễn đàn đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố bạn; Tham tán Kinh tế - Thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Sở Thương mại và Chính quyền nhân dân thị Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; trên 500 doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc...
Ngay sau Diễn đàn kinh tế, đã có nhiều doanh nghiệp đến tìm hiểu, thương thảo, ký kết hợp đồng tiêu thụ vải thiều.
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, vào những ngày này, hoạt động thu mua vải thiều trên địa bàn tỉnh rất sôi động. Toàn tỉnh hiện có trên 500 điểm cân thu mua vải thiều, với gần 1.000 thương nhân, trong đó có gần 200 thương nhân Trung Quốc thường xuyên có mặt tại các địa phương thu mua vải thiều (tính đến ngày 30/5/2019).
Giá vải thiều tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên hiện dao động từ 28.000 - 35.000 đồng/kg; giá vải thiều tại huyện Lục Ngạn dao động từ 40.000 - 55.000 đồng/kg (loại đạt tiêu chuẩn xuất khẩu). Mức giá này cao gấp 2-3 lần so với năm ngoái và dự kiến giá vải trên địa bàn tỉnh còn tiếp tục tăng trong những ngày tới do năm nay sản lượng sụt giảm.
Theo ông Dương Văn Thái - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này, cơ quan chức năng Trung Quốc đã cấp 149 mã vùng trồng với tổng diện tích 16.000 ha cho trái vải Bắc Giang (trong đó có 30 xã và 6 doanh nghiệp huyện Lục Ngạn). Đây cũng là diện tích trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Phía Trung Quốc cũng sẽ linh hoạt chấp nhận thông quan các thùng xốp đựng vải có in mã chìm lẫn dán mã (trường hợp chưa kịp in mã chìm).
Năm nay, dự kiến sản lượng vải Bắc Giang đạt khoảng 150.000 tấn, giảm khoảng 40% sản lượng năm 2019. Hiện 55% sản lượng vải tiêu thụ tại thị trường nội địa, 45% xuất khẩu nhưng 90% trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc.
Từ ngày 07-16/6/2019 tới đây, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) sẽ tổ chức khai mạc "Tuần lễ Vải thiều huyện Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang" tại Hà Nội.
Lễ khai mạc sẽ bắt đầu từ 14h ngày 7/6 tại Khu Hội chợ triển lãm, Giao dịch kinh tế và Thương mại, số 489, đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Theo Danviet
Ở đâu có Saigon Co.op, ở đó bán vải thiều Lục Ngạn Gần 500 tấn vải thiều Lục Ngạn chính gốc sẽ theo chân Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) có mặt tại mọi miền đất nước Trong khuôn khổ "Diễn đàn kinh tế về sản xuất, tiêu thụ vải thiều và quảng bá các sản phẩm văn hóa, du lịch, nông sản tỉnh Bắc Giang năm 2019", ban tổ chức đã...