Nga: Trung Đông không thể có hòa bình lâu dài nếu vấn đề Palestin không được giải quyết
Theo Bộ Ngoại giao Nga, những vấn đề của Palestine vẫn rất gay gắt dù Israel đã đạt được thỏa thuận hòa bình với một số nước Arab thời gian qua.
Sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng, có thể đảm bảo một nền hòa bình lâu dài ở khu vực Trung Đông mà không cần giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Đây là tuyên bố được Bộ Ngoại giao Nga đưa ra ngày 17/9.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AP
Theo Bộ Ngoại giao Nga, những vấn đề của Palestine vẫn rất gay gắt dù Israel đã đạt được thỏa thuận hòa bình với một số nước Arab thời gian qua. Nếu không giải quyết triệt để vấn đề của người Palestine, khu vực Trung Đông sẽ không thể ổn định được. Bộ Ngoại giao Nga cũng kêu gọi các quốc gia khu vực và những nước có tiếng nói trọng lượng trên thế giới tăng cường nỗ lực để giải quyết vấn đề này.
Ngày 15/9 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chủ trì lễ ký kết thỏa thuận bình thường hóa quan hệ lịch sử giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Bahrain tại Nhà Trắng.
Video đang HOT
Với những thỏa thuận này, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Bahrain là các nước Arab tiếp theo thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel, sau Ai Cập ký thỏa thuận năm 1979 và Jordani ký năm 1994. Thỏa thuận nhận được sự ủng hộ của một số nước như Pháp, Đức, Ôman, nhưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Với Palestin, thỏa thuận này được xem là sự phản bội đối với sự nghiệp của người dân Palestine – hiện vẫn đang tìm kiếm cơ hội thành lập một nhà nước Palestine độc lập ở Bờ Tây và dải Gaza, với Đông Jerusalem là thủ đô./.
Sức nặng của "anh cả" Saudi Arabia trong quan hệ giữa Israel với thế giới Arab
Trung Đông những ngày này đang "nóng lên" bởi câu chuyện "làm hòa" với Israel của nước Arab thứ ba và là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên - UAE.
Kiến tạo "một Trung Đông mới" - đó là kỳ vọng của Cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Jared Kushner, người đang có chuyến công du tới khu vực, với những nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ hòa bình giữa 2 "cựu thù" là Israel và thế giới Arập. Hiện chặng dừng chân của ông là Saudi Arabia - một quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn tại khu vực và thế giới Hồi giáo, đang được cộng đồng quốc tế theo sát.
Cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Jared Kushner (giữa). Ảnh: Times of Israel
Trung Đông những ngày này đang "nóng lên" bởi câu chuyện "làm hòa" với Israel của nước Arab thứ ba và là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên - đó chính là Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Hiện thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa 2 quốc gia này đang được gấp rút hoàn tất và có thể sẽ được ký kết ngay trong tháng này tại thủ đô Washington, Mỹ. Nhiều bước đi thiết thực để thúc đẩy bình thường hóa quan hệ cũng đã được 2 bên triển khai bước đầu như.
Với thỏa thuận này, Mỹ, Israel cũng như Các tiểu vương quốc Arab thống nhất đều hy vọng có thể tạo ra sự ổn định và hòa bình.
Phát biểu tại thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Cố vấn cấp cao, đồng thời là con rể Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Jared Kushner cho biết: "Tôi tin rằng thỏa thuận này có khả năng thay đổi toàn bộ tiến trình của Trung Đông. Trong 3 năm rưỡi vừa qua, tôi đã làm việc về các vấn đề khác nhau ở Trung Đông, đã rất nhiều cảm giác vô vọng, những thập kỷ trước đã có xung đột, chiến tranh và chia rẽ. Những gì đã xảy ra hôm nay là lãnh đạo 3 nước chúng tôi đã tìm đến với nhau và bắt đầu viết kịch bản cho một Trung Đông mới".
Đúng như lời nói đó, mọi thứ mới chỉ là bắt đầu. Việc bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất mới chỉ là khởi đầu cho một tương lai hòa bình mà người ta kỳ vọng giữa Israel và tất cả các nước Arab, Hồi giáo. Tương lai đó vẫn còn "khá xa" và các bên vẫn còn nhiều việc phải làm. Đó chính là lời thừa nhận của Cố vấn Mỹ Jared Kushner và cũng là nhận định của Quốc vương Bahrain Hamad bin Isa Al Khalifa đưa ra trong ngày hôm qua trong cuộc tiếp phái đoàn Mỹ do ông Jared Kushner dẫn đầu.
Quốc vương Bahrain, dù ca ngợi vai trò của người anh em Các tiểu vương Quốc Arab thống nhất trong việc bảo vệ lợi ích của các nước Arab trong đó có cả Palestine, song cũng nhấn mạnh rằng, mọi sự ổn định và hòa bình tại vùng Vịnh phụ thuộc phần lớn vào Saudi Arabia - anh cả của "khu vực".
Đến nay, các nước Arập, bao gồm cả Saudi Arabia và Bahrain đều tuyên bố sẽ "chưa theo chân" Các tiểu vương quốc Arập thống nhất trong việc bình thường hóa quan hệ với Israel, cho tới khi một Nhà nước Palestine được công nhận, với Đông Jerusalem là thủ đô.
Tuy nhiên, Bahrain đã hoan nghênh nỗ lực của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất với thỏa thuận đạt được với Israel, ngăn Israel sáp nhập phần lãnh thổ chiếm đóng Bờ Tây. Trong khi, Saudi Arabia cũng đã cho chuyến bay dân sự đầu tiên từ Israel tới Các tiểu vương quốc Arập thống nhất đi qua không phận nước này - điều chưa từng xảy ra trong quá khứ.
Giới phân tích nhận định, hai quốc gia này đang cho thấy một sự cởi mở "nhất định" trong mối quan hệ với Israel.
Hôm qua, trong buổi tiếp cố vấn cấp cao Nhà Trắng Jared Kushner tới thăm, Thái tử Arab Mohammed bin Salman đã trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến an ninh và sự ổn định của khu vực. Thái tử Saudi Arabia nhấn mạnh, tiến trình đàm phán hòa bình giữa Palestine và Israel, vốn bị đình trệ, cần phải được nối lại và các bên cần hướng tới một nền hòa bình lâu dài.
Tuy nhiên, hiện Palestine đã loại bỏ vai trò trung gian hòa giải Mỹ, khi họ tỏ rõ sự thất vọng của mình về một loạt bước đi "thiên vị" cho Israel của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, cũng như bước đi mới nhất bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
EU hoan nghênh quyết định của Israel đình chỉ kế hoạch sáp nhập Bờ Tây Liên minh châu Âu (EU) đánh giá cao quyết định của Israel đình chỉ kế hoạch sáp nhập mảnh đất của người Palestine ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng. Quyết định của Israel đình chỉ kế hoạch sáp nhập mảnh đất của người Palestine ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng là một phần trong thỏa thuận hòa bình với Các Tiểu...