Nga – Trung chạy đua chiếm lĩnh thị trường quốc phòng toàn cầu

Theo dõi VGT trên

Cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc phòng giữa Nga và Trung Quốc được dự đoán sẽ rất căng thẳng khi Bắc Kinh có ưu thế về vũ khí giá rẻ nhưng Moscow cũng không chịu kém cạnh với nền công nghệ, kỹ thuật hiện đại bậc nhất thế giới.

Ngay từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô đã cung cấp nền tảng cho tổ hợp công nghiệp – quân sự Trung Quốc thông qua nhượng quyền công nghệ, chuyển giao các gói lắp ráp hay cử cố vấn hỗ trợ. Sau khi liên minh Xô – Trung chia rẽ, Trung Quốc phải vật lộn để giữ vững nhịp độ nhưng các sản phẩm lắp ráp của họ vẫn kém xa so với trang thiết bị hiện đại của Liên Xô. Chiến tranh Lạnh kết thúc, lúc này, hoạt động xuất khẩu công nghiệp của Nga là nguồn động lực để ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc khởi sắc.

Theo quan sát viên Robert Farley, tuy Trung Quốc còn phải học hỏi nhiều từ Nga nhưng hiện tại, ở một số lĩnh vực, Bắc Kinh đã có thể bắt kịp Moscow. Những tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc cho thấy ngành công nghiệp quân sự nước này nhiều khả năng sẽ nhảy vọt, thậm chí vượt Nga trong thập kỷ tới.

Ngành xuất khẩu quân sự Trung Quốc trước đây đi theo hướng ít liên quan tới Nga. Song, 10 năm tới, Nga – Trung được dự đoán sẽ xảy ra cạnh tranh gay gắt về thị phần trên 5 lĩnh vực, gồm: chiến đấu cơ, tàu ngầm, xe tăng, hệ thống phòng không và tên lửa.

Chiến đấu cơ

Nga - Trung chạy đua chiếm lĩnh thị trường quốc phòng toàn cầu - Hình 1

Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Thẩm Dương J-31 của Trung Quốc. Ảnh:Wikimedia

Nếu kế hoạch của Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương phát triển như mong đợi thì J-31 sẽ trở thành chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 thứ hai của Bắc Kinh gia nhập thị trường xuất khẩu toàn cầu. Theo báo cáo ban đầu, J-31 sở hữu nhiều đặc điểm giống với máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ hơn là chiếc PAK-FA của Nga.

Ở phân khúc sản phẩm cấp thấp, “Thần sấm” JF-17, một dự án hợp tác giữa Trung Quốc và Pakistan, chế tạo máy bay chiến đấu dựa trên nguyên mẫu MiG-21, năm ngoái gặt hái nhiều thành công về doanh số khi Trung Quốc đạt thỏa thuận bán 110 chiếc JF-17 cho Paskistan.

JF-17 sử dụng động cơ Klimov RD-93, có vận tốc cực đại 1.960 km/h, bán kính hoạt động khoảng 1.200 km. Mẫu chiến đấu cơ này trang bị s.úng máy GSh-23-2 cùng nhiều loại hỏa lực mạnh mẽ như tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5 hoặc tên lửa tầm trung PL-12/SD-10B, hai tên lửa chống hạm C-802A, hai tên lửa chống radar, 5 quả bom 500kg…

Về phần Nga, Moscow tiếp tục giành thắng lợi lớn khi chiến đấu cơ Su-27 cùng các biến thể được xuất khẩu sang nhiều quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, tốc độ bán các loại máy bay khác lại chậm dần, đặc biệt là khi những vấn đề về kiểm soát chất lượng gây không ít khó khăn cho việc cung cấp những mẫu MiG-29 ra thị trường. Bên cạnh đó, mẫu PAK-FA của nước này cũng phải cố gắng rất nhiều để chiếm thị phần.

Tàu ngầm

Nga - Trung chạy đua chiếm lĩnh thị trường quốc phòng toàn cầu - Hình 2

Tàu ngầm thuộc lớp Kilo của Nga. Ảnh: Naval – technology

Bắc Kinh nhiều tháng qua tập trung vào xuất khẩu tàu ngầm điện – diesel. Trung Quốc đã đàm phán thành công với Thái Lan và Pakistan để cung cấp tàu ngầm cho hai quốc gia này, đ.ánh dấu lần đầu tiên Bắc Kinh tham gia thị trường tàu ngầm thế giới. Đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ bước tiến trên không ai khác ngoài Nga bởi hai nước thường sản xuất ra những mẫu tàu ngầm có nhiều nét tương đồng.

Các công ty đóng tàu Nga từ lâu luôn lo lắng việc họ chuyển giao lớp tàu ngầm Kilo cho Trung Quốc vào những năm 1990, 2000 sẽ mang đến nhiều bất lợi lâu dài. Theo đó, những công nghệ mà Trung Quốc học hỏi được sẽ tạo điều kiện để Bắc Kinh chế tạo những lớp tàu ngầm mới có sức ảnh hưởng lớn hơn. Sự xuất hiện của Trung Quốc trên thị trường tàu ngầm toàn cầu là bằng chứng cho thấy mối lo âu này hoàn toàn có cơ sở.

Dù vậy, Nga hiện vẫn chiếm ưu thế bởi nền công nghiệp đóng tàu ngầm của nước này đạt đến trình độ phát triển cao mà rất ít quốc gia có thể sánh kịp. Trung Quốc mặt khác còn thiếu kinh nghiệm trong việc chuyển giao các tàu chiến cỡ lớn và hiện đại. Vì thế, viễn cảnh Bắc Kinh vượt mặt Moscow để chiếm lĩnh thị trường tàu ngầm còn khá xa vời.

Xe tăng

Nga - Trung chạy đua chiếm lĩnh thị trường quốc phòng toàn cầu - Hình 3

Video đang HOT

Xe tăng chiến đấu chủ lực Armata T-14 hồi tháng 5 xuất hiện trong lễ diễu binh mừng Ngày Chiến thắng của Nga. Ảnh: AP

Khí tài quân sự được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây của Nga có lẽ là xe tăng chiến đấu chủ lực Armata T-14. Theo trang thông tin quân sự Military-today, Armata là con át chủ bài thay thế các mẫu xe tăng T-72, T-80 và T-90 đã lỗi thời. Tạp chí Stern của Đức bình luận “Armata sẽ trở thành vũ khí nổi bật trong ngành công nghiệp chế tạo xe tăng Nga bằng sự cơ động cũng như tốc độ của nó”.

Trung Quốc mặt khác đang lên kế hoạch tự sản xuất xe bọc thép của riêng mình. Các mẫu như VT-4 hay MBT3000, nếu chứng minh được tính hiệu quả, sẽ là đối thủ đáng gờm của Nga trong tương lai, theo National Interest.

Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Hoa Bắc (Norinco) tháng trước đăng tải đoạn quảng cáo về xe tăng VT-4 trên một ứng dụng mạng xã hội với hơn 500 triệu người dùng của nước này.

Norinco khẳng định VT-4 có tính cơ động và tự động hóa cao cùng hệ thống kiểm soát hỏa lực sánh ngang Armata T-14. Tập đoàn này còn tuyên bố những công nghệ áp dụng cho VT-4 vượt trội hơn Armata, đồng thời giá cả cũng rẻ hơn bởi chúng được thiết kế để nhắm tới đối tượng khách hàng là các nước đang phát triển.

Diplomat đ.ánh giá việc so sánh xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga và Trung Quốc ở thời điểm hiện tại là quá sớm và vô lý. Bắc Kinh có truyền thống phát triển xe tăng bằng cách sao chép công nghệ của Nga. Một số hình ảnh mới được công bố cho thấy T-14 Armata đã tạo ra bước đột phá so với các mô hình xe tăng kiểu cũ của Liên Xô, trong khi VT-14 trông rất giống một phiên bản cải tiến của mẫu xe T-90 được sản xuất hơn hai thập kỷ trước.

Hệ thống phòng không

Nga - Trung chạy đua chiếm lĩnh thị trường quốc phòng toàn cầu - Hình 4

Hệ thống phòng không S-400 trong một cuộc triển lãm thiết bị quân sự tại Nga. Ảnh:Army-technology

Dư luận thế giới gần đây dậy sóng về thông tin Trung Quốc mua lại hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không S-400 từ Nga. Mặc dù thỏa thuận có lẽ sẽ bao gồm những điều khoản nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Nga nhưng giới chuyên gia vẫn quan ngại Trung Quốc sẽ sao chép những kỹ thuật mới được sử dụng trong S-400 sau đó bán lại một số hệ thống phụ. Nhưng cũng có khả năng Nga nhận thấy công nghệ phòng không Trung Quốc đã rút ngắn khoảng cách đáng kể so với kỹ thuật của họ, vì thế việc ngăn chặn giao dịch với bên thứ ba là điều vô nghĩa.

Cả Nga và Trung Quốc đều đang gia tăng nỗ lực để xuất khẩu các hệ thống phòng không. Nga đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc chuyển giao tổ hợp tên lửa đất đối không (SAM) cho Iran, Brazil cùng một số quốc gia khác. Trung Quốc cuối cùng có thể không hoàn thành thỏa thuận hợp tác sản xuất hệ thống phòng không HQ-9 với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng việc giá chào bán tương đối cạnh tranh cho thấy rõ ràng công nghệ của Trung Quốc đã đạt được bước tiến xa.

Nga và Trung Quốc hiện nhắm tới những khách hàng giống nhau và cung cấp các sản phẩm với tính năng tương đồng, vậy nên cuộc cạnh tranh sẽ vô cùng khốc liệt, ông Farley nhận định.

Tên lửa

Nga - Trung chạy đua chiếm lĩnh thị trường quốc phòng toàn cầu - Hình 5

Hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn SCUD. Ảnh: Army Recognition

Liên Xô làm chủ thị trường tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi cung cấp loại vũ khí này, thường là biến thể của mẫu tên lửa SCUD, tới một loạt khách hàng trên thế giới, bất chấp việc những quy định nhằm thắt chặt kiểm soát vũ khí cũng như môi trường chính trị thay đổi trong vài thập kỷ gần đây khiến những giao dịch kiểu này giảm đi.

Tuy nhiên, trên thị trường tên lửa hành trình, cuộc chơi vẫn rất cân bằng. Cả Trung Quốc và Nga đều đã xuất khẩu tên lửa hành trình trong thời gian dài. Hệ thống vũ khí của họ hiện hữu ở Đông Nam Á, Trung Đông và cả châu Phi. Dù tên lửa của Trung Quốc, được phát triển trên nền tảng của Liên Xô, thường tụt hậu so với đối thủ Nga nhưng Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều để cải tiến tên lửa của mình suốt một thập kỷ qua. Đây là bước đi quan trọng trong chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Trung Quốc.

Theo ông Farley, lợi thế mà Nga nắm giữ một lần nữa nằm ở vị thế địa chính trị. Nhiều khách hàng tiềm năng của Moscow đều là các nước trong khu vực Đông Nam Á bởi những quốc gia này đang phải tìm cách để cân bằng sức mạnh quân sự và đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Bắc Kinh. Trung Quốc thì ít có hứng thú bán vũ khí cho đối thủ trong khu vực nhưng chắc chắn châu Phi và Mỹ Latin sẽ là những thị trường mà hai cường quốc sẽ phải cạnh tranh gay gắt để chiếm lĩnh.

Vũ Hoàng

Theo VNE

Khám phá tính năng “kẻ thay thế Mistral” của Nga

Giới chức quân sự Nga đang "tung hỏa mù" khi thay nhau khẳng định và phủ nhận thông tin được Pháp chuyển giao một phần công nghệ và khả năng thực sự của nước này trong việc đóng tàu đổ bộ trực thăng thay thế Mistral.

Khám phá tính năng kẻ thay thế Mistral của Nga - Hình 1

Nga tung hỏa mù về vụ việc tàu Mistral

Hôm 17-6, truyền thông Nga dẫn lời ông Alekxey Dikyi, lãnh đạo ban hợp tác quân sự-kỹ thuật thuộc Tổng công ty đóng tàu OSK cho biết, ngành công nghiệp đóng tàu nước này đã nhận được từ Pháp một phần công nghệ đóng tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral.

Ông Dikyi nói rõ rằng phía Pháp đã bàn giao cho Trung tâm kỹ sư Nhà máy đóng tàu Admiralty các bản vẽ kỹ thuật phần đuôi của tàu Mistral. Tài liệu được xây dựng phù hợp với điều kiện sản xuất của nhà máy Baltic, thuộc Tập đoàn đóng tàu thống nhất (OSK) của Nga.

Tuy nhiên, sang ngày 18-6, ông Denis Manturov, Bộ trưởng Bộ Công Thương của Nga đã có một phát biểu đầy mâu thuẫn khi khẳng định với các phóng viên rằng, từ trước đến nay, nước này chưa hề nhận được công nghệ chế tạo các tàu chở trực thăng lớp Mistral từ Pháp.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên giới chức công nghiệp quốc phòng Nga có những phát biểu dạng "Đầu xuôi, đuôi ngược" này.

Hôm 28-5 vừa qua, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã khiển trách ông Oleg Bochkaryov - Phó chủ tịch Ủy ban công nghiệp quốc phòng Nga, vì đưa ra những tuyên bố sai lệch rằng Nga chính thức từ bỏ 2 tàu Mistral và chỉ nhận t.iền hoàn trả của Pháp.

Khám phá tính năng kẻ thay thế Mistral của Nga - Hình 2

Nga vẫn chưa chính thức từ bỏ thương vụ Mistral

Ngoài ra, ông này còn đi xa hơn khi tuyên bố là ngành công nghiệp quốc phòng Nga có thừa khả năng đóng hàng không mẫu hạm tương tự Mistral và nước này đã lên kế hoạch tự đóng tàu sân bay trực thăng thay thế mà không cần phải copy nguyên mẫu tàu của Pháp.

Theo tờ Kommersant (Nga), nguyên nhân ông này bị Phó Thủ tướng Rogozin khiển trách là do "không thuộc nhóm đàm phán về việc chuyển giao 2 tàu Mistral" nên không được phép đưa ra các phát ngôn chính thức về thương vụ này và trên thực tế, Nga chưa hề chính thức từ bỏ hợp đồng.

Tuy nhiên, chỉ trước đó vài hôm, trợ lý Tổng thống Nga phụ trách vấn đề hợp tác kỹ thuật-quân sự Vladimir Kozhin cũng khẳng định rằng, ngành công nghiệp quốc phòng Nga có đủ năng lực để chế tạo các tàu tương tự tàu sân bay trực thăng lớp Mistral. Nếu cần thiết, nước này có thể tự đóng được các tàu tương tự.

Còn Chủ tịch Tổng công ty đóng tàu nhà nước Nga (USC) Alexey Rakhmanov cũng khẳng định, trong hạng mục hợp tác quốc tế này, phần đuôi tàu và các chi tiết bên trong và hệ thống điều khiển, thông tin liên lạc là sản phẩm nội địa, còn vỏ tàu Nga cũng hoàn toàn đủ khả năng chế tạo được.

Những tuyên bố đầy mâu thuẫn của giới chức công nghiệp quốc phòng Nga cho thấy, nước này vẫn hy vọng vào khả năng Pháp chuyển giao tàu, bởi mặc dù có thể tự đóng được con tàu đầu tiên theo kiểu phương Tây như Mistral, nhưng Nga có thể mất tới vài năm mới hoàn thiện thiết kế.

Khám phá tính năng kẻ thay thế Mistral của Nga - Hình 3

Mẫu tàu đổ bộ trực thăng Priboy của Nga được trưng bày tại Army-2015

Trước đây, truyền thông Nga và Pháp đã từng cho biết, theo kế hoạch hợp tác, modul phần thân đầu tàu được Hãng chế tạo tàu thuyền DCNS của Pháp giao cho Nhà máy chế tạo tàu STX đóng, còn modul đuôi tàu do nhà máy đóng tàu Baltic chế tạo.

Tiếp theo, phần đuôi tàu được Nga kéo sang Pháp để đấu ráp tổng thể, sau khi con tàu hoàn thiện hình hài nó lại được lai dắt về Nga để lắp đặt hệ thống thông tin và hệ thống chống đóng băng được Nga "thửa riêng" để hoạt động trong điều kiện băng giá ở Bắc Cực.

Cuối cùng, chiếc Mistral đầu tiên mang tên Vladivostok lại được chuyển sang Pháp để lắp đặt các hệ thống khác và nó đã không được bàn giao đúng hạn cho Nga vào tháng 11-2014, bởi Paris đã quyết định giữ lại tàu để ủng hộ lệnh trừng phạt Nga của Mỹ và EU trong vấn đề Ukraine.

Nga chuẩn bị sẵn khả năng thay thế Mistral

Theo những thông tin trên, với việc được tiếp cận bản vẽ kỹ thuật đuôi tàu, các kỹ sư Nga hoàn toàn có thể "mò mẫm" phục dựng lại toàn bộ thiết kế tổng thể của nó. Tuy nhiên, họ sẽ mất nhiều thời gian để điều chỉnh các tham số chính xác với thiết kế của Pháp.

Và Nga đã bắt tay vào thực hiện công đoạn này bằng mẫu tàu đổ bộ trực thăng mặt boong phẳng nhưng với kích thước bằng một nửa của Mistral. Rất có thể là Nga đóng con tàu nhỏ này với mục đích thử nghiệm điều chỉnh thiết kế cho những con tàu sau lớn hơn.

Khám phá tính năng kẻ thay thế Mistral của Nga - Hình 4

Priboy sẽ được trang bị trực thăng tấn công Ka-52K của Nga

Ngày 16-6 vừa qua, RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga cho biết: Cục Đồ án thiết kế Neva (PKB) đang bắt tay vào thiết kế tàu đổ bộ lớp Priboy mới nhằm thay thế các tàu đổ bộ trực thăng Mistral có thể không nhận được từ Pháp.

Mẫu thiết kế của Priboy đã được mang ra triển lãm tại gian trưng bày của Diễn đàn kỹ thuật-quân sự Nga 2015 (Army-2015) ngày 16-6 vừa qua. Mẫu tàu đổ bộ trực thăng kiểu Nga sẽ có phần mũi hơi nhọn, khác với phần mũi tàu vuông của Mistral và phần đuôi cũng có những nét khác lạ.

Theo nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga, tàu đổ bộ mới sẽ có chiều dài 165m, rộng 25m, lượng giãn nước khoảng 14.000 tấn. Tàu có phạm vi hành trình khoảng 6000 hải lý với tốc độ hành trình 20 hải lý/h và thời gian hoạt động liên tục trên biển là 60 ngày.

Tàu sẽ có khả năng mang theo được 8 trực thăng Ka-27 và Ka-52K. Ngoài ra, con tàu sẽ có khả năng mang theo 4 tàu đổ bộ cao tốc Project 11770M lớp Serna hoặc 2 tàu đổ bộ đệm khí Project 12061 lớp Murena cùng 500 lính thủy đ.ánh bộ, khoảng 40-60 phương tiện cơ giới.

Vũ khí trang bị trên tàu đổ bộ mới gồm có tổ hợp Pantsir-M (phiên bản hải quân của tổ hợp Pantsir-S1) và theo quan sát trên mô hình, tàu sẽ có 1 pháo hạm A-190 cỡ nòng 100mm.

Khám phá tính năng kẻ thay thế Mistral của Nga - Hình 5

Priboy được trang bị 2 tàu đổ bộ đệm khí Project 12061 lớp Murena giống loại đã bán cho hải quân Hàn Quốc

Dù có lượng giãn nước nhỏ hơn, nhưng sức chứa và khả năng đổ bộ cũng như hỏa lực không thua kém Mistral là mấy. Có chăng chỉ là số lượng máy bay theo tàu ít hơn hẳn, khiến cho tàu lớp Priboy bị hạn chế nhiều ở khả năng đột kích thọc sâu bằng trực thăng.

Tuy nhiên, theo nhận định đây chỉ là một mẫu thử nghiệm để hoàn thiện thiết kể của tàu nên trong tương lai, hải quân Nga sẽ đóng những tàu đổ bộ tấn công có kích thước và lượng giãn nước tương tự như Mistral. Theo tiết lộ của Nga, công tác chế tạo chiếc đầu tiên dự kiến bắt đầu vào năm 2016.

Theo tin của truyền thông Nga, hải quân nước này dự kiến đóng ít nhất bốn tàu đổ bộ trực thăng lớp này để tăng cường lực lượng tác chiến viễn dương, trong bối cảnh họ mới chỉ có các tàu đổ bộ hạng trung, không có khả năng mang theo trực thăng tấn công, thuộc Project 11711, lớp Ivan Gren.

Tuy nhiên, trước những thông tin trên, Cục Đồ án thiết kế Neva (PKB) đã phủ nhận rằng họ đã thiết kế một tàu đổ bộ trực thăng tương tự "Mistral" của Pháp. Giám đốc điều hành Văn phòng đại diện của PKB Sergei Vlasov còn tuyên bố là "chưa hề nghe thấy thông tin dự án".

Tuy nhiên, mẫu tàu Priboy đã được trưng bày ở Army-2015 là thực và dù nó do ai thiết kế thì điều đó cũng chứng tỏ rằng, Nga cũng đã chuẩn bị cho khả năng "không Mistral" và dù có khó khăn nhưng nước này đã sẵn sàng thay thế nó bằng một mẫu tàu đổ bộ trực thăng nội địa.

Theo_An ninh thủ đô

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

'Sóng gió' bủa vây Johnson & Johnson
07:30:11 20/06/2024
Hàng nghìn điều dưỡng viên đình công ở Mỹ
05:50:43 21/06/2024
Nắng nóng gây c.hết người có thể tăng gấp 35 lần tại Mỹ, Mexico và Trung Mỹ
07:59:58 21/06/2024
Ông Medvedev cảnh báo hậu quả nếu Ukraine từ chối đề xuất của Tổng thống Putin
07:02:59 20/06/2024
Hàn Quốc tuyên bố 'Tình trạng khẩn cấp quốc gia về dân số'
14:32:44 20/06/2024
Thủ lĩnh Hezbollah cảnh báo tấn công CH Síp nếu hỗ trợ Israel
17:49:54 20/06/2024
Ecuador bất ngờ đình chỉ miễn thị thực cho công dân Trung Quốc
16:17:04 20/06/2024
Iran phản ứng khi Canada liệt Vệ binh Cách mạng vào danh sách k.hủng b.ố
07:18:49 21/06/2024

Tin đang nóng

Á hậu Huyền My bán đổ bán tháo, thiệt hại t.iền tỷ, lý do không ai ngờ tới
17:39:57 21/06/2024
Anh họ Hằng Du Mục lên tiếng về em rể, Thơ Nguyễn vào cuộc, đòi làm 1 điều sốc?
17:41:48 21/06/2024
Trần Nghiên Hy lần đầu lộ diện sau tin đồn ly hôn, nhan sắc tiều tuỵ khiến netizen hoang mang lo lắng
19:45:19 21/06/2024
Quang Lê sốc khi biết Siu Black bán heo được có 2 triệu: "Đi hát một show 20, 50 triệu rồi"
21:34:38 21/06/2024
HOT: Anh Đức chính thức tung ảnh cưới và thông tin hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
21:39:21 21/06/2024
Bạn trai Suri Cruise: Nhạc sĩ trẻ, sở hữu "visual" ấn tượng được ví như bản sao của Timothée Chalamet
17:51:01 21/06/2024
Sởn da gà nghe người nổi tiếng tiết lộ quy tắc ngầm trong làng giải trí nghìn tỷ
22:16:48 21/06/2024
Nhà tiên tri Nostradamus cảnh báo "kẻ thù" đe dọa năm 2024, khớp đến rùng mình
19:13:46 21/06/2024

Tin mới nhất

Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Yoga tại vùng đất Hồi giáo Kashmir

20:57:48 21/06/2024
Ngày 21/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chủ trì một buổi tập Yoga đặc biệt với sự tham gia của hàng trăm người tại Kashmir, khu vực có phần lớn dân cư là người Hồi giáo.

Các ứng cử viên cam kết tôn trọng kết quả bầu cử tổng thống Venezuela

20:50:36 21/06/2024
Tại thủ đô Caracas, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Venezuela (CNE) Elvis Amoroso đã công bố nội dung cam kết nêu rõ các bên ký kết sẽ tuyệt đối công nhận kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào cuối tháng 7 tới.

Tin tặc tấn công Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản

20:18:41 21/06/2024
Từ đầu năm đến nay, JAXA phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công mạng. Cơ quan này cũng từng là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng vào năm 2016 và 2017.

Mỹ lo ngại hệ thống Vòm Sắt của Israel sẽ bị Hezbollah áp đảo

20:12:41 21/06/2024
Các quan chức Israel và Mỹ cho rằng Israel có đủ nguồn lực để thực hiện một cuộc tấn công chống Hezbollah nếu cần, đặc biệt nếu chiến dịch của Israel ở Rafah ở miền Nam Gaza kết thúc.

Những thách thức và cơ hội trong việc đảm bảo hòa bình thời đại kỹ thuật số

20:12:14 21/06/2024
Người đứng đầu LHQ chỉ ra rằng những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ kỹ thuật số đang cách mạng hóa các nền kinh tế và xã hội, tăng cường kết nối cũng như cung cấp thông tin và dịch vụ.

Bất đồng thương mại giữa EU - Trung Quốc chưa có hồi kết

20:01:57 21/06/2024
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck không mong đợi đạt được giải pháp cho bất đồng thương mại sau khi Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo áp thuế cao đối với ô tô Trung Quốc.

Nga b.ắn hạ hơn 100 UAV của Ukraine trong một đêm

19:56:14 21/06/2024
Quân đội Ukraine thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công bằng UAV vào các khu vực biên giới Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột vào tháng 2/2022, trong đó có nhiều cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Tương lai bấp bênh của TikTok tại thị trường Mỹ

19:48:46 21/06/2024
Phía ByteDance cho biết việc thoái vốn là bất khả thi về mặt công nghệ, thương mại hoặc pháp lý. Công ty đã đệ đơn kiện đạo luật trên, cùng với một vụ kiện tương tự từ người dùng TikTok.

Những thách thức đang chờ đợi Tổng thư ký tiếp theo của NATO

19:46:10 21/06/2024
NATO gần đây đã ghi nhận số lượng kỷ lục các thành viên đạt mục tiêu dành 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho chi tiêu quốc phòng. Ngày 17/6, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết có 23 thành viên NATO đã đạt mục tiêu này.

Trải nghiệm 'chuyến tham quan nói dối' tại Tokyo

18:58:46 21/06/2024
Tại khu phố cố nổi tiếng Asakusa của Tokyo (Nhật Bản), chuyến tham quan nói dối đang dần trở thành một nét hấp dẫn đối với những du khách tới đây.

Ai Cập kêu gọi chia sẻ công bằng trách nhiệm trong tiếp nhận người tị nạn

18:24:33 21/06/2024
Trong tuyên bố nhân Ngày Tị nạn Thế giới, Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết lâu nay quốc gia Bắc Phi này đã cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những người tị nạn bị buộc phải rời bỏ quê hương vì hoàn cảnh khắc nghiệt.

Sudan đang trải qua một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới

18:22:23 21/06/2024
Chủ tịch quốc tế của MSF Christos Christou nhận định các biện pháp nhân đạo hiện nay chưa đáp ứng được tình hình, với nhu cầu cứu trợ ngày càng tăng.

Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Lệ Quyên 'o ép' vòng 1, diễn viên Quốc Trường lên tiếng tin đồn sửa mũi

Sao việt

00:02:05 22/06/2024
Ca sĩ Lệ Quyên đăng ảnh gợi cảm khi đi chơi cùng hội bạn thân. Diễn viên Quốc Trường gây chú ý khi lên tiếng tin đồn sửa mũi.

Hà Tĩnh: Cháy quán kem Mixue, lửa bùng đỏ rực cả góc trời

Tin nổi bật

23:41:10 21/06/2024
Hỏa hoạn xảy ra tại quán kem Mixue ở đường Phan Đình Giót, thành phố Hà Tĩnh khiến ngọn lửa bùng lên đỏ rực cả góc trời, nhiều người tháo chạy thoát thân.

Vì sao 'Wonderland' của Suzy, Park Bo Gum thất bại dù sở hữu dàn diễn viên 'khủng'

Hậu trường phim

23:35:09 21/06/2024
Bộ phim Wonderland có thành tích đáng thất vọng tại phòng vé dù sở hữu dàn diễn viên toàn những tên t.uổi hàng đầu như Suzy, Park Bo Gum, Thang Duy...

'Nếu gặp lại em trên ngọn đồi Hoa Nở': Chuyện tình xuyên không lấy nước mắt của 3,5 triệu khán giả Nhật

Phim châu á

23:23:58 21/06/2024
Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ngắn cực kỳ ăn khách, Nếu gặp lại em trên ngọn đồi Hoa Nở hứa hẹn lấy đi nước mắt người xem bởi chuyện tình vượt thời gian đầy thổn thức

Kim Ji Won vượt mặt Song Hye Kyo tại thị trường Trung Quốc?

Sao châu á

23:16:09 21/06/2024
Sau Queen of Tears, sức ảnh hưởng của Kim Ji Won tại thị trường Trung Quốc tăng vọt, thậm chí còn sánh ngang với nữ diễn viên Song Hye Kyo.

Brazil tìm thấy hóa thạch của loài bò sát giống cá sấu cổ đại

Lạ vui

23:09:53 21/06/2024
Hóa thạch của loài bò sát nhỏ giống cá sấu có tên Parvosuchus aurelioi được tìm thấy ở miền Nam Brazil, bao gồm một hộp sọ hoàn chỉnh, 11 đốt sống, xương chậu và một số xương chi.

Lionel Messi lập nhiều kỷ lục trong ngày Copa America khởi tranh

Sao thể thao

22:53:45 21/06/2024
Lionel Messi đã thiết lập nên nhiều kỷ lục sau khi góp mặt và để lại dấu ấn trong chiến thắng 2-0 của Argentina trước Canada ở ngày ra quân Copa America 2024.

Cách nấu canh hoa thiên lý với tôm đơn giản

Ẩm thực

22:43:24 21/06/2024
Từ hoa thiên lý có thể chế biến được nhiều món ngon như thiên lý xào tòi, thiên lý xào bò, canh tôm thiên lý... đơn giản mà ai cũng có thể làm ngay tại nhà.

Giọng ca huyền thoại Trung Đức kể chuyện tình 'sét đ.ánh' với người vợ xinh đẹp

Tv show

22:21:04 21/06/2024
Ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên, giọng ca huyền thoại của dòng nhạc đỏ - NSND Trung Đức đã phải lòng cô gái Hà Thành xinh đẹp.

Các phương pháp điều trị ung thư khoang miệng

Sức khỏe

22:20:28 21/06/2024
Xạ trị cũng có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng như đau, c.hảy m.áu, khó nuốt hoặc các vấn đề khác xảy ra nếu ung thư đã phát triển rất lớn hoặc đã di căn sang các khu vực khác.

Bình Thuận: Đi giữa dòng Suối Tiên, ngắm cảnh mơ mộng chốn bồng lai

Du lịch

22:02:17 21/06/2024
Thiên nhiên ban tặng cho Mũi Né một dòng suối nhỏ chảy len lỏi quanh vách núi hai màu, đẹp đến nỗi người dân đặt tên là Suối Tiên, nước màu hồng nên còn gọi là Suối Hồng.