Nga Trung: ‘Cặp đôi’ đồng sàng nhưng… dị mộng?
Việc TQ và Nga có cố gắng xây dựng quan hệ liên minh hay không tùy thuộc vào giới lãnh đạo ở Moscow và Bắc Kinh, và quan trọng hơn, tùy vào các đối tác của họ ở Washington và Brussels.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng nổ, sự xích lại gần nhau của cặp đôi Nga Trung là điều mà ai cũng thấy. Tuy nhiên, hầu như không có khả năng hai cường quốc này tiến tới thành lập một liên minh bền vững.
Thứ nhất, một quan hệ Nga – Trung có thể dẫn tới một sự đối đầu lớnvới phương Tây, điều mà cả TQ và Nga đều không mong muốn.
TQ sẽ gây nguy hiểm cho mối quan hệ kinh tế mang tính sống còn với Mỹ và phải chịu đựng sự ra đi của các dòng vốn lớn, sự sụt giảm mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và lệnh cấm nhập khẩu các công nghệ cần cho các ngành công nghiệp của mình.
Một cuộc xung đột nếu xảy ra với Mỹ cũng sẽ khiến Washington cố gắng cân bằng, thậm chí kiềm chế Bắc Kinh tại châu Á. Trong trường hợp đó, Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự quanh các đường biên giới của TQ và liên kết với các đối thủ của TQ trong các tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhiều khả năng Mỹ cũng sẽ thông qua một chính sách cứng rắn hơn trong vấn đề Đài Loan và ủng hộ các đối tượng ly khai bên trong TQ.
Đối với Nga, cái giá của một sự cắt đứt với phương Tây sẽ “rẻ” hơn nhưng vẫn là rất cao. Nền kinh tế Nga, vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng Ukraine, sẽ bị phá hoại nặng nề hơn nếu phương Tây siết chặt trừng phạt bằng cách thu hẹp khả năng tiếp cận của Nga tới các thị trường tài chính phương Tây và ngăn chặn sự chuyển giao các công nghệ cần thiết cho lĩnh vực năng lượng của Nga. Đáng ngại hơn, châu Âu có thể bắt đầu cùng nhau giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga và ngăn chặn các dự án năng lượng của Moscow.
Các hậu quả khác của một sự đối đầu với phương Tây cũng bao gồm việc lắp đặt hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ tại Đông Âu (ngay ở mạng sườn của Nga), tăng cường sự can dự của châu Âu vào không gian hậu Xô Viết, và một cuộc chạy đua vũ trang với Washington mà Nga sẽ phải trả giá đắt.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong một lễ ký kết thỏa thuận diễn ra tại Thượng Hải hồi tháng 5/2014. Ảnh: AP
Thứ hai, hiện nay lợi ích từ một liên minh Nga – Trung đối với TQ sẽ nhỏ hơn đối với Nga, vì TQ mạnh hơn nhiều và có thể dễ dàng tự chống lại Mỹ. Tuy nhiên, cái giá đối với TQ sẽ lớn hơn nhiều, vì Bắc Kinh có quan hệ kinh tế lớn hơn với phương Tây. Một liên minh với Moscow cũng sẽ buộc Bắc Kinh phải từ bỏ chính sách hưởng lợi cao lâu nay trong quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh với Washington, để thay bằng một sự đối đầu đắt giá.
Hơn nữa, vì Nga cần TQ hơn TQ cần Nga, nên Bắc Kinh có thể hưởng nhiều lợi hơn từ quan hệ với Moscow mà không bị ràng buộc bởi liên minh này, cũng như không phải chịu các chi phí thực sự của nó. Thỏa thuận khí đốt mới đây giữa hai bên, với giá cả và các điều kiện thuận lợi hơn cho phía TQ, là minh chứng cho điều này.
Thứ ba, quan hệ Nga – Trung được đánh dấu bởi sự mất lòng tin và xung đột lợi ích. Dự báo sự mất lòng tin sẽ lớn hơn ở bên yếu hơn, là Nga, khi phải đối mặt với sự lớn mạnh của gã khổng lồ TQ ở biên giới phía Đông của mình. Nhiều nhà quan sát Nga lo ngại liên minh sẽ khiến đất nước của họ sẽ dần dần phụ thuộc chính trị, kinh tế, và dẫn tới thôn tính dần dần vùng Viễn Đông của Nga vào TQ.
Lịch sử phức tạp của quan hệ Nga – Trung và một thập kỷ mặc cả giữa hai bên về các dự án năng lượng khác nhau càng củng cố thêm nghi ngại này.
Ngoài sự thiếu lòng tin, còn nhiều vấn đề quan trọng mà trong đó các lợi ích của hai bên va chạm nhau. Chẳng hạn, Nga lo ngại sự ảnh hưởng ngày càng lớn hơn của TQ về kinh tế và chính trị đối với khu vực Trung Á.
Cuối cùng, các điều kiện tiên quyết cho một liên minh không hề tồn tại trong quan hệ Nga – Trung. Một liên minh phải dựa trên một trong ba điều kiện sau: một cảm giác bị đe dọa khẩn cấp, một quan điểm chung về tương lai trật tự quốc tế, hoặc có rất nhiều các lợi ích chung.
Hai bên đều coi Mỹ, và chủ nghĩa Hồi giáo, là các mối đe dọa, nhưng cả hai mối đe dọa này đều không đủ lớn để gắn kết họ lại trong một liên minh, nhất là dưới con mắt của Bắc Kinh.
Dù TQ và Nga đều tìm cách xây dựng một trật tự thế giới đa cực, nhưng quan điểm của họ về trật tự này lại khác xa nhau. TQ dường như muốn xây dựng một trật tự khu vực và quốc tế đảm bảo vai trò bá chủ của mình và cung cấp cho họ các đòn bẩy thể chế để hình thành hệ thống kinh tế và chính trị quốc tế. Quan điểm đó là không thể chấp nhận được đối với Nga, nước tìm cách xây dựng một trật tự quốc tế cân bằng hơn, cho phép kiềm chế sức mạnh khổng lồ của TQ.
Cuối cùng, Nga và TQ khác biệt nhau trong đa số các lợi ích chính, khiến cho việc hình thành một liên minh trở nên rất khó khăn. Sau khi suy nghĩ kỹ, TQ khó mà liều mình lao vào một cuộc đối đầu với Mỹ trong vấn đề Ukraine hay Gruzia, trong khi Nga cũng ít khả năng hy sinh quan hệ với phương Tây trong vấn đề Đài Loan hay Biển Đông.
Vì các lý do trên, một liên minh Nga – Trung ít khả năng tồn tại trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, hoàn cảnh có thể thay đổi. Nếu quan hệ giữa hai cường quốc này với Mỹ xuống cấp thảm hại, Bắc Kinh và Moscow có thể quyết định rằng cái giá đắt cho liên minh giữa họ là đáng để trả. Một kết cục như vậy cũng có thể xảy ra nếu hai bên, nhất là TQ, quyết định rằng hệ thống quốc tế bị Washington chế ngự hiện nay không phục vụ cho các lợi ích của họ và những phần thưởng cho sự tham gia của họ vào hệ thống này bị giảm sút.
Nhưng ngay cả khi một liên minh như vậy không tồn tại, sự xích lại gần nhau giữa Nga và TQ vẫn là một thực tế, cùng với nhiều hệ quả lớn với quan hệ quốc tế và sự dịch chuyển cán cân quyền lực toàn cầu. Sự xích lại gần nhau ấy, được khởi động từ những năm 1990 nhưng gần đây mới được đẩy nhanh, đã giúp cải thiện tình hình an ninh của cả Moscow và Bắc Kinh, đồng thời gia tăng sự tự tin của họ. Kết quả là vị thế của cả hai so với Washington đã được tăng cường và mỗi bên đều có thể áp dụng một quan điểm cứng rắn hơn với phương Tây.
Sự xích lại gần nhau này cũng giúp hai bên phối hợp với nhau trong nhiều chính sách, đặc biệt là tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Quan trọng hơn, quan hệ đối tác Nga – Trung đã giúp điện Kremlin và Tử Cấm Thành tăng cường sức nặng quốc tế của mình bằng việc thiết lập các thể chế quốc tế thay thế các thể chế bị Mỹ chế ngự, như BRICS, SCO và Ngân hàng phát triển mới của BRICS. Về lâu dài, sự xích lại gần nhau giữa hai bên đã tạo ra các nền tảng về thể chế, chính sách và chiến lược mà một liên minh có thể được thành lập trong tương lai.
Việc TQ và Nga có cố gắng xây dựng quan hệ liên minh hay không tùy thuộc vào giới lãnh đạo ở Moscow và Bắc Kinh, và quan trọng hơn, tùy vào các đối tác của họ ở Washington và Brussels. Nhưng một điều chắc chắn là quan hệ giữa Nga, TQ và phương Tây đang bước vào một giai đoạn nhạy cảm./.
Theo Vietnamnet
Muốn gặp Tập Cận Bình, Shinzo Abe phải thừa nhận tranh chấp ở Senkaku
2 điều kiện Bắc Kinh đưa ra, ông Abe căn bản không thể đáp ứng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Đa Chiều ngày 24/10 bình luận, sắp đến ngày khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) xuất hiện ngày càng nhiều thông tin, đồn đoán về một hội nghị thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Đại đa số dư luận cho rằng thời cơ gặp mặt giữa Tập Cận Bình và ông Shinzo Abe đã chín muồi.
Theo Đa Chiều, một số tờ báo Nhật Bản cho rằng để có được một hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Trung Quốc, Thủ tướng Shinzo Abe có khả năng phải nhượng bộ ông Tập Cận Bình trong vấn đề Senkaku bằng cách "thừa nhận có tranh chấp" đối với quần đảo này.
Chính quyền Trung Quốc những năm gần đây nhiều lần yêu cầu Nhật Bản thừa nhận tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, sau đó khởi động đối thoại giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên Nội các Thủ tướng Shinzo Abe liên tục từ chối yêu cầu này.
Đa Chiều cho hay, các tờ báo lớn ở Nhật Bản như Kyodo News hay Manichi trong tuần qua đã dẫn nhiều nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết, để thúc đẩy cuộc gặp Tập Cận Bình bên lề APEC lần này, Bắc Kinh đưa ra 2 điều kiện: Ông Shinzo Abe phải công khai cam kết không viếng đền Yasunkuni và thừa nhận có tranh chấp ở Senkaku.
Những nguồn tin này tiết lộ, nếu hội nghị thượng đỉnh diễn ra Thủ tướng Shinzo Abe sẽ nói rõ 3 quan điểm với Tập Cận Bình: Một là, Senkaku là lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản; Hai là, Tokyo đã rõ lập trường của Bắc Kinh trong vấn đề Senkaku; Ba là, hy vọng thông qua một thời gian đối thoại có thể hóa giải vấn đề Senkaku.
Trong khi đó The Diplomat và Manichi giải thích quan điểm thứ 2 của ông Shinzo Abe là Nhật Bản thừa nhận có tranh chấp ở Senkaku. Nhưng Đa Chiều cho rằng đó chỉ đơn giản là sự hiểu lầm của một số hãng truyền thông Nhật Bản.
Theo Đa Chiều, trong bối cảnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay cũng như tính cách của cá nhân ông Shinzo Abe, ít khả năng Tập Cận Bình sẽ chịu gặp Thủ tướng Nhật Bản bên lề diễn đàn APEC bởi 2 điều kiện Bắc Kinh đưa ra, ông Abe căn bản không thể đáp ứng.
Theo Giáo Dục
Diễn biến căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc Nhật Bản Trung Quốc cho biết, 3 tàu Hải cảnh của nước này ngày 18/10 đã "tuần tra" trong khu vực quần đảo tranh chấp Điếu Ngư hay còn gọi là Senkaku. Về những diễn biến mới trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản: Trong lúc nhiều nghị sỹ và thành viên nội các Nhật Bản đến thăm viếng đền Yasukuni, thì phía...