Nga – Trung cam kết hợp tác về bảo mật dữ liệu
Nga tán thành sáng kiến về bảo mật dữ liệu do Trung Quốc dẫn đầu, dấu hiệu hợp tác mới nhất giữa hai quốc gia láng giềng.
Trong một tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình tuần này, hai bên đồng ý tăng cường hợp tác về không gian mạng, Bắc Cực và cơ sở hạ tầng, những vấn đề ngày càng chứng kiến cạnh tranh gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ. Bắc Kinh và Moskva cũng tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước bằng cách gia hạn hiệp ước hữu nghị 20 năm.
Tuyên bố chung khẳng định Nga và Trung Quốc đồng thuận rằng hai chính phủ sẽ tôn trọng chủ quyền của nhau về kiểm soát mạng.
Hai nước nhất trí “tăng cường hợp tác” về sử dụng Tuyến đường Biển Bắc dài 5.600 km dọc theo bờ biển Bắc Cực của Nga “trên cơ sở cùng có lợi và tôn trọng lợi ích của những nước ven biển”.
Màn hình ngoài trời đưa tin hội nghị trực tuyến giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ở Bắc Kinh hôm 29/6. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Bắc Kinh đưa ra sáng kiến bảo mật dữ liệu vào tháng 9/2020 để chống lại Chương trình Mạng lưới Sạch của chính quyền cựu tổng thống Donald Trump, nhằm hạn chế công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei tiếp cận mạng 5G và các lĩnh vực khác ở Mỹ. Sáng kiến của Mỹ có ít nhất 30 quốc gia và vùng lãnh thổ ủng hộ.
Các quan chức và nhà ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi các quốc gia tham gia sáng kiến bảo mật dữ liệu và đã ký thỏa thuận với Liên đoàn các quốc gia Arab vào tháng ba. Việc đạt cam kết với Nga được xem là bước đột phá quan trọng mới nhất.
“Moskva từ lâu đã hợp tác chặt chẽ với Bắc Kinh về các vấn đề quản trị mạng và dữ liệu, nhưng tuyên bố cho thấy mối liên kết đã đạt tới giai đoạn mới”, Artyom Lukin, phó giáo sư Đại học Liên bang Viễn đông Nga, nói.
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác đa phương về an ninh thông tin, sẽ “tiếp tục thúc đẩy xây dựng hệ thống toàn cầu dựa trên nguyên tắc ngăn ngừa xung đột trong không gian thông tin và khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin một cách hòa bình”.
“Không thể loại trừ khả năng Moskva đồng ý ủng hộ sáng kiến của Bắc Kinh về các tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu toàn cầu để đổi lại sự công nhận của Trung Quốc trong tuyên bố chung về những quyền đặc biệt của Nga với tư cách nước duyên hải chính ở Bắc Cực”, Lukin nói.
Li Lifan, chuyên gia về Nga tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, nói Bắc Kinh và Moskva đã có những bài học giống nhau từ các cuộc cạnh tranh công nghệ với Washington, do đó họ “cần hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật số”.
Trung Quốc và Nga cũng hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực truyền thống như thương mại, năng lượng, quân sự và hàng không vũ trụ để ổn định nền tảng hợp tác, đồng thời khai thác cơ hội trong các lĩnh vực mới như 5G, internet, biến đổi khí hậu hay y tế.
Nga – Trung xích lại gần nhau đối trọng phương Tây Mỹ – Nga đối đầu trong ổn định G7 cứng rắn, đẩy Nga – Trung thêm khăng khít Nga – Trung đồng sàng dị mộng ở Bắc Cực
Thổ Nhĩ Kỳ trả chuyên gia S-400 Nga về nước
Thổ Nhĩ Kỳ thông báo sẽ trả chuyên gia Nga về nước, nhằm xoa dịu lo ngại của Washington xoay quanh thương vụ Ankara mua tên lửa S-400.
"Hệ thống S-400 sẽ hoàn toàn do chúng tôi kiểm soát. Chúng tôi đã cử nhiều đoàn kỹ thuật viên đi huấn luyện. Chuyên gia quân sự Nga sẽ không ở lại Thổ Nhĩ Kỳ", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói trên truyền hình hôm 31/5, nhưng nhấn mạnh Ankara sẽ không chấp nhận yêu cầu rộng hơn của Washington như từ bỏ hoàn toàn hệ thống phòng không S-400 để được dỡ cấm vận.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chuẩn bị gặp người đồng cấp Mỹ Joe Biden bên lề hội nghị thượng đỉnh của NATO vào tháng 6.
Thành phần hệ thống S-400 chuyển cho Ankara hồi tháng 8/2019. Ảnh: Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ .
Sự hiện diện của các chuyên gia quân đội Nga được triển khai để lắp đặt hệ thống S-400 và huấn luyện nhân lực Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những lo ngại lớn của Mỹ, khi Washington cho rằng lực lượng của Moskva có thể tiếp cận và thu nhiều dữ liệu tình báo về các công nghệ bí mật của NATO.
Việc gửi chuyên gia Nga về nước được cho là động thái xoa dịu Mỹ của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Cavusoglu bác bỏ yêu cầu không kích hoạt hệ thống S-400 do Mỹ đưa ra. "Không thể chấp nhận lời kêu gọi đừng sử dụng chúng từ một quốc gia khác", ông cho hay.
Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua hai hệ thống tên lửa S-400 của Nga trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 12/2017. Nga hoàn tất bàn giao loạt vũ khí này cho Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 1/2020. Ankara tiến hành đợt bắn thử đầu tiên vào tháng 10/2020 và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm S-400 mà "không cần xin phép Washington".
Mỹ nhiều lần phản đối hợp đồng, cho rằng S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ NATO và đe dọa tiêm kích tàng hình F-35. Để trừng phạt hợp đồng S-400, Washington đã gạt Ankara khỏi chương trình F-35, từ chối bàn giao 105 máy bay F-35A nước này đặt mua và loại các tập đoàn quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dây chuyền sản xuất F-35.
Chính quyền cựu tổng thống Mỹ Donald Trump cuối năm ngoái áp lệnh cấm vận nhằm vào Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (SSB) thuộc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA). Những biện pháp trừng phạt gồm cấm mọi giấy phép xuất khẩu của Mỹ cho SSB, đóng băng tài sản và hạn chế đi lại với chủ tịch SSB Ismail Demir cùng nhiều quan chức khác.
Thêm một điều thú vị về sao Hỏa vừa được tàu thăm dò NASA khám phá Sao Hỏa từng là một hành tinh ấm áp, ẩm ướt và hoàn toàn có đủ năng lực nuôi dưỡng sự sống. Điều gì đó đã xảy ra khiến nó mất đi khí quyển và biến thành sa mạc chết chóc, khắc nghiệt như ngày nay. Tàu thăm dò Curiosity chụp về hướng Núi Sharp . Ảnh NASA Sau khi đáp lên bề...