Nga – Trung bắt tay gửi thông điệp đến Mỹ
Nga và Trung Quốc tuần này ca mợi mối quan hệ liên minh trong Thế chiến II và gửi thông điệp đến Mỹ rằng: chúng tôi còn có những người bạn khác.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải và đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov tuần này có bài viết chung nhân kỷ niệm 75 năm kết thúc Thế chiến II. Họ nhắc sơ qua đến vai trò của Mỹ trong cuộc chiến và dành phần lớn nội dung để ca ngợi mối quan hệ bền chặt giữa Moskva và Bắc Kinh. Ông Thôi ngày 3/9 công bố một video lặp lại quan điểm của bài viết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên lề một hội nghị tại Nga tháng 11/2019. Ảnh: Reuters.
“Tình hữu nghị được phát triển giữa nhân dân Nga và Trung Quốc trong Thế chiến II là động lực không ngừng cho quan hệ Nga – Trung và sẽ trường tồn”, hai đại sứ nêu trong bài viết có tựa đề “Tôn vinh lịch sử vì một tương lai tốt đẹp hơn”.
Bài viết này còn có những đoạn hàm ý công kích chính quyền Tổng thống Donald Trump, bên mà cả Bắc Kinh và Moskva đều đã chỉ trích vì phong cách thẳng thừng, những ngôn từ gay gắt, chủ nghĩa đơn phương và sở thích phá bỏ truyền thống.
“Dùng luật rừng để bắt kẻ yếu phải khuất phục kẻ mạnh không phải là cách để các nước xây dựng quan hệ của họ”, các đại sứ viết. “Chúng ta nên từ bỏ tư duy trò chơi một mất một còn”.
Video đang HOT
Bài viết ban đầu được công bố trang web quân sự Defense One trước khi được đại sứ quán Trung Quốc chia sẻ rộng rãi vào ngày 3/9. Nó liệt kê những thách thức toàn cầu ngày nay bao gồm biến đổi khí hậu, khủng bố, suy thoái kinh tế và đại dịch.
Các nhà phân tích đánh giá bài viết chung của hai đại sứ dường như có mục tiêu kép, nhằm chọc tức Washington và gây ấn tượng với các lãnh đạo ở quê nhà.
Michael Hirson, trưởng nhóm phân tích về Trung Quốc của Eurasia Group nói: “Bài viết kết hợp giữa thể hiện tình hữu nghị Nga – Trung cùng lời trích chủ nghĩa đơn phương và bá quyền của Mỹ”.
Nga – Trung nhấn mạnh “tình anh em” khi quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh rơi xuống mức thấp mới. Trung Quốc hứng chịu chỉ trích từ nhiều quốc gia vì nhiều vấn đều, trong khi Washington cáo buộc cả Bắc Kinh lẫn Moskva can thiệp bầu cử Mỹ.
Những điều không được nêu trong bài viết cũng quan trọng như nội dung đã được nói ra, theo Jeff Moon, cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia, hiện là người sáng lập công ty tư vấn Moon Strategies.
“Thông điệp ở đây là hai nước Nga – Trung đang thúc đẩy hợp tác và thật đáng tiếc khi Mỹ quên đi tinh thần hậu Thế chiến II và không ở bên chúng ta”, Moon nói về bài viết. “Trung Quốc đang ngầm nói rằng, trong khi một số người Mỹ có thể ủng hộ việc Mỹ – Trung đoạn tuyệt quan hệ với nhau, chúng tôi vẫn có những người bạn quan trọng trên khắp thế giới”.
Hồi đầu tuần này, người sáng lập Huawei Technologies Nhậm Chính Phi thông báo tập đoàn công nghệ này sẽ tăng đầu tư vào Nga sau khi bị Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt. Mỹ đã ngăn Huawei tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông 5G với lý do công ty có thể chuyển dữ liệu nhạy cảm cho Bắc Kinh. Huawei nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Mối quan hệ tam giác giữa Moskva, Bắc Kinh và Washington từng diễn biến theo hướng Tổng thống Richard Nixon tăng cường quan hệ với Trung Quốc trong khi quan hệ Moskva – Bắc Kinh nguội lạnh. Moon đánh giá Nga “không phải là người chơi có sức mạnh giống như trước đây”, vì thế, đòn bẩy Trung Quốc tạo ra khi kết thân với Nga không quá lớn.
“Nga hiện giờ không sánh được với Liên Xô trước đây về mọi mặt, kinh tế, quân sự và phô diễn sức mạnh”, Moon nói.
Tuy nhiên, bài viết của hai đại sứ cũng “chìa bàn tay” đối với Washington.
Trong video hôm 3/9, ông Thôi chỉ ra rằng các anh hùng Mỹ Claire Chennault và Joseph Stilwell, cũng như các phi công thuộc phi đội Hổ Bay là những cái tên rất quen thuộc ở Trung Quốc. Phi đội Hổ Bay là nhóm phi công quân sự Mỹ được mời đến Trung Quốc vào những năm 1940 để giúp nước này chống đế quốc Nhật trong Thế chiến II.
“Mỹ và Trung Quốc đã hợp tác khá chặt chẽ trong thời kỳ đó”, Moon nói. “Bất kể quan hệ Mỹ – Trung diễn biến thế nào, đó là một trong số ít lĩnh vực mà Mỹ và Trung Quốc có tiếng nói chung”.
Hiệp ước bầu trời mở: Mỹ sẽ thay đổi quyết định nếu Nga làm điều này
Đại sứ Nga tại Mỹ, Anatoly Antonov nói rằng, Nga có phản ứng thích đáng đối với bất kỳ bước đi nào của Mỹ.
NATO cho rằng Mỹ có thể xem xét lại quyết định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở nếu Nga dỡ bỏ các hạn chế đối với các chuyến bay kiểm tra ở khu vực Kaliningrad và gần biên giới Gruzia. Điều kiện này xuất hiện trong tuyên bố của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, được đưa ra sau cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng NATO vào thứ Sáu, ngày 22 tháng 5.
"Trong nhiều năm qua, Nga đã áp đặt các hạn chế đối với các chuyến bay không tương thích với Hiệp ước, bao gồm hạn chế đối với các chuyến bay qua Kaliningrad và hạn chế đối với các chuyến bay ở Nga gần biên giới của nước này với Gruzia. Việc Nga thường xuyên thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước bầu trời mở một cách có chọn lọc đã làm suy yếu vai trò của Hiệp ước quan trọng này trong vấn đề đảm bảo an ninh và ổn định ở khu vực Âu-Đại tây dương".
Tổ chức đảm bảo rằng việc tuân thủ các điều khoản của hiệp ước là cách tốt nhất để bảo vệ lợi ích của thỏa thuận này. Và nếu theo quan điểm của NATO, Nga quay trở lại tuân thủ hiệp ước này thì Mỹ có thể xem xét lại quyết định rút khỏi thỏa thuận này.
Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng đất nước ông rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở. Đồng thời, ông để ngỏ khả năng ký kết thỏa thuận mới.
Thứ trưởng Ngoại giao LB Nga Sergei Ryabko lưu ý rằng quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước bầu trời mở là bước đi tiếp theo của Washington trong việc dỡ bỏ hệ thống an ninh toàn cầu. Ngoài ra, các bộ trưởng ngoại giao của 10 quốc gia EU cho biết họ rất lấy làm tiếc về quyết định của Mỹ rời khỏi Hiệp ước Bầu trời mở.
Về phần mình, đại sứ Nga tại Mỹ, Anatoly Antonov nói rằng, Nga có phản ứng thích đáng đối với bất kỳ bước đi nào của Mỹ. Cuối cùng, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố một tuyên bố chính thức, trong đó bày tỏ quan điểm của mình về việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước bầu trời mở.
Hiệp ước Bầu trời mở được ký kết năm 1992, là một trong những biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Âu sau Chiến tranh Lạnh. Tài liệu này đã có hiệu lực từ năm 2002 và cho phép các nước tham gia công khai thu thập thông tin về các lực lượng vũ trang và hoạt động của nhau. Có tất cả 34 quốc gia tham gia Hiệp ước này.
Moscow tránh được 'tình huống xấu nhất', nhiều nước ngừng dùng thuốc sốt rét trị Covid-19 Số liệu thống kê từ Worldmeter tính đến sáng ngày 28/5 (giờ Việt Nam) cho thấy, dịch Covid-19 đã lây nhiễm cho hơn 5,76 triệu người và cướp đi sinh mạng của hơn 356.000 người khắp toàn cầu. Mỹ hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch Covid-19 với tổng số ca mắc và tử vong đều cao...