Nga trục vớt “siêu phẩm” của phát xít Đức dưới đáy biển Crimea
Quân đội Nga vừa kéo một StuG III – khẩu pháo tự hành được phát xít Đức ưa chuộng nhất nằm dưới đáy biển Crimea 76 năm sau khi một tàu chở hàng mang theo 12 khẩu StuG III, 2 khu trục hạm Jagdpanzer bị đắm trong Thế chiến II.
Cảnh trục vớt StuG III của phát xít Đức
Ngày 23/11/1943, một tàu chở hàng của phát xít Đức phát nổ và nhanh chóng mang theo 12 khẩu StuG III, 2 khu trục hạm Jagdpanzer chìm xuống Biển Đen, ngoài khơi bờ biển Crimea. Con tàu vỡ làm đôi và 44 thủy thủ đoàn thiệt mạng.
Khẩu StuG III được vớt lên từ đáy biển Crimea sau 76 năm
76 năm sau, quân đội Nga đã mất 3 tháng để trục với một khẩu StuG III khỏi đáy biển và sẽ phục hồi nó. Hạm đội Biển Đen của Nga đã đảm nhận nhiệm vụ trục vớt sau khi các thợ lặn của Hải quân hỗ trợ gỡ mìn và thủy lôi chưa nổ xung quanh xác tàu đắm Santa Fe của Đức. Số lượng đạn chưa nổ nằm rải rác trong khu vực rộng tới 300m2. Khẩu StuG III thứ 2 sẽ được vớt lên từ đáy biển Crimea vào năm tới.
Tàu chở hàng của Đức nằm dưới đáy biển Đen.
Lớp giáp dày của xe tăng được bảo quản tốt, trong khi bảng điều khiển đã vỡ nát.
Video đang HOT
StuG III được coi là một trong những pháo chống tăng tự hành nổi bật nhất trong Thế chiến II. Được phát triển trên khung gầm xe tăng Panzer III, StuG III đã tràn ngập trên các mặt trận của châu Âu với hơn 10.000 chiếc được sản xuất, trở thành loại xe thiết giáp được phát xít Đức chế tạo nhiều nhất trong lịch sử, theo War History.
Một khẩu StuG III
Từ ý tưởng “pháo binh tiến công” (Sturmartillerie) do tướng Erich von Manstein đề ra từ Thế chiến I, các kỹ sư Đức phát triển một loại vũ khí chống tăng có thể di chuyển theo đội hình bộ binh. Kết quả là StuG III ra đời, đảm nhận vai trò pháo chống tăng tự hành có thể phá hủy những xe tăng mạnh nhất của Liên Xô trong giai đoạn 1941-1943.
Theo Danviet
Dòng chảy năng lượng Nga lại tuôn sang Ukraine
Ukraine đã nối lại nhập khẩu điện từ Nga sau khi nhập lại khí đốt, than đá.
Ukrinform dẫn lời người phát ngôn Công ty Điện lực Quốc gia Ukraine (Ukrenergo), bà Maria Tsaturian cho biết, công ty này đã nối lại hoạt động nhập khẩu điện từ Nga, bắt đầu từ ngày 1/10.
Ukraine nhận ra không thể từ bỏ nguồn năng lượng từ Nga?
Theo truyền thông Ukraine, nguồn điện nhập khẩu từ Nga được một công ty tư nhân tên United Energy cung cấp.
Việc mua bán điện được thực hiện với công ty của doanh nhân người Ukraine Ihor Kolomoisky.
Động thái trên diễn ra sau khi Quốc hội Ukraine đã dỡ bỏ các hạn chế đối với việc nhập khẩu điện từ Belarus và Nga và một số hạn chế khác trong việc mua bán điện.
Trước đó, Ukraine đã tăng nhập khẩu các nguồn năng lượng từ Moscow như than đá thay vì khí đốt.
Cuối năm 2018, chính quyền Ukraine khi đó vẫn do ông Petro Poroshenko cầm quyền, đã tăng nhập khẩu than đá của Nga vì thiếu nguồn cung.
Kiev đã sử dụng nguồn than đá dồi dào ở Donbass nhưng nguồn cung này đã dừng lại từ tháng 1/2017 sau khi các lực lượng cực đoan ở Ukraine đã đánh sập tuyến đường sắt chuyên chở than đá từ Donbass đến Kiev.
Số liệu công bố giữa tháng 12/2018 cho thấy, 2/3 lượng than đá nhập khẩu của Ukraine là được nhập từ Nga.
Lượng than antraxit nhập khẩu từ Nga chiếm 62%, trị giá 1,67 tỷ USD.
Số liệu chính thức của chính phủ Ukraine cho biết, lượng mua than cứng của Ukraine đã tăng lên gần 2,7 tỷ USD từ tháng 1- 11/2018. Lượng mua đến từ Mỹ đã tăng lên. Chi phí than đá từ Donbass bán cho Kiev vào khoảng 45-50 USD mỗi tấn, than Nga - 80 USD, trong khi đó sẽ phải trả người Mỹ 117 USD cho một tấn.
Than đá của Mỹ chỉ góp phần trong việc đa dạng hóa nguồn cung than cho Kiev. Đó không phải là nguồn cung thay thế mà Ukraine có thể phụ thuộc để từ bỏ vai trò của Nga.
Cho đến nay, Nga và Ukraine dưới thời Tổng thống Volodymyr Zelensky đang hướng tới một thỏa thuận gia hạn cung cấp khí đốt từ Nga sang Ukraine theo từng năm.
Kiev kỳ vọng nguồn cung này kéo dài hơn để có được giá rẻ trong khi Nga và Ukraine vẫn còn các tranh chấp pháp lý quanh việc vi phạm hợp đồng cũ có thời hạn 10 năm.
Quan hệ hai nước trở nên căng thẳng sau khi bán đảo Crimea muốn tách khỏi Ukraine và hợp nhất vào nước Nga năm 2014. Hai bên đã cùng tung đòn trừng phạt vào phía đối phương liên quan đến các mặt hàng nông sản và năng lượng.
Từ khi đắc cử, Tổng thống Zelensky có nhiều tín hiệu tích cực nối lại quan hệ với Nga mà vẫn muốn đảm bảo các chủ quyền trước đó như bán đảo Crimea và Donbass.
Trong những tín hiệu mới nhất, ông Zelensky đang cố gắng thúc đẩy cuộc đàm phán về hòa bình Donbass theo định dạng Bộ Tứ Normandy. Động thái này được Nga tích cực hoan nghênh.
Ukraine từng cắt đường dẫn điện đến Crimea
Sau khi bán đảo Crimea trưng cầu dân ý muốn được sáp nhập vào Nga, chính phủ Ukraine đã thực hiện việc cắt nguồn năng lượng và hàng hóa đến bán đảo Crimea nhằm cô lập bán đảo này và buộc họ phải từ bỏ ý định sáp nhập vào Nga và ép Nga phải từ bỏ Crimea.
Công ty Ukrenergo đã thông báo cắt nguồn điện nối với bán đảo này với lý do sửa chữa khẩn cấp sau các vụ phá hoại. Thủ phạm những vụ phá hoại các đường dây điện bị cho là các nhóm cực đoan ở Ukraine nhưng cũng không ngoại trừ đó là những nhóm thân Chính quyền.
Những biện pháp của Ukraine hòng đánh vào đời sống nhân dân Crimea đã phản tác dụng, càng làm gia tăng sự căm phẫn của nhân dân nơi đây với chính quyền Kiev, củng cố lòng tin và quyết tâm hướng về nước Nga.
Nắm bắt diễn biến này, phía Nga đã chuẩn bị sẵn phương kế đối phó. Chính quyền ở Moscow đã lệnh cho chính quyền Crimea và Sevastopol mua 900 máy phát điện để cung cấp điện cho các công trình, tòa nhà quan trọng.
Các nguồn cung điện tạm thời đã được Nga triển khai. Đến tháng 3/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đích thân có mặt tại Crimea để khai trương 2 nhà máy điện mới tại Crimea, độc lập hoàn toàn về nguồn cung năng lượng.
Huy Vũ
Theo baodatviet
Người Pháp bất ngờ về những gì Nga làm ở Crimea Người đứng đầu tổ chức Pháp đánh giá cao sự hấp dẫn khách du lịch của Crimea. Crimea đang thu hút một lượng khách du lịch đáng kể. Nga đang đầu tư các khoản tiền đáng kể vào việc phát triển Crimea, bán đảo sẽ thành công đáng kể trong việc thu hút khách du lịch, Michel de Rostolan, chủ tịch tổ chức...