Nga trong chuyến thăm châu Á của Obama?
Tổng thống Mỹ đã bắt đầu chuyến công du châu Á kéo dài tới 29/4. Những yếu tố nào sẽ định hình mọi phát biểu và thảo luận của ông cũng như định hình cho mối quan hệ giữa Mỹ và châu lục?
Tổng thống Mỹ bắt đầu chuyến công du châu Á.Ảnh: AP
Trục xoay châu Á
Năm 2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton viết một bài luận cho tạp chí Chính sách Đối ngoại với tiêu đề “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”. Câu đầu tiên là: “Khi cuộc chiến ở Iraq lùi xa và Mỹ bắt đầu rút lực lượng khỏi Afghanistan, Mỹ đang đứng ở điểm xoay trục”. Câu cuối bài luận cũng đề cập tới trục xoay. Chuyến công du đầu tiên của bà ở cương vị Ngoại trưởng là châu Á. Cùng năm đó, Tổng thống Mỹ đã tham dự một số cuộc họp ở châu Á và cũng nói những điều tương tự.
Hầu hết phương tiện truyền thông kể từ đó đã nói tới chuyện trục xoay như: Trục xoay Mỹ tới châu Á; Trục xoay châu Á của Obama khiến Mỹ có cách tiếp cận mới với Trung Quốc…
Kế hoạch gia tăng hiện diện của Mỹ tại châu Á không được lớn lao như hình dung ban đầu trong năm 2011. Nhưng 3 năm tiếp theo cũng đã đủ cung cấp cho mọi bên liên quan sự nhìn nhận về kế hoạch trục xoay dài hạn như thế nào. Chuyến đi lần này dường như sẽ không tạo ra thay đổi nào tức thì, nhưng Obama có thể sẽ đào sâu mối quan hệ hợp tác với Nhật và Philippines trong thế kỷ 21, nhất là về kinh tế và an ninh.
Trong chuyến đi này, nỗ lực củng cố trục xoay sẽ tập trung vào hai chính sách cụ thể: Đối tác Xuyên Thái Bình Dương – một thỏa thuận tự do thương mại có sự tham gia của 12 quốc gia và một thỏa thuận với Philippines nhằm tạo sự tiếp cận lớn hơn cho tàu chiến, máy bay Mỹ với các căn cứ ở quốc đảo này.
Obama cũng sẽ trao đổi với Nhật về những kế hoạch nâng cấp hợp tác quân sự. Washington có thể coi sự thay đổi vai trò của Nhật trong khu vực và mối quan hệ ngày một căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc – là khía cạnh quan trọng cho bất kỳ thay đổi nào trong vai trò của họ tại đây.
Chuyến đi sẽ đưa ông Obama tới Nhật, Malaysia, Hàn Quốc và Philippines.
Video đang HOT
Trung Quốc
Ẩn sâu trong toàn bộ chuyến công du của Tổng thống Mỹ là mối lo ngại Trung Quốc. Như Andrew Kennedy, giáo sư chính sách công tại Đại học Quốc gia Australia cho biết: “Trong khi 10 năm trước Mỹ thường được coi là cường quốc vượt trội, thì ngày nay Trung Quốc lại khiến nhiều người lo lắng. Điều đó cũng tạo ra cơ hội để Mỹ củng cố quan hệ với nhiều quốc gia châu Á”.
Mỹ và Trung Quốc đang cố xích lại gần nhau nhưng các cuộc tấn công mạng và những bất đồng thương mại đang là lực cản. Tuy nhiên, Bắc Kinh và Washington không thể hoàn toàn cắt đứt quan hệ khi thương mại hai nước đạt giá trị hàng trăm tỉ USD. Tái cân bằng ở châu Á có thể là ý định của Obama nhưng cân bằng mối quan hệ hiện có dù rất mỏng manh, cũng sẽ quan trọng.
Cả 4 nước mà Obama sẽ tới tuần này đều muốn biết mối quan hệ của họ với Mỹ sẽ giúp họ đối diện với Trung Quốc thế nào. Về phần mình, Mỹ cũng muốn quan hệ của họ với 4 nước sẽ tác động tới đâu trong mối quan hệ với cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Nhật Bản còn muốn biết cuộc chơi quân sự xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc sẽ chấm dứt thế nào. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã chỉ trích việc Trung Quốc cố kiểm soát quần đảo tranh chấp với Nhật và cam kết triển khai 2 tàu khu trục mang tên lửa đạn đạo ở Nhật vào năm 2017.
Dĩ nhiên, Mỹ cũng không muốn làm Trung Quốc nổi đóa. Tạp chí Chính sách Đối ngoại bình luận: “Nếu Trung Quốc và Mỹ hy vọng tránh gia tăng đối đầu thì nên thường xuyên tương tác trong vai trò một cường quốc quyền lực và một cường quốc trỗi dậy”.
Khi kết thúc các cuộc hội đàm ngoại giao, chính quyền Obama có thể vui mừng về Đối tác Xuyên Thái Bình Dương – thỏa thuận đem lại cho Mỹ lợi thế kinh tế trong khu vực mà Trung Quốc đang chiếm ưu thế.
Triều Tiên
Hàn Quốc gần đây cho rằng, láng giềng của họ có thể đang lên kế hoạch cho cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ tư. Quân đội Hàn Quốc trong tình trạng báo động, các lực lượng Mỹ gần đây tiến hành nhiều cuộc tập trận với quân đội Hàn Quốc.
Mỹ đang tập trung vào nỗ lực cải thiện quan hệ với Hàn Quốc như là cách đối phó với Bình Nhưỡng. Một quan chức Triều Tiên nói rằng, nước này khó chịu vì chuyến công du của Obama, gọi đó là “nguy hiểm”. Một quan chức khác thì coi động thái này sẽ làm “leo thang đối đầu và mang lại những đám mây đen tối của một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân”.
Nga
Nga và Trung Quốc – cả hai đều có ghế trong Hội đồng Bảo An – là hai người chơi quốc tế mà Mỹ lo lắng nhất. Với Nga là quân sự và sự xa cách, với Trung Quốc là kinh tế.
“Nếu quan hệ Mỹ – Nga xuống dốc, thì người Trung Quốc được hưởng lợi”, Bành Dân Tân, một học giả trường Claremont McKenna nói. “Mỹ không thể đủ khả năng đối phó với cả Nga và Trung Quốc cùng một lúc”.
Bất luận chuyến công du của Obama diễn ra thế nào, Trung Quốc dường như đang “thở phào” khi chứng kiến chính sách đối ngoại Mỹ trở nên suy yếu với phương Tây. Tổng thống Nga Putin sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 5. Hai nước cũng đang tới hồi kết thúc cuộc đàm phán kéo dài về vấn đề cung cấp dầu khí từ Nga. Trung Quốc cũng hy vọng có thể phát triển các dự án năng lượng thay thế tại Crưm.
Theo Thái An
Vietnamnet/Washingtonpost
Gặp những người Nga góp phần làm nên chiến thắng 30/4
Một sáng đẹp trời cuối tháng 4, chúng tôi lên đường tới Bảo tàng Phòng không Nga ở thành phố Zaria, ngoại ô Moskva, để dự khán cuộc gặp thú vị với các cựu chuyên gia quân sự Liên Xô trước đây, từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Những chuyên gia Nga nổi tiếng như Thượng tướng, Giáo sư khoa học Anatoly Ivanovich Khyupenen, Chủ tịch Hội cựu chiến binh phòng không Nga; Phó chủ tịch Hội hữu nghị Nga-Việt, Thiếu tướng Anatoly Philippovich Pozdeev; Chủ tịch Tổ chức xã hội liên khu vực các cựu chuyên gia Việt Nam, ông Nikolai Nikolaievich Kolesnic tôi đã gặp từ trước song đây là lần đầu tiên tôi được thấy đông đảo các quyên gia quân sự Liên Xô bằng xương bằng thịt từng làm "tắt điện" các phi đội máy bay Mỹ không kích miền Bắc.
Đại sứ VN tại LB Nga, Phạm Xuân Sơn (hàng đầu, thứ 5 từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm với các cựu chuyên gia Liên Xô.
Hơn thế, cuộc gặp thú vị này còn diễn ra tại Bảo tàng Phòng không Nga, nơi ngay từ cửa vào, bạn có thể chiêm ngưỡng hệ thống tên lửa phòng không nổi tiếng S-75 "Dvina" (Việt Nam gọi là SAM-2) từng reo rắc nỗi kinh hoàng cho phi công Mỹ và hạ gục B-52. Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc 1965-1968 và 1972, các đơn vị tên lửa SAM-2 của quân đội Việt Nam đã đánh 3.542 trận, sử dụng 5.885 quả tên lửa; bắn rơi 788 máy bay Mỹ, 366 chiếc rơi tại chỗ; trong đó có 43 B-52; đạt hiệu suất rất cao, trung bình 7,1 quả tên lửa diệt 1 máy bay Mỹ.
Điều đáng lưu ý nữa là trên tầng 4 bảo tàng có một góc trưng bày các hiện vật nói về cuộc chiến phòng không tại Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào mà còn là minh chứng cho thấy giá trị lịch sử và quân sự to lớn của các trận so găng với máy bay Mỹ trên bầu trời Việt Nam. Theo các cựu chuyên gia Liên Xô, chính những trận đánh này đã khiến Mỹ chùn tay, không còn dám ngang nghiên ném bóm miền Bắc, để chúng ta dồn sức cho nỗ lực giải phóng miền Nam rồi cuối cùng làm nên chiến thắng 30/4 vĩ đại.
Góc Việt Nam tại Bảo tàng Phòng không Nga.
Vẫn như các lần trước, cuộc hội ngộ lần này diễn ra thật đầm ấm, thân tình. Các cựu chiến binh lần lượt kể về những kỷ niệm đáng nhớ khi ở Việt Nam, bày tỏ tình cảm yêu mến của họ với đất nước và nhân dân Việt Nam. Thượng tướng Khyupenen nói rằng cuộc gặp năm nay không chỉ diễn ra trước thềm ngày Chiến thắng Chủ nghĩa phát xít Đức (9/5) của nhân dân Liên Xô mà còn diễn ra ngay trước dịp kỷ niệm lần thứ 60 chiến thắng Điện Biên Phủ. Ông ví Điện Biên Phủ với trận Stalingrad danh tiếng, tạo nên bước ngoặt làm thay đổi cục diện Chiến tranh Thế giới thứ II. Tướng Khyupenen lưu ý, trận đánh chống chiến dịch không kích miền Bắc Linebacker II tháng 12/1972 của Không quân Mỹ cũng được xem như trận Điện Biên Phủ trên không khi bắn rơi cả chục B-52 Mỹ.
Cựu chuyên gia Liên Xô được tặng thưởng Huân chương chiến đấu cờ đỏ và Huân chương Sao đỏ, Trung tá Alechseyevich Ersov xúc động kể lại việc những người lính Việt Nam ông huấn luyện lấy thân mình che chở cho ông trong các trận đấu trí với kẻ địch. Ông cho biết chính vì vậy khi có dịp gặp gỡ tại Việt Nam năm 2009 họ đã vui mừng tới rơi nước mắt.
Đại sứ VN tại LB Nga, Phạm Xuân Sơn và các cựu chiến binh Nga thăm Góc Việt Nam tại Bảo tàng Phòng không Nga.
Tới lượt mình, Thiếu tướng Pozdeev ca ngợi tinh thần dũng cảm và bất khuất của các chiến sĩ và sĩ quan điều khiển tên lửa Việt Nam. Ông khẳng định những người lính này hiểu rõ mục đích chiến đấu, đó là bảo vệ tổ quốc, bảo vệ mảnh đất và gia đình mình. Ông lấy hình tượng cây tre để ví von sự bất khuất của người lính Việt Nam đồng thời kết luận đó là một đội quân rất mạnh mẽ, đáng tin cậy. Ông cũng khẳng khái nói tại cuộc gặp rằng hiện không có một nước nào, một đại sứ quán nào quan tâm sâu sắc tới các cựu chiến binh Liên Xô đã đổ máu vì đất nước họ, như đất nước Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam.
Điều toát lên trong cuộc hội ngộ của những con người thuộc độ tuổi "xưa nay hiếm" này, là những tình cảm sâu nặng họ dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam. Sự giúp đỡ to lớn Liên Xô dành cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước không chỉ giúp chúng ta đánh thắng đế quốc Mỹ, giải phòng hoàn toàn miền Nam mà tới tận ngày nay vẫn để lại những nhân chứng sống, luôn mong mỏi thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị gắn bó lâu đời giữa hai dân tộc Việt-Nga.
Theo Duy Trinh (P/v TTXVN tại Moskva)
Baotintuc.vn
Hàn Quốc nhận máy bay vận tải quân sự Mỹ, triển khai tàu chiến mới Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) hôm nay 28.3 thông báo nước này vừa nhận hai chiếc máy bay vận tải quân sự C-130J từ Tập đoàn hàng không vũ trụ Mỹ Lockheed Martin. Máy bay vận tải quân sự C-130J do Mỹ sản xuất - Ảnh: Reuters Đó là hai chiếc đầu tiên trong số...