Nga trình tuyên bố chủ quyền ở Bắc Cực lên Liên Hợp Quốc

Theo dõi VGT trên

Nga hôm nay cho biết nước này đã trình tuyên bố chủ quyền đối với phần lãnh thổ rộng khoảng 1,2 triệu km2 ở thềm lục địa Bắc Cực lên Liên Hợp Quốc.

Nga trình tuyên bố chủ quyền ở Bắc Cực lên Liên Hợp Quốc - Hình 1

Quốc kỳ Nga được thả xuống đáy biển ở Bắc Cực tháng 8/2007. Ảnh: AP.

Moscow muốn tuyên bố chủ quyền với diện tích 1,2 triệu km2 thềm lục địa Bắc Cực, AP dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Mỹ, Canada, Đan Mạch, Na Uy và Nga trước đó đều cố tìm cách khẳng định quyền tài phán với các khu vực ở Bắc Cực, nơi được cho là chứa tới 25% trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chưa phát hiện trên Trái Đất.

Nga là quốc gia đầu tiên trình tuyên bố chủ quyền lên Liên Hợp Quốc vào năm 2002 nhưng bị tổ chức này gửi trả lại vì thiếu bằng chứng. Moscow đã bổ sung thêm thông tin trong lần đệ trình này.

Năm 2007, Moscow đưa ra tuyên bố chủ quyền mang tính biểu tượng bằng cách dùng một tàu ngầm nhỏ thả hộp chứa quốc kỳ Nga xuống đáy biển ở Bắc Cực.

Video đang HOT

Theo Telegraph, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng gọi Bắc Cực là vùng “lợi ích đặc biệt” của Nga và tăng cường sự hiện diện quân sự tại đây. Chính phủ Nga còn có kế hoạch chi hơn 4,3 triệu USD để phát triển Bắc Cực trong giai đoạn 2015 – 2020.

Nga trình tuyên bố chủ quyền ở Bắc Cực lên Liên Hợp Quốc - Hình 2

Phần lãnh thổ Nga tuyên bố chủ quyền ở Bắc Cực. Đồ họa:Telegraph.

Như Tâm

Theo VNE

Trò chơi quyền lực của Nga tại Bắc Cực

Sáng 12/8/2000, một ngọn lửa đã bốc lên từ tàu ngầm Kursk của Nga - niềm kiêu hãnh của Hạm đội phương Bắc - khi đang tham gia một cuộc diễn tập dưới biển Barents.

Chiếc tàu ngầm này đã bị rung chuyển bởi một loạt các vụ nổ và bị chìm xuống dưới đáy biển. Hải quân Nga, với sự hợp tác của các thợ lặn Na Uy và Anh, cùng với những chiếc tàu ngầm mini, bắt đầu tiến hành các nỗ lực cứu hộ để cứu 23 thủy thủ, những người dường như đã sống sót sau vụ nổ đầu tiên và bị mắc kẹt trong một khoang kín nước. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã kết thúc sau 9 ngày, khi các thợ lặn cứu hộ cuối cùng có thể đột nhập vào thân tàu ngầm bị ngập nước hoàn toàn.

Trò chơi quyền lực của Nga tại Bắc Cực - Hình 1

Tàu ngầm Kursk của Nga. (Ảnh: ramenir.com)

Tin tức về vụ chìm tàu đã khiến phản ứng của công chúng đối với chính phủ Nga tăng lên mạnh mẽ và đặc biệt là chống lại Tổng thống Putin, người mới chỉ đảm nhiệm cương vị này được 8 tháng. Ông Putin đã bị chỉ trích vì "cách tiếp cận hời hợt" của mình trước thảm họa. Trong khi thảm kịch tàu ngầm Kursk diễn ra ở vùng Biển Bắc, Tổng thống Nga, dù đã được thông báo ngay lập tức, đã đợi 5 ngày trước khi ngắt quãng kỳ nghỉ tại nhà nghỉ của tổng thống ở Sochi trên bờ Biển Đen và lên tiếng về vụ việc gây mất mặt Hạm đội Biển Bắc này. Một năm sau ông đã nói: "Tôi có lẽ đã phải quay lại Moskva sớm hơn, nhưng không điều gì khác sẽ xảy ra. Ở Sochi và Moskva tôi đều nhận được lượng thông tin như nhau, nhưng từ một quan điểm khác tôi đáng ra đã phải thể hiện sự nóng ruột để quay trở về".

Thảm họa Kursk được cho là biểu tượng về sự suy giảm của quân đội Nga kể từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ, từ một trong 2 siêu cường của thế giới trở thành "một quốc gia tầm trung có nhiều tên lửa". Sự kiện tàu ngầm Kursk, cùng với những thách thức đang diễn ra trong cuộc chiến Chechnya, là một động lực quan trọng để chính phủ Nga chống lại nguy cơ "tan rã" của quân đội. Tuy nhiên, việc cải cách và tái vũ trang của hải quân Nga một cách nghiêm túc phải đợi đến năm 2007 khi doanh thu từ dầu mỏ tăng lên và Moskva có khả năng tài chính để phát triển lực lượng vũ trang.

Là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân sự này, Nga đã bắt tay vào việc mở rộng quân sự quy mô lớn ở Bắc Cực trong nhiều năm qua, bao gồm cả việc mở rộng hạm đội miền Bắc, mở lại hoặc xây dựng mới các căn cứ hải quân và không quân, thành lập 2 Lữ đoàn Bắc Cực, tăng cường tuần tra tàu ngầm và tổ chức lại lực lượng để thành lập Bộ Tư lệnh Bắc Cực. Bên cạnh đó, Nga cũng tăng cường các chuyến bay tới gần hoặc thậm chí "đi lạc" vào không phận của các nước láng giềng tại Bắc Cực.

Mặc dù nhiều nhà bình luận cáo buộc Nga chuẩn bị sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp về quyền tài phán đang diễn ra với các nước láng giềng phía bắc (đặc biệt là Canada và Đan Mạch/Greenland), về các quyền đối với các nguồn tài nguyên dưới đáy biển Bắc Cực (bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mỗi quốc gia), nhưng việc tăng cường các hoạt động quân sự của Nga ở khu vực này có lẽ nhằm hai mục tiêu chính: tăng cường vị thế răn đe chiến lược của Moskva và cải thiện khả năng của mình để giám sát, bảo vệ và hoạt động tại Bắc Cực nơi Nga có chủ quyền.

Răn đe chiến lược

Một thời gian dài trước khi bóng ma của sự thay đổi khí hậu mang lại những lợi ích thương mại tới Bắc Cực, khu vực này là một chiến trường quân sự trung tâm, đặc biệt là đối với lực lượng răn đe hạt nhân. Vì khoảng cách ngắn nhất giữa Liên Xô và Hoa Kỳ là ở cực bắc, tên lửa đạn đạo của Liên Xô đã tập trung ở phía bắc, nơi chúng vẫn còn được triển khai ngày hôm nay. Đáng chú ý, bán đảo Kola vẫn có 6 căn cứ tên lửa của Nga, cũng như là ngôi nhà cho Hạm đội Biển Bắc của Nga.

Hạm đội Phương Bắc có trách nhiệm bảo vệ bờ biển Bắc Cực của Nga, nhưng nhiệm vụ chính của nó là phòng thủ chiến lược, bởi vì Hạm đội phương Bắc là đơn vị duy nhất của hải quân Nga có khả năng tiếp cận các vùng biển mở một cách dễ dàng (những hạm đội khác của Nga nếu muốn tiếp cận các vùng biển mở sẽ buộc phải vượt qua những khu vực gần các nước NATO tại điểm nút thắt hoặc có thể bị Nhật Bản theo dõi dễ dàng). Bắc Cực cũng là một địa điểm tuyệt vời để các tàu ngầm tránh bị phát hiện và thuận lợi cho việc khai hỏa do lớp băng bao phủ và nước cạn.

Tất cả điều này nói lên rằng Bắc Băng Dương là một vị trí chiến lược quan trọng đối với Nga. Xu hướng phát triển quân sự trên khắp miền bắc nước Nga nên được hiểu như là một nỗ lực để củng cố lực lượng chiến lược của Moskva, bằng cách cải thiện khả năng phòng thủ hoặc cho thấy khả năng răn đe đáng tin cậy (chẳng hạn như các máy bay ném bom của Nga ngày càng tăng các chuyến bay ở Bắc Cực, đặc biệt là đối với khu vực Bắc Mỹ). Ở một mức độ nào đó sự gia tăng căng thẳng ở Bắc Cực chỉ đơn thuần là một sự trùng hợp về địa lý - sự tăng cường lực lượng quân sự được thúc đẩy bởi logic địa lý vốn được phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh - và bị chi phối bởi những căng thẳng giữa Nga và phương Tây về cuộc xung đột ở Ukraine.

Tăng cường năng lực

Đồng thời, Nga cũng đang phát triển nhiều khả năng ở Bắc Cực vì mục đích hòa bình nói chung. Bắc Cực là một môi trường hoạt động vô cùng nguy hiểm, và Nga - giống như tất cả các quốc gia Bắc Cực - dựa vào các lực lượng quân sự để thực hiện các hoạt động phi quân sự khác, bởi vì các lực lượng vũ trang có tổ chức và được huấn luyện để xử lý những rủi ro này. Tuyến bờ biển phía Bắc kéo dài 4.800 km dọc theo bờ biển Siberia giữa Barents và Bering, nơi thiếu các trung tâm dân cư, cơ sở hạ tầng. Cùng với việc tăng cường lực lượng quân sự, Nga đang gia tăng sự hiện diện để bảo vệ bờ biển của mình trong khu vực.

Nâng cao nhận thức và năng lực điều hành chắc chắn có tác động đến vấn đề an ninh, mặc dù chủ yếu là phòng thủ. Nhưng tăng cường các khả năng cũng rất quan trọng nhằm ngăn ngừa các hoạt động tội phạm (chẳng hạn như cướp biển). Nhưng quan trọng hơn, sự hiện diện quân đội ở Bắc cực là cần thiết để cung cấp khả năng tìm kiếm và cứu hộ vì sự phát triển của giao thông vận tải trên các tuyến đường biển Bắc còn hạn chế và nguy cơ các tàu du lịch bị mắc kẹt là rất cao.

Việc tăng cường lực lượng quân sự của Nga ở Bắc Cực trong những năm gần đây đã gây ra nhiều mối lo ngại ở phương Tây, nhưng hành động này thực chất không phải là một mối đe dọa đối với NATO, đặc biệt là Mỹ. Nga có quyền giám sát và bảo vệ lãnh thổ của mình, ngăn ngừa tội phạm và cung cấp sự hỗ trợ khi cần thiết.

Theo Công Thuận/baotitnuc.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024

Tin đang nóng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Xót xa cảnh cậu bé 7 tuổi xin ký tên để chị gái được làm phẫu thuật: Ông bà mất rồi, cháu có thể ký thay
16:44:39 19/11/2024
Vừa hết Miss Universe, Hoa hậu Kỳ Duyên lại phát ngôn gây tranh cãi
16:51:50 19/11/2024
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
19:38:45 19/11/2024
Sốc trước tin Triệu Vy đang đối mặt với 400 vụ kiện vì 1 trọng tội
16:48:51 19/11/2024
Lộ dung mạo chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh, bật mí 1 chi tiết khủng trong lễ cưới
16:56:15 19/11/2024

Tin mới nhất

ISW: Nga trả tiền cho 100.000 quân Triều Tiên, giúp trì hoãn đợt điều động thứ hai

20:55:22 19/11/2024
"ISW đã nhiều lần quan sát thấy những nỗ lực của chính quyền Nga nhằm trì hoãn việc triệu tập quân dự bị không tự nguyện vốn không được ủng hộ", các nhà phân tích của ISW viết.

Phá vòng vây, Ukraine 'tiếp thêm' quân dự bị, xe bọc thép đắt tiền

20:50:34 19/11/2024
Kurakhovo đang bị bao vây một nửa, giao tranh dữ dội đã bắt đầu trong thành phố. Việc Lực lượng Vũ trang Ukraine cho nổ khẩn cấp đập chứa nước Kurakhovo đã không thể giúp ích.

Đức, Phần Lan cảnh báo công dân về khả năng xảy ra 'chiến tranh hỗn hợp'

20:48:43 19/11/2024
Người phát ngôn của Cinia khẳng định những vụ đứt cáp như vậy "không thể xảy ra ở vùng biển này nếu không có tác động từ bên ngoài".

Thử thách cho bộ máy mới của ông Trump

20:44:47 19/11/2024
Tổng thống đắc cử Trump đã thông báo chọn ông Brendan Carr làm Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) cho chính quyền sắp tới, gọi nhân vật này là chiến binh cho tự do ngôn luận , theo Reuters.

7 người thiệt mạng do lở đất khi siêu bão Man-yi tấn công Philippines

18:50:05 19/11/2024
Lễ ký kết diễn ra tại trụ sở quân đội Philippines ở Manila, nơi các bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Philippines còn động thổ dự án xây trung tâm giúp thúc đẩy sự phối hợp giữa lực lượng vũ trang 2 nước.

Rác nhựa làm tắc nghẽn đập thủy điện, gây mất điện nhiều thành phố lớn CHDC Congo

18:44:37 19/11/2024
Luồng rác nhựa chảy vào đập thủy điện chính ở miền đông CHDC Congo đang gây mất điện ở nhiều thành phố lớn, tạo nên thách thức mà giới hữu trách địa phương vẫn đang tìm cách tháo gỡ.

Rộ tin ông Trump sẽ đưa nhiều sĩ quan ra tòa án binh

18:41:43 19/11/2024
Các nguồn tin tiết lộ rằng đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang lên danh sách những sĩ quan quân đội liên quan việc rút quân hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan và xem xét đưa họ ra tòa án binh.

Ông Kim Jong-un chỉ đạo tăng cường sức mạnh hạt nhân 'không giới hạn'

18:19:34 19/11/2024
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un chỉ đạo tăng cường năng lực hạt nhân để hoàn thành sứ mệnh răn đe chiến tranh.

Tương lai xung đột Ukraine khi ông Biden mạnh tay giúp Kyiv

18:16:34 19/11/2024
Khi chiến sự Ukraine chuẩn bị bước qua mốc 1.000 ngày, truyền thông Mỹ dẫn một số nguồn tin khẳng định Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden vừa cho phép Kyiv được sử dụng vũ khí tầm xa do Washington cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.

Lựa chọn bất ngờ của ông Trump

18:10:52 19/11/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục gây chú ý khi chọn một lãnh đạo công ty dầu khí có quan điểm trái chiều về biến đổi khí hậu cho vị trí Bộ trưởng Năng lượng.

Khó lường khói lửa xung đột Trung Đông

18:04:59 19/11/2024
Israel tấn công dồn dập vào lực lượng Hezbollah ở Li Băng và tiếp tục không kích miền bắc Gaza, trong khi Houthi tuyên bố đã tấn công mục tiêu quan trọng ở Israel.

Chuyên gia không quân Nga khẳng định Su-57 vượt trội J-35A Trung Quốc

17:41:34 19/11/2024
Ông Bogdan cho rằng lối tư duy đi trước thời đại của các nhà thiết kế Nga mang lại ưu thế cho Su-57, đặc biệt là so với chiếc máy bay chiến đấu mới J-35A của Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

5 lý do nên gội đầu bằng nước lá ổi

Làm đẹp

21:04:17 19/11/2024
Là một kho chứa phong phú các flavonoid bao gồm quercetin và các chất chống oxy hóa như vitamin C được biết đến với tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tóc. Flavonoid có trong nước lá ổi sẽ bảo tồn và hồi phục độ bóng cho tóc.

Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong

Tin nổi bật

20:59:09 19/11/2024
Vào thời gian trên, một xe khách hợp đồng đưa đón học sinh lưu thông trên đường Hồ Chí Minh. Khi đi đến đoạn qua xóm 1, xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An, xe khách dừng lại và cháu L.T.K.N. (5 tuổi) xuống xe để vào nhà.

Những thông điệp đắt giá từ 'Đôi bạn học yêu': Bộ phim chữa lành nhất tháng 11

Phim châu á

20:57:47 19/11/2024
Đôi bạn học yêu được mệnh danh là một liều thuốc chữa lành cho khán giả tại rạp chiếu tháng 11 bởi câu chuyện tình yêu, tình bạn, tuổi trẻ đầy những hoài niệm và thông điệp ý nghĩa.

Bị đuổi việc vì ngủ gật trong giờ làm, một giám đốc khởi kiện công ty: Tòa án ra phán quyết bất ngờ, tiền bồi thường lên đến 1 tỷ

Netizen

20:55:12 19/11/2024
Sau quyết định bị sa thải đầy chóng vánh, người đàn ông Trung Quốc quyết định khởi kiện công ty mà mình đã cống hiến suốt 20 năm.

Chuyển Công an điều tra dấu hiệu trốn thuế tại một tập đoàn năng lượng mặt trời

Pháp luật

20:54:48 19/11/2024
Ngày 19/11, ông Bùi Văn Chuẩn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk để điều tra làm rõ dấu hiệu trốn thuế.

Sao Việt công khai có con riêng 5 tuổi khiến nhiều người hốt hoảng

Sao việt

20:46:13 19/11/2024
Trong bài đăng mới trên trang cá nhân, Minh Thu đã khoe ảnh selfie cùng con trai đầu lòng. Nữ diễn viên khoe nhan sắc xinh đẹp, gương mặt rạng rỡ bên quý tử.

Thanh Hằng mặc váy nặng 20kg, Khả Ngân diện đồ đen huyền bí ở sự kiện

Phong cách sao

20:41:08 19/11/2024
Siêu mẫu Thanh Hằng diện đầm nặng 20kg, diễn viên Khả Ngân, Hồng Diễm, Lương Thanh cùng mặc đồ đen... trong show thời trang tối 17/11.

Loạt bằng chứng cho thấy em út BTS chính là "bạn trai độc hại" bị Rosé đề cập trong album mới?

Nhạc quốc tế

20:36:03 19/11/2024
Dù phải đến 6/12 album đầu tay Rosie của giọng ca chính BLACKPINK mới chính thức trình làng , nhưng những ngày gần đây các bài hát trong album đã ngập tràn các nền tảng.

Chàng trai 2k1 đăng đúng 6 chữ khiến làng nhạc "rạo rực"

Nhạc việt

20:29:21 19/11/2024
0h ngày 19/11 - đúng sinh nhật tuổi 23, Wren Evans bất ngờ đăng tải dòng trạng thái Để anh mang mùa đông về , lập tức gây bão MXH.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 22: Kiên và Linh bị bắt quả tang

Phim việt

20:00:30 19/11/2024
Trong tập 21, Kiên rất vui vì có Linh phụ giúp thiết kế xe nước để anh chuẩn bị bán hàng. Cả hai cùng mang ra khu vực vắng vẻ của trường để tiện trải đồ nghề ra làm xe nước.

Louis Phạm khoe vóc dáng nuột nà, nhan sắc thăng hạng sau drama "phông bạt" nhưng phần bình luận lại bùng nổ tranh cãi

Sao thể thao

19:41:47 19/11/2024
Mới đây, cô nàng hot TikToker Louis Phạm (tên thật Phạm Như Phương) dễ dàng hút hơn triệu view khi tung video nhảy nhót bắt trend.