Nga trình Liên Hiệp Quốc tuyên bố chủ quyền 1,2 triệu km2 ở Bắc Cực
Nga đã trình Liên Hiệp Quốc tuyên bố chủ quyền của mình đối với 1,2 triệu km2 ở thềm lục địa Bắc Cực, theo Reuters.
Tổng thống Nga Vladimir Putin coi việc bảo vệ chủ quyền ở Bắc Cực là ưu tiên hàng đầu – Ảnh: Reuters
Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga ngày 4.8 cho biết Nga đã trình Liên Hiệp Quốc bản tuyên bố chủ quyền của nước này với diện tích vùng nước 1,2 triệu km2 ở thềm lục địa Bắc Cực, mở rộng khoảng 650 km (350 hải lý) tính từ bờ biển.
Video đang HOT
Mỹ, Canada, Đan Mạch, Na Uy và Nga trước đó đều cố tìm cách khẳng định quyền tài phán với các khu vực ở Bắc Cực, nơi được cho là chứa tới 1/4 trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chưa phát hiện trên Trái đất, AP cho biết. Trong đó, Nga là quốc gia đầu tiên trình tuyên bố chủ quyền lên Liên Hiệp Quốc vào năm 2002 nhưng sau đó bị Liên Hiệp Quốc gửi trả lại vì thiếu bằng chứng. Phía Mỹ cũng luôn bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Nga tại khu vực trên.
Trong lần đệ trình mới nhất này, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định những dữ liệu khoa học thu thập được trong nhiều năm qua khi nghiên cứu Bắc Cực chứng tỏ Nga có quyền đối với khu vực nói trên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định coi việc bảo vệ tuyên bố chủ quyền của Nga ở Bắc Cực là một ưu tiên hàng đầu của Nga, đồng thời tăng cường sự hiện diện quân sự của nước này tại Bắc Cực, theo Reuters.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Kinh tế gặp khó, Nga tìm tài nguyên ở Bắc cực
Trang tin Newsru (Nga) ngày 4-8 đưa tin Moscow đã đệ đơn lên Liên Hiệp Quốc xin mở rộng thềm lục địa nước này ở Bắc cực. Nếu như được mở rộng, Nga sẽ có quyền ưu tiên khai thác nguồn tài nguyên có tổng trữ lượng lên đến 5 tỉ tấn nhiên liệu.
Bộ trưởng Thiên nhiên và Môi trường Nga Sergey Donskoy từng khẳng định khai thác thềm lục địa Bắc cực có thể trở thành một bước đột phá khoa học và công nghệ ngang tầm với các cuộc chinh phục của ngành công nghiệp vũ trụ Liên Xô trong những năm 1960 và 1970.
Tàu ngầm mini của Nga đã cắm cờ nước này dưới đáy Bắc cực nhằm khẳng định chủ quyền ở khu vực giàu khoáng sản này từ năm 2007. Ảnh: BARENT OBSERVER
Động thái nêu trên diễn ra trong bối cảnh Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 3-8 nhận định những biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine rốt cuộc có thể khiến Nga tổn thất đến 9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Theo báo cáo mới của IMF, kinh tế Nga đang có dấu hiệu ổn định sau thời gian khổ sở vì bị trừng phạt và sự sụt giảm của giá dầu. Tuy nhiên, tổ chức này cảnh báo tác động của những biện pháp trừng phạt đến việc tiếp cận các thị trường tài chính và công nghệ đầu tư mới sẽ còn "dai dẳng" đối với Nga.
IMF ước tính tác động trực tiếp của các biện pháp trừng phạt và trả đũa trừng phạt trước mắt sẽ khiến Moscow thiệt hại 1%-1,5% GDP nhưng con số này sẽ tăng lên tới mức 9% trong vài năm tới. Báo cáo cũng dự báo kinh tế Nga sẽ "tăng trưởng yếu ớt" ở mức 1,5% hằng năm trong trung hạn. Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nền kinh tế Nga tăng trưởng khoảng 7%/năm.
Theo Reuters, IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng 0,2% vào năm tới sau khi sụt 3,4% trong năm nay. Ngoài ra, lạm phát dự kiến đạt mức 12% vào cuối năm nay và 8% sau một năm nữa.
Thu Hằng
Theo_Người lao động
Nga trình tuyên bố chủ quyền ở Bắc Cực lên Liên Hợp Quốc Nga hôm nay cho biết nước này đã trình tuyên bố chủ quyền đối với phần lãnh thổ rộng khoảng 1,2 triệu km2 ở thềm lục địa Bắc Cực lên Liên Hợp Quốc. Quốc kỳ Nga được thả xuống đáy biển ở Bắc Cực tháng 8/2007. Ảnh: AP. Moscow muốn tuyên bố chủ quyền với diện tích 1,2 triệu km2 thềm lục địa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ trưởng Hegseth cảnh báo Trung Quốc đủ sức đánh chìm cả hạm đội Mỹ trong 20 phút

Italy bắt giữ nhiều thành viên băng nhóm mafia khét tiếng

Nga phạt tiền ngân hàng sử dụng ứng dụng nhắn tin WhatsApp

Pháp trục xuất 12 nhân viên ngoại giao Algeria

Nổ súng tại trường học Mỹ làm 4 học sinh bị thương

Vợ chồng cựu Tổng thống Peru Ollanta Humala bị tuyên án tù trong đại án tham nhũng

Khoáng sản chiến lược vào tầm ngắm thuế quan của Tổng thống Trump

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

An ninh năng lượng châu Âu: Bài toán khó giữa khí đốt Nga rẻ và LNG Mỹ đắt đỏ

Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong kiến trúc khu vực

Mới nóng đầu mùa, Nam Á đã phải trải qua nhiệt độ vượt ngưỡng chịu đựng

WHO họp hoàn thiện hiệp ước phòng chống đại dịch trong tương lai
Có thể bạn quan tâm

'Kappa: Ác Linh dưới đáy hồ': Câu chuyện về thủy quái đáng sợ nhất trong truyền thuyết kinh dị xứ Phù Tang
Phim âu mỹ
12:31:19 16/04/2025
Tuyên án chung thân nữ bị cáo lừa đảo 81 tỷ đồng
Pháp luật
12:25:54 16/04/2025
Phong Nha-Kẻ Bàng là 'thủ phủ' du lịch mạo hiểm
Du lịch
12:25:39 16/04/2025
Cách luộc trứng lòng đào dẻo chuẩn ngon
Ẩm thực
12:25:33 16/04/2025
Người sinh vào 5 ngày Âm lịch này tính tình hào phóng, rộng rãi, 10 người thì 9 người sung túc, dư dả
Trắc nghiệm
11:57:45 16/04/2025
Đám cưới lạ kỳ được chia sẻ nhiều nhất hôm nay: Metro, buýt 2 tầng và dàn bê tráp "soái Tây"
Netizen
11:25:45 16/04/2025
Doãn Quốc Đam, MC Hoàng Linh im lặng giữa ồn ào nghi quảng cáo sữa giả
Sao việt
11:21:02 16/04/2025
Độc lạ "xổ số" nghĩa vụ quân sự Thái Lan: Phụ nữ chuyển giới tích cực góp mặt, mong thành người nổi tiếng
Lạ vui
11:01:17 16/04/2025
Netflix thử nghiệm tính năng tìm kiếm AI dựa trên cảm xúc
Thế giới số
10:59:45 16/04/2025
Lộ ảnh tiểu thư Quỳnh Anh - vợ Duy Mạnh mặt mộc thiếu son phấn, visual khác lạ ra sao?
Sao thể thao
10:24:48 16/04/2025