Nga “trình làng” hệ thống tên lửa phòng không mới
Nguyên mẫu đầu tiên của hệ thống phòng không tầm trung mới, thay thế hệ thống S-300 củaNga đã chính thức đượcc “trình làng” hôm qua (19/6).
Hệ thống Vityaz được giới thiệu trong chuyến thị sát của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới nhà máy St.Petersburg, xưởng sản xuất của tập đoạn Almaz-Antei.
Hệ thống phòng không mới này sẽ được trang bị hệ thống ra-đa tối tân hơn và một bệ phóng với 16 tên lửa so với bệ phòng chỉ có 4 tên lửa của S-300.
Tổng thống Putin thăm nhà máy St.Peterburg
Hệ thống Vityaz sẽ sử dụng radar mảng pha băng tần X MFMTR có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc và tấn công cùng lúc 8 mục tiêu bằng tên lửa 9M96 với hai tên lửa/mục tiêu nhằm chắc chắn khả năng tiêu diệt.
Được biết, hệ thống tên lửa phòng không S-300 được Liên Xô bắt đầu thiết kế từ giữa những năm 60 thế kỷ trước, có khả năng bắn hạ bất cứ mục tiêu nào bay với tốc độ 2,5 km/giây trên không từ khoảng cách 150km.
Hệ thống này sẽ được đưa vào biên chế của quân đội Nga vào năm tới, trưởng phòng thiết kế của Almaz Antei – ông Igor Ashurbeili cho hay.
Video đang HOT
Vityza sẽ cùng hệ thống phòng không cơ động Morfey, tầm xa S-400 và S-500 tạo nên mạng lưới phòng không tương lai của Nga có khả năng đối phó với các mục tiêu trong vòng từ 5km đến 400 km, ở độ cao từ 5m đến không gian gần.
Cũng theo Ashurbeili, hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn mới của Nga có tên Morfey sẽ sẵn sàng đi vào phục vụ từ năm 2013 này.
Tên lửa đất đối không Morfey có tầm bắn chính xác trong khoảng cách 5km, được Nga phát triển từ năm 2007. Hệ thống phòng không Morfey cũng được trang bị radar hiện đại có thể quét 360 độ.
Theo vietbao
Spice 250: "Khắc tinh" của tên lửa tối tân S-300
Hãng Rafael Israel giới thiệu loại bom lượn thông minh Spice 250 được cho là có thể khắc chế hệ thống phòng không S-300.
Lo sợ trước hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà Nga chuyển giao cho Syria sẽ uy hiếp mạnh tới lực lượng không quân, Israel đã tìm nhiều phương án nhằm tìm ra cách khắc chế S-300.
Và một trong số đó đã được "hé lộ" tại triển lãm hàng không Paris 2013, nhà sản xuất hệ thống vũ khí tiên tiến hàng đầu Israel Rafael đã giới thiệu bom lượn thông minh Spice 250 có khả năng vô hiệu hóa hệ thống tên lửa phòng không S-300.
Bom lượn thông minh Spice 250 là thiết kế mới nhất trong họ bom Spice (gồm loại Spice 1000 và Spice 2000). Tuy nhiên khác với 2 thế hệ bom trước đó dùng bộ phụ kiện dẫn đường chính xác cao gắn vào bom "ngu" (bom không điều khiển) biến thành bom thông minh thì Spice 250 là thiết kế hoàn chỉnh với trọng lượng 113kg.
Bom lượn Spice 250 có thể tấn công mục tiêu ở tầm xa đến 100km với việc trang bị thêm đôi cánh nhỏ cho phép nó có thể bay một quãng đường xa từ máy bay phóng tới mục tiêu. Với khả năng này, nó cho phép máy bay nằm ngoài tầm phòng không đối phương.
Bom lượn thông minh Spice 250 tấn công mục tiêu ở tầm xa đến 100km, độ chính xác cực cao.
Phương thức dẫn đường của Spice 250 tương tự bom Spice 1000 và Spice 2000. Theo đó, nó sử dụng dầu tự dẫn 2 chế độ: truyền hình (CCD) và ảnh hồng ngoại (IIR). Ngoài ra, trong chiến đấu còn có sự kết hợp với hệ dẫn đường quán tính INS, định vị toàn cầu GPS.
Khi chiến đấu, bom sẽ được lắp lên giá treo của máy bay. Mỗi giá treo có thiết bị kết nối truyền dẫn dữ liệu từ buồng lái máy bay tới bom.
Theo đại diện của Rafale, hai loại máy bay chủ lực của nước này gồm tiêm kích F-16 có thể mang tới 16 quả Spice 250, trong khi F-15 mang được tới 28 quả. Khối lượng bom lớn như vậy cho phép mỗi máy bay tấn công nhiều mục tiêu khác nhau.
Khi máy bay tiếp cận mục tiêu, sĩ quan kiểm soát vũ khí (WSO - phi công ngồi phía sau trong máy bay 2 chỗ ngồi như F-15E Strike Eagle) hoặc phi công (trong máy bay một chỗ ngồi như F-16) có thể sử dụng hệ dẫn TV/IIR hiển thị trong buồng lái để xem hình ảnh quả bom gửi cho anh ta. Hoặc phi công sẽ sử dụng dữ liệu mục tiêu lập trình trước, hoặc nạp dữ liệu mới (gồm hình ảnh hoặc tọa độ địa lý mục tiêu), quả bom đã sẵn sàng để tấn công vào mục tiêu theo một quỹ đạo đã định sẵn.
Một khi quả bom được thả, nó bắt đầu tìm kiếm mục tiêu và điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách:
- Đầu tiên, đó là dẫn đường quang truyền hình CCD hoặc dẫn hồng ngoại IIR (khi điều kiện ánh sáng thấp) kết hợp hình ảnh, các thuật toán sẽ kiểm tra xem hình ảnh mục tiêu trong bộ nhớ của bom với hình ảnh đầu dẫn thu được có khớp không. Bộ nhớ của bom có thể nạp đến 100 mục tiêu khác nhau, gồm hình ảnh về mục tiêu do tình báo cung cấp và tọa độ địa lý mục tiêu.
- Thứ 2, nếu đầu dẫn CCD/IIR không thể tìm được mục tiêu vì bị che khuất, quả bom có thể tự động chuyển sang dẫn đường vệ tinh GPS và quán tính INS. Quả bom nhận dữ liệu về vị trí hiện tại của nó từ vệ tinh GPS, hoặc từ một hệ thống dẫn đường quán tính của máy bay mang phóng. Do đó có thể tính toán tọa độ của bom, của mục tiêu và dẫn đường cho bom đánh chính xác.
Tiêm kích F-16 mang được 16 bom Spice 250.
- Thứ 3, nếu không tin tưởng vào hai phương pháp trên, sĩ quan điều khiển có thể tự điều khiển bom, qua đường truyền dữ liệu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ cho phép điều khiển được một quả bom.
Với phương thức dẫn đường như vậy, Spice 250 được đánh giá có độ chính xác cực cao với bán kính lệch mục tiêu khoảng 3m.
"Spice 250 có thể tấn công mục tiêu trong vòng 100km, nó có kích thước nhỏ hơn so với bom Spice 1000 và 2000 nên tín hiệu phản xạ sóng radar rất thấp. Vì thế, nó gây khó khăn cho hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu đường không của đối phương. Chiến đấu cơ có thể mang số lượng lớn bom cho phép phóng nhiều quả đạn cùng lúc về mục tiêu. Những khả năng như vậy khiến hệ thống phòng không S-300 và nhiều hệ thống khác khó đối phó", đại diện Rafael cho biết tại triển lãm Paris 2013.
Theo NTD
Israel đắc ý: Sớm nhất năm 2014 Syria mới có S-300 Trang mạng "Rusnews" ngày 4-6 đưa tin, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Israel Moshe Ya'alon tuyên bố, hiện nay Syria chưa hề có bất cứ hệ thống phòng không S-300 nào. Tin tức cho biết, hiện Israel vẫn đang thuyết phục Nga từ bỏ hợp đồng cung cấp S-300 cho Syria, các hệ thống tên lửa phòng không siêu hiện đại này có...