Nga Triều định tiến sâu: Vấp thế khó đòn trừng phạt mạnh?
Nga và Triều Tiên đang hợp tác chặt chẽ hơn sau cuộc đối thoại vừa qua giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, theo UPI.
Các quan chức Nga và Triều Tiên đã gặp nhau để thảo luận về trao đổi kinh tế cũng như chia sẻ kiến thức khoa học tại Moscow ngày 6/3, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc đưa tin.
Alexander Kozlov, Bộ trưởng phát triển vùng Viễn Đông của Nga, và phái đoàn của ông đã gặp gỡ các đối tác Triều Tiên tại thủ đô Moscow. Triều Tiên cử đi các quan chức về đường sắt và ngư nghiệp và Kim Hyong Jun, đại sứ Triều Tiên tại Nga dẫn đầu phái đoàn này.
Alexander Kozlov, Bộ trưởng phát triển vùng Viễn Đông của Nga (phải) trong một buổi kí kết văn kiện hợp tác. (Nguồn: EPA-EFE)
Cuộc họp kéo dài hơn hai giờ và hai bên đều hướng đến mở rộng thương mại và hợp tác về vận tải. Đang có hơn 10.000 lao động Triều Tiên làm việc tại Nga và Moscow cho biết vào tháng 2 vừa qua rằng họ có kế hoạch hồi hương tất cả người lao động vào cuối năm 2019.
Trong cuộc họp vào thứ Tư, Kozlov đã không xác nhận lại các kế hoạch đó, theo Yonhap.
Vào tháng 12 năm 2017, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 2397, sau khi Triều Tiên phóng Hwasong-15, một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Nghị quyết thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, bao gồm việc để công dân nước này làm việc ở nước ngoài.
Kozlov cho biết, tại cuộc họp, hai bên đang “gặp nhiều khó khăn” với các giao dịch tài chính vì các lệnh trừng phạt. Quan chức này cũng đưa ra tuyên bố trong một cuộc họp báo sau cuộc hội đàm.
Kozlov cũng cho biết hai bên đã thảo luận về một dự án tiềm năng để kết nối trạm Khasan của Viễn Đông Nga với trạm ở sông Tumen của Triều Tiên.
Nga và Triều Tiên đã đàm phán xây dựng cây cầu từ năm 2015.
Video đang HOT
Moscow đang phát đi tín hiệu hợp tác với Triều Tiên, nhưng vẫn phản đối việc phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Trang Sputnik đã đăng tin rằng, Đại sứ Nga tại Mỹ cho biết Nga sẽ không bao giờ công nhận Bình Nhưỡng là một quốc gia hạt nhân. Đại sứ Anatoly Antonov cho biết hôm thứ Hai rằng Nga muốn thấy một “quốc gia phi hạt nhân” trên bán đảo Triều Tiên.
An Bình
Theo Tổ Quốc
Phát triển quan hệ Việt Nam - Triều Tiên
Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Kim Jong-un là dấu mốc mới, rất quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa 2 Đảng, 2 nước; đồng thời là dịp tốt củng cố, phát triển quan hệ song phương
Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un đã thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 1 đến 2-3.
Vì hòa bình và phát triển
Chiều 1-3, lễ đón chính thức Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức đón nguyên thủ quốc gia.
Sau lễ đón, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chia sẻ những thành tựu cũng như những vấn đề Việt Nam cần tập trung giải quyết sau hơn 30 năm đổi mới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp và hội đàm với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Triều Tiên và mong muốn cùng Triều Tiên tiếp tục củng cố, phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa 2 Đảng, 2 nước phù hợp với lợi ích của nhân dân 2 nước, cam kết quốc tế của mỗi nước, góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un bày tỏ mong muốn tăng cường trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội với Việt Nam. Chủ tịch Kim Jong-un khẳng định lập trường nhất quán của Triều Tiên là coi trọng và mong muốn tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kim Nhật Thành và các vị lãnh đạo tiền bối xây dựng và vun đắp.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí duy trì tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; mở rộng giao lưu, trao đổi đoàn các cấp theo kênh Đảng, nhà nước và đoàn thể nhân dân một cách thiết thực, hiệu quả nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và chia sẻ kinh nghiệm trên các lĩnh vực mà 2 bên có nhu cầu. Hai bên nhất trí duy trì thường xuyên và hiệu quả các cơ chế đối thoại và hợp tác, trong đó có cơ chế Tham khảo chính trị cấp thứ trưởng ngoại giao và Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật; nghiên cứu khả năng hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực phù hợp với khả năng và nhu cầu của mỗi bên, trên cơ sở các quy định quốc tế; mở rộng giao lưu và hợp tác văn hóa, nghệ thuật, thể thao và giao lưu nhân dân; tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Triều Tiên vào năm 2020.
Về các vấn đề quốc tế và khu vực, 2 nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục phối hợp giữa 2 nước tại Liên Hiệp Quốc, Hội nghị Phong trào không liên kết, Diễn đàn khu vực ARF...; tăng cường trao đổi về vấn đề duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh các nỗ lực của Triều Tiên và Mỹ tại Hội nghị Thượng đỉnh Triều Tiên - Mỹ lần thứ hai vừa diễn ra tại Hà Nội; chân thành mong muốn các bên kiên trì đối thoại, góp phần cải thiện quan hệ Triều Tiên - Mỹ cũng như đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Ủng hộ Triều Tiên phát triển kinh tế
17 giờ cùng ngày, đoàn xe chở Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tiến vào trụ sở Văn phòng Chính phủ trong sự chào đón nồng nhiệt của cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ.
Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam ủng hộ Triều Tiên phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẵn sàng cùng Chính phủ và nhân dân Triều Tiên nghiên cứu thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực vì lợi ích của nhân dân 2 nước, phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế của mỗi nước.
Người dân Hà Nội chào đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG
Chiều cùng ngày, tại nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chia sẻ với Chủ tịch Kim Jong-un khái quát về tình hình hoạt động của Quốc hội Việt Nam thời gian qua; đề nghị Quốc hội Việt Nam và Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên tăng cường giao lưu hợp tác thông qua các hoạt động trao đổi đoàn các cấp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hoạt động của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết trong năm 2020 - kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 2 bên cần phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm thiết thực, phù hợp với khả năng của mỗi bên nhằm tăng cường hơn nữa tình hữu nghị, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác giữa 2 Đảng, 2 nước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc cuộc bầu cử Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên khóa 14 tổ chức vào ngày 10-3 đạt kết quả tốt đẹp.
Chủ tịch Kim Jong-un cảm ơn và đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, hỗ trợ tích cực của Việt Nam cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2.
Tối cùng ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tổ chức chiêu đãi trọng thể chào mừng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thăm hữu nghị Việt Nam.
Hôm nay (2-3), Chủ tịch Kim Jong-un sẽ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt vòng hoa tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và dự kiến rời Việt Nam cùng ngày.
Bức ảnh rất quý
Tại Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham quan Trưng bày ảnh: Quan hệ Việt Nam - Triều Tiên, do Thông Tấn Xã Việt Nam thực hiện.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un xem triển lãm ảnh tư liệu về lịch sử quan hệ hai nước Ảnh: TTXVN
Hàng chục bức ảnh màu và đen trắng là những tư liệu quý về các chuyến thăm cấp cao, các sự kiện, hoạt động quan trọng trong quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Triều Tiên, là minh chứng sống động cho mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước gần 70 năm qua.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã dừng lại khá lâu trước bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Kim Nhật Thành tại thủ đô Bình Nhưỡng, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức lần đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Triều Tiên vào tháng 7-1957. Chủ tịch Kim Jong-un xúc động nói: "Bức ảnh rất quý!".
Dương Ngọc
Theo Nguoilaodong
Lý do tàu bọc thép của ông Kim Jong-un chỉ dừng ga Đồng Đăng Tàu bọc thép chở Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un có thể chạy về tận Gia Lâm (Hà Nội) nhưng cuối cùng ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) lại được chọn là điểm dừng. Phó TGĐ Tổng công ty Đường sắt VN Phan Quốc Anh cho biết, có nhiều lý do để tàu bọc thép của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un dừng tại...