Nga triệu Đại sứ Nhật Bản liên quan tới quần đảo tranh chấp
Ngày 9/1, Bộ Ngoại giao Nga đã triệu Đại sứ Nhật Bản tại nước này, ông Toyohisa Kozuki, để lưu ý về những phát biểu chính thức gần đây của giới chức Tokyo liên quan tới hiệp ước hòa bình với Moskva.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Bộ Ngoại giao Nga đã lưu ý những phát ngôn cho rằng Nga cần phải chuẩn bị cho các công dân nước này trước việc trao trả Nhật Bản quần đảo mà Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc, trong khi Moskva gọi là Nam Kuril, và những phát ngôn về việc bỏ qua yêu cầu bồi thường từ phía Nga.
Tuyên bố của bộ trên nhấn mạnh các phát biểu này đã xuyên tạc bản chất thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo của Nga và Nhật Bản về đẩy nhanh tiến trình đàm phán dựa trên cơ sở Tuyên bố chung năm 1956, đồng thời “đánh lạc hướng dư luận” về nội dung các cuộc đàm phán.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Nga, trong cuộc gặp Đại sứ Kozuki, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov khẳng định Moskva vẫn giữ nguyên lập trường của mình. Vấn đề hiệp ước hòa bình có thể chỉ được giải quyết trong điều kiện bầu không khí mới có chất lượng trong quan hệ Nga – Nhật Bản. Giải pháp phải được nhân dân hai nước ủng hộ và được dựa trên sự thừa nhận vô điều kiện của Tokyo đối với kết quả đầy đủ của Chiến tranh Thế giới thứ Hai, trong đó có việc thừa nhận chủ quyền của Nga đối với quần đảo trên.
Video đang HOT
Trước đó, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Asahi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh Tokyo có tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này, nhưng không có ý định trục xuất người Nga đang sinh sống tại đó. Chính phủ Nhật Bản dự định đề xuất với Nga từ bỏ các yêu sách bồi thường lẫn nhau liên quan đến 4 hòn đảo thuộc quần đảo này.
Trong hàng chục năm qua, Nga và Nhật Bản đã tìm cách tiến tới ký kết hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tuy nhiên, trở ngại chính lại liên quan tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phương Bắc.
Quần đảo này gồm 4 hòn đảo mà Nga lần lượt gọi là Iturup, Kunashir, Khabomai và Shicotan, còn Nhật Bản gọi là Etorofu, Kunashiri, Habomai và Shikotan. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ ngoại giao và thương mại song phương. Gần đây, hai nước đều thể hiện thiện chí giải quyết tranh chấp thông qua thúc đẩy các hoạt động kinh tế chung tại quần đảo trên.
Hồi tháng 11/2018, Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí đẩy nhanh các cuộc đàm phán trên cơ sở một tuyên bố chung năm 1956, theo đó Moskva đồng ý trao trả hai đảo nhỏ hơn trong nhóm đảo trên cho Tokyo sau khi một hiệp ước hòa bình được ký kết. Theo truyền thông Nga, Thủ tướng Abe dự kiến sẽ thăm nước này vào ngày 21/1 tới và tiến hành các cuộc hội đàm với Tổng thống Putin.
Theo Dương Trí (TTXVN)
Hé lộ lí do Nga quyết tâm bắt nghi phạm gián điệp Mỹ ở Moscow
Phát biểu tại cuộc họp báo ở TP Ise hôm 4/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông mong muốn sớm ký kết hiệp ước hòa bình từ Thế chiến thứ hai với Nga.
Ngày 4/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo sẽ thăm Moscow vào cuối tháng này nhằm thảo luận tiến tới ký kết hiệp ước hòa bình trong Thế chiến thứ hai với Nga.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc gặp bên lề Diễn đàn thượng đỉnh ASEAN- Nga hồi tháng 11/2018 tại Singapore.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở TP Ise cùng ngày, Thủ tướng Shinzo Abe nói rằng ông mong muốn sớm ký kết hiệp ước hòa bình từ Thế chiến thứ hai với Nga, một hiệp ước vốn bị cản trở trong nhiều thập kỷ bởi vấn đề tranh chấp chủ quyền.
Thủ tướng Abe cho biết, ông sẽ gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ 25 để thảo luận về hiệp ước hoà bình. "Tôi sẽ thăm Nga vào cuối tháng này và có ý định thúc đẩy các cuộc thảo luận hướng tới một hiệp ước hòa bình", Thủ tướng Nhật thông báo tại cuộc họp báo.
Ông Abe cũng nhấn mạnh hiệp ước hoà bình giữa Nga và Nhật Bản hoàn toàn không có tiến triển tích cực nào trong suốt hơn 70 năm qua.
Tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo hiện do Nga kiểm soát và gọi là quần đảo Nam Kuril trong khi Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc (gồm các đảo Iturup, Kunashir, Shikotan, Habomai) đã làm căng thẳng mối quan hệ Nhật Bản-Nga kể từ sau Thế chiến thứ hai.
Trong hàng chục năm qua, Nga và Nhật Bản đã tìm cách tiến tới ký kết hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trở ngại chính trong vấn đề này là tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo nói trên.
Trước đó, hôm 12/9 năm ngoái, tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông được tổ chức ở TP Vladivostok (Nga), Tổng thống Putin đã đề nghị Thủ tướng Abe ký kết hiệp ước hòa bình vô điều kiện vào cuối năm 2018 để chính thức chấm dứt tình trạng thù địch từ Thế chiến thứ hai.
Hồi tháng 11/2018, Thủ tướng Abe và Tổng thống Putin đã nhất trí đẩy nhanh các cuộc đàm phán trên cơ sở một tuyên bố chung năm 1956, theo đó Moskcow đồng ý trao trả 2 đảo nhỏ hơn trong nhóm đảo trên cho Tokyo sau khi một hiệp ước hòa bình được ký kết.
Theo Kinhtedothi
Nga và Nhật Bản tiến tới ký kết hiệp ước hòa bình Theo Russia Today, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đồng ý thiết lập khuôn khổ để tăng cường đàm phán hiệp ước hòa bình đã bị trì hoãn nhiều thập niên. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: KYODO Trong cuộc trao đổi ngắn gọn của 2 nhà lãnh đạo...