Nga triệt phá nhóm hacker REvil theo yêu cầu của Mỹ
Theo Reuters, Cơ quan An ninh nội địa Liên bang Nga ( FSB) hôm 14.1 đã bắt giữ và buộc tội các thành viên nhóm tội phạm mã độc tống tiền ( ransomware) REvil theo yêu cầu của Mỹ.
Vụ triệt phá là trường hợp hiếm hoi về sự hợp tác giữa Mỹ và Nga trong lúc hai nước đang căng thẳng về vấn đề Ukraine. Theo một quan chức cấp cao, Mỹ đã hoan nghênh việc bắt giữ, đồng thời nói thêm rằng “chúng tôi biết một trong những cá nhân bị bắt hôm nay có liên quan đến cuộc tấn công ransomware nhằm vào Colonial Pipeline mùa xuân năm ngoái”.
Tháng 5.2021, một phần mềm mã hóa tên là DarkSide, do các cộng sự của REvil phát triển, đã được sử dụng để tấn công Colonial Pipeline dẫn đến tình trạng thiếu khí đốt trên diện rộng ở Bờ Đông nước Mỹ.
Cảnh sát và FSB đã khám xét 25 địa chỉ, bắt giữ 14 người liên quan đến nhóm hacker nổi tiếng REvil
Cảnh sát và FSB đã khám xét 25 địa chỉ, bắt giữ 14 người, liệt kê các tài sản mà họ thu giữ, bao gồm 426 triệu rúp, 600.000 USD, 500.000 euro, thiết bị máy tính và 20 xe hơi sang trọng. Một tòa án ở Moscow (Nga) đã xác định được hai trong số những người đàn ông trong nhóm bị bắt giữ là Roman Muromsky và Andrei Bessonov. Hai người này sẽ bị tạm giam trong hai tháng.
FSB cho biết Nga đã trực tiếp nói với chính quyền Washington về các động thái mà họ thực hiện để chống lại nhóm này. Hiện Đại sứ quán Mỹ tại Moscow chưa đưa ra bình luận ngay lập tức. “Biện pháp điều tra dựa trên yêu cầu từ Mỹ. Nhóm tội phạm có tổ chức đã không còn tồn tại, và cơ sở hạ tầng thông tin được sử dụng cho mục đích tội phạm đã bị vô hiệu hóa”, FSB nói.
Video đang HOT
Các thành viên của nhóm đã bị buộc tội và có thể phải đối mặt với bảy năm tù. Một nguồn tin am hiểu về vụ việc cho biết những thành viên của REvil có quốc tịch Nga sẽ không bị bàn giao cho Mỹ.
Tháng 11.2021, Mỹ đã treo thưởng lên tới 10 triệu USD cho người cung cấp thông tin giúp nhận dạng hoặc tìm ra vị trí của bất kỳ ai nắm giữ vị trí chủ chốt trong nhóm REvil. Mỹ đã bị tấn công bởi một loạt các vụ nổi tiếng khi tội phạm mạng muốn tìm kiếm số tiền chuộc lớn.
Tháng 6.2021, một nguồn thạo tin nói với Reuters rằng REvil bị nghi ngờ là nhóm đứng sau cuộc tấn công ransomware nhằm vào công ty thịt lớn nhất thế giới JBS SA. Trước đây, chính quyền Washington đã nhiều lần cáo buộc nhà nước Nga có liên quan đến hoạt động độc hại trên internet, nhưng Nga đều phủ nhận.
Hacker khét tiếng từng tống tiền Apple 50 triệu USD vừa bị bắt giữ, có thể phải ngồi 100 năm tù
Đây là một thành viên thuộc REvil, băng đảng hacker khét tiếng có liên quan đến các cuộc tấn công tống tiền bằng mã độc nhằm vào các công ty, trong đó có Quanta Computer, đối tác sản xuất MacBook chính của Apple.
CNN đưa tin, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) vừa thông báo đã bắt giữ được một thành viên trong nhóm hacker REvil, băng đảng tin tặc khét tiếng có liên quan đến các cuộc tấn công tống tiền bằng mã độc (ransomware) vào các công ty khác nhau, trong đó có Quanta Computer, một trong những đối tác sản xuất MacBook chính của Apple.
Hacker bị bắt giữ có tên Yaroslav Vasinskyi mang quốc tịch Ukraine, kẻ này bị bắt tại Ba Lan vào tháng 10 và có thể sẽ bị dẫn độ sang Mỹ. Trong quá trình bắt giữ, cơ quan thực thi pháp luật Ba Lan còn thu giữ một khối tài sản lớn được cho là có liên quan đến các hoạt động của tổ chức REvil.
DOJ cho biết đã thu giữ được 6,1 triệu USD từ sàn giao dịch tiền điện tử FTX, được cho là có liên quan đến REvil. Số tiền này nằm trong tài khoản của Yevgeniy Polyanin (quốc tịch Nga), người cũng đã bị truy tố với các cáo buộc hợp tác với REvil để tấn công các mục tiêu là công ty và chính phủ. Kẻ này cũng bị Mỹ truy tố vào tháng 8, nhưng hiện tại vẫn chưa bị bắt.
Hai bản cáo trạng dài 21 và 23 trang đã được chính phủ Mỹ công bố, trong đó trình bày chi tiết các cáo buộc nhằm vào REvil bao gồm: Đột nhập vào mạng máy tính, giành quyền kiểm soát và mã hoá các dữ liệu đó của nạn nhân là các doanh nghiệp để đòi tiền chuộc.
Một người có liên quan đến tổ chức REvil đang bị FBI truy lùng
Tháng 4/2021, nhóm hacker đã yêu cầu Quanta Computer trả 50 triệu USD để giữ bí mật về các dữ liệu. Tuy nhiên, do thỏa thuận không thành công nên nhóm hacker đã yêu cầu Apple trả số tiền chuộc này.
Nhóm hacker đã đăng tải một vài ảnh chụp màn hình cho thấy bản vẽ kỹ thuật của MacBook Air và MacBook Pro kèm theo yêu cầu thanh khoản trước ngày 1/5. Nếu Apple không đáp ứng, chúng sẽ tiết lộ nhiều dữ liệu hơn sau mỗi ngày trễ giao dịch.
Hình ảnh bản vẽ MacBook Pro 2021 được nhóm hacker tiết lộ
Hình ảnh bản vẽ MacBook Pro 2021 được nhóm hacker tiết lộ
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ nói rằng Vasinskyi và Polyanin, mỗi người có thể phải đối mặt hơn 100 năm tù nếu bị kết án về tất cả các tội danh.
Hai người khác có liên quan đến băng đảng REvil cũng đã bị bắt giữ. Chính phủ Mỹ sẵn sàng bỏ ra khoảng tiền lớn để bắt các thành viên khác của REvil, đó là đưa ra phần thưởng lên tới 10 triệu USD cho những ai cung cấp thông tin các thành viên cấp cao của nhóm, và 5 triệu USD cho thông tin về những người đang tiếp tay cho REvil.
Chính phủ Mỹ sẵn sàng bỏ ra khoảng tiền lớn để bắt các thành viên khác của REvil
Việc bắt giữ và truy lùng những thành viên REvil là một phần trong công cuộc truy quét của chính phủ Mỹ chống lại các băng đảng tội phạm công nghệ cao. Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã liệt kê REvil vào danh sách những băng đảng nguy hiểm nhất, dựa trên số tiền ước tính mà những kẻ này đã lấy được từ các nạn nhân.
Chiến thắng hiếm hoi trước mã độc tống tiền Một nhóm bảo mật chạy đua để giúp các nạn nhân khôi phục dữ liệu mà không phải trả tiền chuộc cho những kẻ phát tán ransomware. Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 5. Nhà điều hành đường ống dẫn nhiên liệu hàng đầu Mỹ là Colonial Pipeline đã phải đóng toàn bộ mạng lưới vì nhiễm mã độc tống tiền. Vài tháng...