Nga triển khai tên lửa Iskander tối tân đến giữa châu Âu để đáp trả Mỹ
Nga có kế hoạch đặt các tên lửa hiện đại với khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân sâu bên trong châu Âu. Động thái này được cho là biện pháp đáp trả hệ thống phòng thủ tên lửa được Mỹ và các đồng minh NATO xây dựng.
Nga triển khai tên lửa Iskander tối tân đến giữa châu Âu
Theo nguồn tin quốc phòng Nga, vùng lãnh thổ Kaliningrad – trên biển Baltic giữa Ba Lan và Lithuania – sẽ là nơi Nga triển khai các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskander.
Crimea, được sáp nhập vào Nga từ Ukraine vào năm 2014, cũng có thể là căn cứ thứ hai để triển khai loại tên lửa này.
Theo ông Mikhail Barabanov, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST), việc triển khai Iskander tại vùng Kaliningrad chắc chắn sẽ được thực hiện và hoàn thành trước khi kết thúc năm 2019.
Video đang HOT
Tên lửa Iskander
Nga thường xuyên bị cáo buộc “thôn tính” Crimea, xâm lược ở Đông Âu và vùng Baltic. Các nhà lãnh đạo của Lithuania, Latvia và Estonia đã nhiều lần bày tỏ quan ngại rằng, Nga đang chuẩn bị một cuộc tấn công trên biển Baltic và tăng cường khả năng quân sự của mình để chống lại các mối đe dọa.
Triển khai tên lửa Iskander là động thái mới nhất nhằm hiện thực hóa tuyên bố Nga sẽ đáp trả việc Mỹ kích hoạt lá chắn tên lửa tại Romania hồi tháng trước, và lá chắn tên lửa thứ hai sẽ được triển khai ở Ba Lan vào năm 2018.
Việc triển khai tên lửa Iskander của Moscow sẽ khiến mối quan hệ giữa Nga và phương Tây vốn đã căng thẳng, lại càng thêm bế tắc, đẩy các quốc gia thành viên NATO láng giềng với Nga là Ba Lan, Litva và Estonia vào “vùng nguy hiểm”.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander được Nga cho là có đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ của Mỹ và phương Tây. Loại tên lửa này có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân, và có tầm bắn 500 km. Như vậy, tên lửa Iskander có thể bắn trúng mục tiêu xa xôi như Đông Đức, toàn bộ khu vực Baltic và Ba Lan.
Theo_An ninh thủ đô
Thổ Nhĩ Kỳ triển khai thêm tên lửa phòng không đến gần biên giới Syria
Trong một nỗ lực nhằm chống lại những đợt tấn công bằng rocket từ phía Syria, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang có kế hoạch triển khai các hệ thống tên lửa phòng không đến các tỉnh miền nam nước này.
Trong một vài tháng gần đây, các đợt pháo kích từ phía lãnh thổ Syria, được cho là do Tổ chức Nhà nước Hồi giáo, đã làm 21 dân thường Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng và hơn 80 người khác bị thương. Nhằm ngăn chặn những đợt tấn công này, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đang cân nhắc một vài chiến lược mới.
"Chúng ta cần bảo vệ tốt hợn cho lãnh thổ của mình. Các biện pháp phòng không nên được ưu tiên hơn so với việc khả năng tấn công và răn đe", một quan chức quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Thổ Nhĩ Kỳ vô cùng quan ngại việc đạn pháo bắn sang từ Syria
Hiện nay Ankara đang có kế hoạch triển khai Serhat, một hệ thống radar chống súng cối có thể kết hợp hoạt động với súng phòng không tự hành Korkut. Cả 2 đều là sản phẩm của hãng sản xuất vũ khí Aselsan, lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ.
Lựa chọn hạng nặng hơn sẽ là hệ thống pháo cơ động HIMARS của Aselsan. Ankara có kế hoạch triển khai 2 hệ thống này ở thành phố Kilis và nó sẽ hoạt động kết hợp với một phi đội máy bay không người lái cỡ nhỏ (UAV).
Ngoài ra, các khinh khí cầu do thám cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng, trong đó loại nhiều khả năng được triển khai là hệ thống dò tìm mục tiêu PTDS do Lockheed Martin của Mỹ chế tạo.
"Chúng tôi cần một hệ thống như PTDS để có thể giám sát biên giới 24/7. Aselsan có thể không đủ khả năng thực hiện toàn bộ việc bảo vệ biên giới, chúng tôi cần một nhà thầu nước ngoài", vị quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho hay.
Nếu được triển khai đồng thời, tất cả các hệ thống trên sẽ theo dõi được 70km đường biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Ngoài ra, ở nhiều khu vực ở các tỉnh Hatay, Sanliurfa, Mardin, Kilis và Gaziantep, chính quyền Ankara cũng đang có kế hoạch xây dựng một bức tường dây thép gai cao 5m.
Theo_An ninh thủ đô
Nga - Mỹ đang triển khai đầu đạn hạt nhân ở đâu? Theo tạp chí National Interest, Mỹ và Nga đang có lần lượt 1.538 và 1.735 đầu đạn hạt nhân triển khai lên các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) và máy bay ném bom chiến lược. Đối với Mỹ, theo thông tin từ bộ ngoại giao nước này, tính đến tháng...