Nga triển khai tên lửa gần biên giới liên minh, NATO tuyên bố sẽ có “phương án ứng phó”
Phát biểu trước báo giới tại Warsaw, Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết, NATO đang chuẩn bị phương án ứng phó với việc Nga triển khai tên lửa di động có khả năng mang đầu đạn hạt nhân gần biên giới của liên mình.
“Tôi có thể nói rằng sẽ có phương án ứng phó “được phối hợp kỹ càng” từ NATO”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố.
Đặc biệt, ông Jens Stoltenberg một lần nữa cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF), kêu gọi Moscow quay trở lại tuân thủ thỏa thuận.
Trong khi đó, ông Alexander Noy, thành viên Ủy ban Quốc phòng của nghị viện Đức cho rằng, Không hề có số liệu nào chứng tỏ mối đe dọa từ phía Nga nhắm vào NATO, cụ thể là các nước vùng Baltic.
“Mối đe dọa từ Nga thường xuyên xuất hiện trong các tuyên bố của chính giới phương Tây, mà nhiều nhất là chính khách các quốc gia Baltic và Ba Lan”, ông Alexander Noy.
Theo ông Alexander Noy cho biết, vài tháng trước ông đã thực hiện cuộc khảo sát lớn trong Chính phủ với câu hỏi: Liệu Nga có đe dọa các nước NATO hay không. Theo lời ông, những câu trả lời ông nhận được là không có số liệu nào thể hiện sự tồn tại mối đe dọa từ phía Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Được biết, hiệp ước INF được Mỹ và Liên Xô ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 – 5.500 km).
Ngày 1/2, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF, với cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước trong nhiều năm khi triển khai các tên lửa phóng từ mặt đất trong phạm vi bị cấm.
Nga phủ nhận mọi vi phạm, cáo buộc ngược lại Mỹ vi phạm thoả thuận. Để đáp trả, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố hôm 2/2 rằng Nga cũng đình chỉ tham gia INF.
Ngày 4/3 vừa qua, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết, Nga có thể buộc phải triển khai các tên lửa có khả năng tấn công toàn bộ lục địa châu Âu nếu Mỹ triển khai vũ khí tương tự trong khu vực.
Hoàng Yên (T/h)
Theo Doisong&phapluat
NATO tăng sức ép lên Nga?
Trụ sở đầu tiên của NATO đặt tại Baltic nhằm tăng cường năng lực quốc phòng của các quốc gia Baltic, nhằm răn đe tập thể với Nga.
Ngày 8/3, các Bộ trưởng Quốc phòng Latvia, Estonia và Đan Mạch đã gặp nhau tại căn cứ quân sự Adazi ở ngoại ô thủ đô Riga của Latvia để khai trương trụ sở của Đơn vị đa phương phía Bắc của Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Căn cứ quân sự Adazi ở ngoại ô thủ đô Riga, Latvia. Ảnh: AP
Trụ sở này đặt ra các nhiệm vụ chính gồm: lên kế hoạch phòng thủ, huấn luyện quân sự, soạn kế hoạch và điều phối các dự án chung. Bên cạnh đó là thúc đẩy sự tương thích giữa các lực lượng từ các nước tham gia và khả năng tương tác giữa các lực lượng trong các sáng kiến quốc phòng chung.
Bộ Quốc phòng Latvia nhận định, việc đặt trụ sở NATO đầu tiên ở Baltic tại Latvia cho thấy tầm quan trọng của quốc gia này. Điều này nhằm tăng cường năng lực quốc phòng của các quốc gia Baltic, góp phần vào các nỗ lực phòng thủ và răn đe tập thể của NATO thông qua bộ phận chỉ huy đặt tại vùng Baltic.
Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Artis Pabriks cho biết, mục đích chính của việc đặt trụ sở NATO ở Latvia là nhằm tăng cường an ninh tập thể cho các nước Baltic và tất cả các nước thành viên NATO nói chung.
Các sĩ quan từ các nước nòng cốt gồm Đan Mạch, Latvia và Estonia sẽ tới làm việc tại trụ sở mới này.
Đây là một minh chứng rõ ràng về tầm quan trọng của khu vực Baltic trong chiến lược tương lai gần của NATO nhằm đối phó với mối đe dọa đến từ Nga.
Các nước Baltic lo mối lo ảo đến từ Nga.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, tổ chức này đang chuẩn bị phương án ứng phó "được phối hợp kỹ càng" với việc Nga triển khai tên lửa di động có khả năng mang đầu đạn hạt nhân gần biên giới của liên minh.
NATO đang nỗ lực khoa trương lực lượng nhằm chống lại mối đe dọa "ảo".
Ngay cả nhiều quan chức các nước thành viên NATO cũng không thừa nhận mối nguy hiểm với Baltic tới từ Nga.
Chuyên gia Alexander Noy, thành viên Ủy ban Quốc phòng của nghị viện Đức cho rằng, không hề có số liệu nào chứng tỏ mối đe dọa từ phía Nga nhắm vào NATO, cụ thể là các nước vùng Baltic.
"Mối đe dọa từ Nga thường xuyên xuất hiện trong các tuyên bố của chính giới phương Tây, mà nhiều nhất là chính khách các quốc gia Baltic và Ba Lan" - ông Alexander Noy cho biết.
Vị này cho biết, vài tháng trước ông đã thực hiện cuộc khảo sát lớn trong Chính phủ với câu hỏi: Liệu Nga có đe dọa các nước NATO hay không? Theo lời ông, những câu trả lời ông nhận được là không có số liệu nào thể hiện sự tồn tại mối đe dọa từ phía Nga.
Hải Lâm
Theo Datviet
Liên hợp quốc tố cáo khủng bố 'nô dịch hóa một cách có hệ thống' phụ nữ Các nhóm thánh chiến đã "nô dịch hóa một cách có hệ thống hàng trăm nghìn phụ nữ", biến họ thành nô lệ, nạn nhân của nạn bóc lột tình dục, bắt cóc, buôn người và các tội ác khác. Trẻ em gái Afghanistan đọc sách tại một thư viện xe buýt ở Kabul. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu ngày 1/3 trong cuộc gặp...