Nga triển khai tàu ngầm hạt nhân có thể “thổi bay” New York
Tàu ngầm hạt nhân Kuzbass đang dần hoàn thành các đợt thử nghiệm trên biển và sẽ sớm trở lại thực hiện nhiệm vụ trực chiến tại Hạm đội Thái Bình Dương. Đó là thông tin vừa được văn phòng báo chí của hạm đội đưa ra hôm 11/3.
“Tàu Kuzbass đang trải qua các cuộc thử nghiệm trên biển và sẽ sớm quay trở về căn cứ đặt tại bán đảo Kamchatka. Chiếc tàu ngầm giờ đã có một hệ thống hỗ trợ thuỷ thủ mới, cũng như hệ thống liên lạc bằng radio bị động hiện đại hơn”, đại diện hạm đội Thái Bình Dương cung cấp thông tin từ sở chỉ huy của hạm đội ở thành phố Vladivostok.
Tàu ngầm Kuzbass vừa được nâng cấp ở xưởng đóng tàu Zvezda, vùng lãnh thổ Primorye. Nhằm tăng cường khả năng tàng hình, tàu được trang bị cơ chế chống rung 2 lớp. Tất cả các phần tạo ra tiếng động đều được đặt ở một cở sở có khả năng co giãn và ngăn cách bởi lớp chống sốc bằng hơi. Điều này sẽ giúp giảm nhẹ tiếng động phát ra từ các hoạt động của tàu.
Kuzbass là tàu ngầm tấn công đa nhiệm thuộc lớp Akula. Không như tàu Barracuda cùng lớp, có vỏ làm bằng titan, Kuzbass có vỏ bằng thép. Tàu ngầm năng lượng hạt nhân thế hệ thứ 3 Kuzbass đã được chạy thử ở Komsomolsk-on-Amur vào ngày 28/7/1992 và đưa vào biên chế hải quân cuối năm đó.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Akula thuộc Đề án 971 do Cục thiết kế Rubin, Nga nghiên cứu phát triển từ những năm 1980. Đây được xem là loại tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới từng được chế tạo.
Video đang HOT
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Akula có lượng giãn nước khi nổi khoảng 24.500 tấn và khi lặn là 48.000 tấn. Con số này lớn hơn gấp đôi tàu ngầm hạt nhân lớn nhất Hải quân Mỹ lớp Ohio .
Akula được biết tới là một trong những tàu ngầm chạy êm và có khả năng tấn công mạnh nhất trong số các tàu ngầm nguyên tử tấn công của Hải quân Nga nói riêng, hay trên thế giới nói chung.
Tàu ngầm lớp Akula có thiết kế đa thân, với 5 thân nằm bên trong thân chính. Tàu có tất cả 19 khoang bao gồm một khoang module được gia cố chắc chắn chứa phòng điều khiển chính và khoang thiết bị điện tử nằm ở phía trên các thân tàu, phía sau các ống phóng tên lửa.
Thiết kế của tàu cho phép nó di chuyển dưới băng và phá băng. Tàu có thể lặn sâu tối đa 400m, tốc độ đạt 12 hải lý khi nổi và 25 hải lý khi lặn. Tàu ngầm có thể hoạt động liên tục 180 ngày đêm dưới biển. Tàu biên chế 160 thành viên thủy thủ đoàn. Tàu có chiều dài 172,8 mét và chiều rộng 23,3 mét.
Các tàu ngầm hiện đại hoá lớp Akula đều được trang bị tên lửa hành trình Kalibr-PL và thuỷ lôi chạy bằng động cơ phản lực, nhằm tiêu diệt các tàu ngầm, tàu nổi, cũng như mục tiêu trên đất liền.
Hệ thống vũ khí của các tàu Project 971 gồm: 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, 4 ống phóng ngư lôi cỡ 650mm, các tên lửa phòng không tầm thấp Igla-M và các tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân RK-55 Granat với tầm bắn lên tới 3.000km.
Akula được trang bị 20 tên lửa đạn đạo, mỗi tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân. Số vũ khí này có thể tấn công đồng thời 200 mục tiêu lớn trên mặt đất với tổng diện tích 7.000km(diện tích Moscow là 1.000km), ở khoảng cách 10.000km.
Điều này có nghĩa là tàu ngầm Akula có thể bất ngờ “ thổi bay” hàng chục thành phố kiểu như New York ; và huỷ diệt một đất nước nhỏ ở châu Âu hay san bằng một nửa đất nước Afghanistan . Akula còn mạnh hơn 10 trung đoàn Topol. Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân -650 (OK-650VV).
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga triển khai thêm 2 hệ thống phòng không hiện đại bảo vệ Moscow
Ngày 8-3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, thêm 2 hệ thống phòng không hiện đại Pantsir-S hiện đã được đưa vào trực chiến ở ngoại ô Moscow để bảo vệ thủ đô của nước Nga đối phó các cuộc tấn công bằng tên lửa.
Hồi tháng 2-2015, các hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S đã được triển khai tới một căn cứ thường trực ở khu vực Moscow sau các cuộc diễn tập thực binh hỏa lực thành công tại thao trường Ashuluk ở khu vực Astrakhan, miền nam nước Nga.
Theo một tuyên bố trên trang website của Bộ Quốc phòng Nga, tính đến nay, có tổng số 5 trung đoàn phòng không trang bị các hệ thống Pantsir-S đã được đưa vào trực chiến đảm bảo nhiệm vụ phòng không tại Moscow.
Hệ thống phòng không Pantsir-S được tích hợp trên xe tải
Dự kiến, một hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S nữa sẽ được đưa vào trực chiến ở ngoại ô Moscow vào cuối năm nay, trong một động thái nhằm hiện đại hóa các lực lượng hàng không vũ trụ Nga.
Pantsir-S là một hệ thống tên lửa/pháo phòng không tầm ngắn tự hành của Nga, lần đầu được biên chế cho các lực lượng vũ trang nước này vào năm 2012 và sẽ dần dần thay thế hệ thống vũ khí chống máy bay tự hành Tunguska.
Pantsir-S (NATO định danh là SA-22 Greyhound), do Cục thiết kế chế tạo máy KBP của Nga phát triển, được tích hợp vũ khí chính gồm 2 pháo cao tốc 2A38M 30mm và 12 tên lửa phòng không tầm thấp 57E6.
Pantsir-S được thiết kế với mục đích chính để bảo vệ các mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300 và S-400.
Theo_An ninh thủ đô
Tàu ngầm hạt nhân Tula Nga mang theo gì ngày trở lại? Tàu ngầm hạt nhân K-114 Tula sẽ trở lại Hạm đội phương Bắc trong năm nay với hệ thống tên lửa liên lục địa mạnh hơn trước đây, tầm bắn lên tới 11-12.000km. Theo văn phòng báo chí nhà máy đóng tàu Zvyozdochka ở Severodvinsk, Bắc nước Nga, tàu ngầm hạt nhân K-114 Tula sẽ trở lại biên chế Hạm đội Biển Bắc...