Nga triển khai oanh tạc cơ Tu-22M3 tới Crimea đáp trả Mỹ
Nga cho rằng Mỹ bố trí hệ thống phóng tên lửa MK-41 ở Romania đã trở thành “thách thức nghiêm trọng” cho Nga.
Nga đã điều các máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 và hệ thống tên lửa Iskander tới bán đảo Crimea nhằm đối phó với lá chắn tên lửa Mỹ triển khai ở Romania.
Theo hãng tin RT, ông Viktor Bondarev- người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga, cho hay việc Mỹ bố trí hệ thống phóng tên lửa MK-41 ở Romania đã trở thành “thách thức nghiêm trọng” cho Nga.
Video đang HOT
Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Nga. Ảnh: SPUTNIK
Ông nói, nhưng Nga hiện giờ đã tìm ra được cách đáp trả thỏa đá ng với việcBộ Quốc phòng Nga quyết định triển khai phi đội máy bay ném bom chiếc lược Tu-22M3 có khả năng mang tên lửa tầm xa tại căn cứ không quân ở thị trấn Gvardeysk thuộc bán đảo Crimea.
Ngoài ra, các hệ thống tên lửa tối tân của Nga gồm S-300, S-400, Buk-M2, Pantsir-1 và hai bản hoán cải của tên lửa đạn đạo chiến thuật (có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân) Iskander cũng được bố trí trên bán đảo Crimea, ông Bondarev cho biết thêm.
Máy bay ném bom Tu-22M3 ở Crimea sẽ được hiện đại hóa và trang bị vũ khí mới trong vài năm tới. Điều này cho phép máy bay Tu-22M3 mang đầu đạn tới bất kỳ đâu ở châu Âu, hạ gục mọi cơ sở phòng thủ của kẻ thù, theo ông Bondarev – người từng là Tư lệnh Không quân Nga năm 2012-2015.
Mỹ đã triển khai lá chắn tên lửa ở Romania năm 2016 và trong cùng năm bắt đầu xây dựng một cơ sở lá chắn tên lửa khác ở Ba Lan. Washington tuyên bố nước này cần phải đối phó tên lửa đạn đạo do Iran và Triều Tiên triển khai, tuy nhiên Nga mô tả những bước đi này của Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia Nga.
Moscow khẳng định bệ phóng tên lửa MK-41 ở Romania có thể được sử dụng để phóng tên lửa hành trình tầm trung Tomahawk, tên lửa bị cấm trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Hồi tháng 2, Mỹ thông báo đơn phương rút khỏi INF, khiến Nga cũng đưa ra quyết định tương tự đình chỉ hiệp ước song phương này. Washington nhiều lần đổ lỗi Nga vi phạm thỏa thuận vì nước này phát triển tên lửa hành trình 9M729 – bản sửa đổi từ loại dùng cho hệ thống Iskander-M.
Nga phủ nhận cáo buộc, nói các tuyên bố của Mỹ nhằm mục đích đánh lạc hướng dư luận việc Mỹ không tuân thủ hiệp ước.
Theo PLO
Nga tuyên bố sẽ đảm bảo cân bằng trong phạm vi INF
Nga sẽ không triển khai tên lửa ở khu vực thuộc châu Âu của Nga chừng nào Mỹ không triển khai các cơ sở ở châu Âu. Đây là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko ngày 16/3.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo "Các vấn đề quốc tế" (International Affairs) của Nga, Thứ trưởng Grushko nêu rõ Moskva sẵn sàng thực hiện các biện pháp đáp trả cần thiết để đảm bảo sự cân bằng trong phạm vi liên quan đến hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) song sẽ không triển khai tên lửa ở khu vực thuộc châu Âu của Nga chừng nào Washington không triển khai các cơ sở ở châu Âu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng kêu gọi các nước châu Âu ngăn cản Washington triển khai tên lửa ở châu Âu. Ông cảnh báo các nước này về khả năng Mỹ sẽ tiến hành chuyên chế quân sự và chi phối địa chính trị các nước này.
INF được Mỹ và Liên Xô ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km). Hôm 2/2, Mỹ đã chính thức đình chỉ các nghĩa vụ của nước này trong hiệp ước INF, khởi động tiến trình rút khỏi hiệp ước này kéo dài 6 tháng. Đáp trả động thái của Mỹ, Nga cũng đã đình chỉ các nghĩa vụ của họ trong hiệp ước này. Các động thái của hai cường quốc quân sự làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Âu.
Đài Trang (TTXVN)
Theo Tintuc
Đức muốn đưa Trung Quốc vào Hiệp ước tên lửa INF Đức nói Nga nên đưa Trung Quốc gia nhập Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), trước nguy cơ đe dọa từ tên lửa Trung Quốc trong một nỗ lực cuối cùng cứu lấy thỏa thuận bị Mỹ tẩy chay này. Hệ thống tên lửa hạt nhân trong một lễ diễu binh tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc....