Nga triển khai loạt máy bay ném bom, tuần dương hạm mới
Lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga vừa tiếp nhận 10 máy bay ném bom chiến lược tối tân Tu-160, Tu-95 và Tu-22, trong khi đó, Hải quân nước này cũng tiếp nhận 2 tuần dương hạm tên lửa chiến lược mới.
“Chúng tôi đã tiếp nhận các loại vũ khí, tên lửa mới….Hải quân Nga đã tiếp nhận 2 tàu tuần dương tên lửa chiến lược mới là tàu Alexander Nevsky và tàu Vladimir Monamakh, trong khi đó, lực lượng hạt nhân chiến lược thì tiếp nhận 10 máy bay ném bom chiến lược hiện đại gồm Tu-160, Tu-95 và Tu-22″, ông Gerasimov nói.
Vào tháng 12/2015 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga sẽ phải tăng cường sức mạnh của lực lượng hạt nhân.
Sau tuyên bố trên của Tổng thống Putin, oonh Gerasimov đã khẳng định rằng, duy trì và đẩy mạnh lực lượng hạt nhân sẽ là một ưu tiên hàng đầu của Lực lượng Vũ trang Nga trong năm 2016.
Đan Khanh (theo RIA)
Theo_VnMedi
Video đang HOT
Nga đưa tuần dương hạm "khủng" tới Syria
Tàu tuần dương Moskva sẽ tham gia các chiến dịch chống chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) của Nga. Thông tin trên vừa được Trưởng phòng phụ trách báo chí của Quân khu phía Đông (Nga) - ông Roman Martov đưa ra hôm qua (3/1).
Ông Roman Martov cho biết, tàu tuần dương Varyag thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã vượt qua kênh đào Suez và đã tiến vào Địa Trung Hải nhằm thực hiện sứ mệnh quân sự tại khu vực.
Trước đó, hồi tháng 12/2015, hãng tin Tass đã tiết lộ, tàu Varyag chuẩn bị được điều đến Syria để thay thế tàu tuần dương Moskva.
Còn hồi cuối tháng 11/2015, sau khi không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga, tàu Moskva trang bị hệ thống phòng không Fort (giống S-300) đã được triển khai đến ngoài khơi bờ biển Latakia của Syria nhằm thực hiện sứ mệnh bảo vệ không phận.
Ngày 30/9, Nga đã khởi động chiến dịch không kích tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria theo yêu cầu chính thức của Tổng thống Syria - Bashar al-Assad.
Ban đầu, nhóm không quân của Nga tham gia cuộc không kích này chỉ bao gồm 50 chiến đấu cơ và trực thăng, trong đó có Su-34, Su-24M, Su-25, Su-30, Mi-8 và máy bay ném bom Mi-24.
Sau đó, Nga tiếp tục triển khai thêm 12 máy bay ném bom và chiến đấu cơ tới mặt trận này. Theo đó, tổng cộng có 69 chiến đấu cơ Nga tham gia không kích tại Syria.
Tiếp đến, ngày 17/11, chiến dịch được đẩy mạnh với sự góp mặt của máy bay ném bom Tu-160, Tu-95MS và Tu-22M3 và các tàu chiến thuộc Hải quân Nga.
Trước đó, Đô đốc Viktor Chirkov của hạm đội Thái Bình Dương cho biết, Nga lên kế hoạch tăng cường sự hiện diện tại Địa Trung Hải, đặc biệt là khu vực duyên hải Syria và đảm bảo số tàu chiến hoạt động tại đây là 10 chiếc.
Moskva là tàu đầu tiên thuộc lớp Slava được đóng từ năm 1976 tại nhà máy đóng tàu Kommunara ở Nikolayev. Được hạ thủy năm 1979 và chính thức được gia nhập biên chế hải quân ngày 30/1/1983, Slava nhanh chóng trở thành ngôi sao của hải quân Liên Xô. Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Nga đã được thừa kế loại tuần dương hạm khủng này.
Tuần dương hạm này có lượng giãn nước tiêu chuẩn 9.800 tấn, đầy tải 11.490 tấn; chiều dài 186,4m, rộng 20,8m, cao 8,4m; biên chế 485 người, trong đó có 38 sĩ quan. Moskva sử dụng 4 động cơ turbin khí, 2 trục đẩy, công suất 130.000Hp (95.600 KWT), đảm bảo cho tàu đạt vận tốc tối đa 32 hải lý/h, phạm vi hành trình 7.500 hải lý (tương đương 13.200km), với tốc độ 18 hải lý/h. Tàu có khả năng mang theo 1 trực thăng săn ngầm Ka-25/27/28.
Moskva có thể phối hợp với các tuần dương hạm động cơ hạt nhân lớp Kirov, để đảm nhận nhiệm vụ cảnh giới, hộ tống hạm đội, hoặc phối hợp với các biên đội tàu mặt nước khác, tấn công các hàng không mẫu hạm và tàu đổ bộ cỡ lớn, phá hoại các tuyến giao thông trên biển và chi viện hỏa lực đối bờ. Khi được trang bị các đầu đạn hạt nhân, sức tấn công của Moskva sẽ được nâng cao rất mạnh, là một phương tiện răn đe hạt nhân cấp chiến thuật cực kỳ hữu hiệu.
Về khí tài, Moskva được trang bị 16 quả tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa P-500 Bazalt (NATO gọi là SS-N-12 "Sandbox"). Hệ thống phóng của nó được bố trí ở phần đầu tàu, bên trái 4 cụm, bên phải 4 cụm (mỗi cụm 2 ống phóng). Hiện nay P-500 và phiên bản nâng cấp của nó là P-1000 với tầm bắn 700km được coi là một trong những vũ khí tàu sân bay hiệu quả nhất thế giới hiện nay.
Về vũ khí phòng không, tàu được trang bị chủ yếu là 64 quả tên lửa hạm đối không tầm xa S-300F (SA-N-6 Grumble), là phiên bản trên hạm của tên lửa phòng không mặt đất S-300PMU.
Về vũ khí chống ngầm, Moskva được trang bị 2 cụm, mỗi cụm 5 ống phóng ngư lôi 533mm và 2 cụm, mỗi cụm 6 ống phóng tên lửa săn ngầm nước sâu RBU6000 có tầm bắn 6km (48 quả). Ngoài ra, Moskva còn được trang bị 8 cụm 10 ống phóng tên lửa nhử mồi PK-10 và 2 cụm 2 ống phóng tên lửa nhử mồi PK-2.
Tàu được trang bị nhiều loại radar tối tân như radar tìm kiếm 3D đối không Voskhod MR-800 (Top Pair), radar điều khiển Front Door điều khiển tên lửa P-500 Bazalt, radar Top Dome điều khiển tên lửa hạm đối không tầm xa S-300F radar Bass Tilt điều khiển pháo bắn nhanh AK-650 cỡ nòng 30mm, làm việc ở dải tần H/I-band; radar Kite Screech điều khiển pháo hạm 2 nòng 130mm, làm việc ở dải tần H/I/K-band.
Với kho vũ khí chống hạm và phòng không cực kỳ uy lực, đồng thời khả năng chống ngầm và đánh chặn tên lửa rất mạnh, tuần dương hạm Moscow có khả năng đảm nhận hầu như toàn bộ các nhiệm vụ tác chiến, trong đó các tàu sân bay là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Tuần dương hạm này của Nga hiện là "sát thủ" săn tàu sân bay hiệu quả nhất thế giới.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Top vũ khí tối tân nổi bật năm 2015 của QĐ Nga Xe tăng Armata, máy bay Tu-160, tàu ngầm Borei...là những vũ khí tối tân nổi bật nhất năm 2015 của Quân đội Nga. Theo Bộ Quốc phòng Nga, năm 2015 được xem là cột mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa Quân đội Nga với quy mô chưa từng có kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Với việc đưa...