Nga triển khai “kẻ hủy diệt” đến Bắc Cực vì hòa bình
Bộ Quốc phòng Nga sẽ triển khai thêm 5 chiếc trực thăng Mi8AMTShVA tới làm nhiệm vụ ở Bắc Cực.
TASS dẫn nguồn từ Tập đoàn Trực thăng Nga cho biết: “Theo một hợp đồng ký giữa Bộ Quốc phòng với tập đoàn, chúng tôi sẽ cung cấp thêm 5 máy bay trực thăng Mi-8AMTSh-VA cho Bộ Quốc phòng Nga trong giai đoạn từ nay đến năm 2017″.
Hợp đồng cung cấp các máy bay trực thăng nói trên cho lực lượng quân đội Nga đóng ở Bắc Cực là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa năng lực quốc phòng của các lực lượng Nga.
Theo thông tin được kỹ sư trưởng của Tập đoàn Trực thăng Nga, Sergey Solomin: “Để làm ấm cabin của máy bay trực thăng khi hoạt động tại Bắc Cực, công nghệ được áp dụng trong các tàu vũ trụ sẽ được đưa vào sử dụng “.
Trực thăng Mi-8AMTSh-VA lần đầu cất cánh.
Ngoài ra, phiên bản Bắc Cực của loại trực thăng này sử dụng càng trượt tuyết để đảm bảo cho việc hạ cánh trên tuyết và vùng đầm lầy. Trực thăng sẽ có được thiết bị tạo lực mạnh hơn, cho phép tiếp tục cất cánh ngay cả khi một trong hai động cơ ngừng hoạt động.
Mi-8 được trang bị động cơ tuốc bin trục và cánh quạt đuôi mạn trái. Mi-8 có chiều dài 5,34m; rộng 2,34m và cao 1,8m với phi hành đoàn 3 người; trọng lượng cất cánh tối đa 13 tấn, trong đó khoang chở hàng có sức chứa 4.000 kg.
Trong trường hợp chở quân, khoang phía sau máy bay có 12 ghế ngồi cho binh sỹ hoặc một giường bệnh khi làm nhiệm vụ cứu thương binh. Trong những trường hợp tác chiến khác nhau, Mi-8 có thể mang tên lửa không đối không Igla-V AMM, hoặc tên lửa không đối đất Shturm-V và 4 dàn phóng rocket B8V20.
Ngoài những vũ khí tấn công cơ bản, Mi-8 còn trang bị một súng máy tự động 2 nòng GSh-23L 23mm, 02 súng máy tự động 7,62mm PKT đặt ở cửa máy bay và 06 súng trường tấn công AKS-74U gắn bên cạnh cửa sổ.
Video đang HOT
Trang Sputnik dẫn tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, việc Moskva gia tăng phương tiện quân sự tại Bắc Cực không gì khác là vì mục đích hòa bình nói chung.
Bắc Cực là một môi trường hoạt động vô cùng nguy hiểm, và Nga – giống như tất cả các quốc gia Bắc Cực – dựa vào các lực lượng quân sự để thực hiện các hoạt động phi quân sự khác, bởi vì các lực lượng vũ trang có tổ chức và được huấn luyện để xử lý những rủi ro này.
Tuyến bờ biển phía Bắc kéo dài 4.800 km dọc theo bờ biển Siberia giữa Barents và Bering, nơi thiếu các trung tâm dân cư, cơ sở hạ tầng. Cùng với việc tăng cường lực lượng quân sự, Nga đang gia tăng sự hiện diện để bảo vệ bờ biển của mình trong khu vực.
Nâng cao nhận thức và năng lực điều hành chắc chắn có tác động đến vấn đề an ninh, mặc dù chủ yếu là phòng thủ. Nhưng tăng cường các khả năng cũng rất quan trọng nhằm ngăn ngừa các hoạt động tội phạm (chẳng hạn như cướp biển).
Nhưng quan trọng hơn, sự hiện diện quân đội ở Bắc cực là cần thiết để cung cấp khả năng tìm kiếm và cứu hộ vì sự phát triển của giao thông vận tải trên các tuyến đường biển Bắc còn hạn chế và nguy cơ các tàu du lịch bị mắc kẹt là rất cao.
Việc tăng cường lực lượng quân sự của Nga ở Bắc Cực trong những năm gần đây đã gây ra nhiều mối lo ngại ở phương Tây, nhưng hành động này thực chất không phải là một mối đe dọa đối với NATO, đặc biệt là Mỹ.
Nga có quyền giám sát và bảo vệ lãnh thổ của mình, ngăn ngừa tội phạm và cung cấp sự hỗ trợ khi cần thiết, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Mỹ Đức
Theo_Báo Đất Việt
"Kẻ hủy diệt máy bay trực thăng" Nhật Bản cập cảng Subic
Ise được mô tả là "kẻ hủy diệt máy bay trực thăng", cập cảng Subic khi đang làm nhiệm vụ "huấn luyện di chuyển".
Tờ Japan Times ngày 26/4 đưa tin cho biết, tàu khu trục Ise của Nhật Bản đã tới vịnh Subic, đảo Luzon, Philippines trong chuyến thăm ba ngày.
Khu trục hạm chở trực thăng của ủa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã vào vịnh Subic sau cuộc tập trận trong khu vực Sumatra, Indonesia.
viết miêu tả ảnh vào đây
"Chúng tôi muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Philippines", Masaki Takada, thuyền trưởng tàu Ise, cho biết.
Đây là lần thứ hai trong vòng ba tuần tàu Nhật Bản vào vịnh Subic, một căn cứ quân sự của Hải quân Mỹ nằm cách bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc đang kiểm soát, khoảng 200 km.
Bãi cạn Scarborough là tâm điểm tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn từ Philippines trong năm 2012 và thường xuyên triển khai tàu hải cảnh tới khu vực.
Theo hãng tin Kyodo, mục đích của chuyến thăm là nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước và củng cố nỗ lực cân bằng sự mở rộng hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, góp phần củng cố an ninh và hòa bình cho khu vực.
Tờ Japan Times cũng nhấn mạnh rằng chuyến thăm vịnh Subic là một dấu hiệu cho thấy có sự củng cố quan hệ an ninh giữa hai cựu thù trong Thế chiến II.
Căng thẳng ở Biển Đông, nơi 1/3 lượng dầu thế giới được vận chuyển qua, đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây kể từ khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động cải tạo (trái phép) các rạn san hô và đảo đá thành các tiền đồn quân sự.
Khu trục hạm Ise tại vịnh Subic. Ảnh getty images
Ise được mô tả là "kẻ hủy diệt máy bay trực thăng", cập cảng Subic khi đang làm nhiệm vụ "huấn luyện di chuyển".
Thuyền trưởng Takada đã từ chối trả lời câu hỏi liệu tàu Ise đã liên lạc với các tàu Hải quân Trung Quốc trong chuyến đi của mình.
Philippines, một đồng minh an ninh của Mỹ, trong những năm gần đây đã tìm cách tăng cường quan hệ với Nhật Bản trong bối cảnh hai nước đều có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.
Trong khi Philippines và Trung Quốc cùng có tuyên bố chủ quyền đối với một số khu vực ở Biển Đông, Nhật Bản và Trung Quốc cũng cùng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo kiểm soát.
Trong tháng hai, Nhật Bản đã đồng ý cung cấp cho Philippines các phần cứng quân sự, mà các quan chức Tokyo cho biết có thể bao gồm các máy bay trinh sát chống tàu ngầm và công nghệ radar.
"Chuyến thăm này sẽ tiếp tục tăng cường mối quan hệ của chúng tôi với họ. Chúng tôi đã có một mối quan hệ mạnh mẽ với họ, nhưng chúng tôi muốn nâng cao điều đó", chỉ huy lực lượng Hải quân Philippines, Samuel Felix, nói với các phóng viên.
Sau chuyến thăm Philippines, được thiết kế để tăng cường hợp tác quân sự song phương, tàu Ise sẽ đến Brunei và Singapore.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Nga triển khai "binh hùng tướng mạnh" tới Bắc Cực Phó tư lệnh Lực lượng Phòng không Vũ trụ Nga cho biết, nước này đã triển khai các hệ thống tên lửa/pháo phòng không PantsirS1 và có kế hoạch triển khai máy bay đánh chặn MiG-31 tại Bắc Cực. Thiếu tướng Kirill Makarov nói với đài phát thanh Nga rằng: "Chúng tôi đã triển khai 3 hệ thống phòng không Pantsir và có...